Nam Định: Người lưu giữ nét đẹp truyền thống trong lòng phố cổ Thành Nam

Vũ Mừng |

Nam Định - Mỗi dịp Tết Trung thu cận kề, những điệu múa lân, sư tử vẫn luôn được các em nhỏ háo hức đón nhận… Xuất phát từ suy nghĩ đó, ông Trần Anh Phong, một trong số những người dân hiếm hoi của phố cổ Nam Định, vẫn miệt mài giữ nghề làm đầu lân, sư tử truyền thống.

 
Nằm trong trung tâm TP.Nam Định, vị trí của phố Hai Bà Trưng ngày hôm nay chính là những tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Đàn, Hàng rượu, Hàng Thêu nức tiếng của đất Thành Nam khi xưa. Trong đó, dáng dấp của một Hàng Thêu sầm uất vẫn còn ẩn hiện qua những cửa hiệu may vá, thêu thùa dưới những nếp nhà cổ.
 
Trên con phố nhiều dấu ấn lịch sử ấy, ông Trần Anh Phong được biết đến là người có nghề gia truyền làm đầu lân, sư tử đẹp và độc đáo, với tay nghề đã “thử lửa” qua 4 thế hệ.
 
Những ngày này, khi tết Trung thu đang đến gần, ngoài những đại lý đến lấy hàng thì người dân trong phố, hay dưới các huyện cũng biết tiếng, đến tận nhà để đặt đầu lân cho thôn, tổ dân phố. Do vậy, công việc làm đầu lân, sư tử của gia đình ông Phong dù đã chuẩn bị từ nhiều tháng trước cũng vẫn tất bật suốt ngày đêm. Những chiếc đầu lân cũng được xếp đầy, sáng rực cả một góc nhà.
 
Để hoàn thiện một bộ đầu lân sư tử phải trải qua rất nhiều công đoạn như lên khung, may vải, làm mắt, trang trí…
 
Khung là phần cốt lõi của đầu lân sư tử, phải đảm bảo 2 yếu tố tiên quyết, nhẹ và chắc chắn, bên cạnh đó quá trình lên khung cũng là quá trình định hình về hình dáng của đầu lân.
 
Khung đầu lân thường được chế tác bằng tre, cật tre già được vót mỏng, phơi khô, rồi lại luộc qua bằng nước muối cho thật dẻo.
 
Người làm khung vừa phải khéo tay, vừa có kỹ năng tốt để uốn nắn các thanh tre, không có khuôn như hình thức tạo đầu lân bằng đắp giầy bồi trực tiếp vào khuôn đúc.

 
Vài chục năm trước, đầu lân, sư tử quét sơn rất hút hàng nhưng vài năm trở lại đây sản phẩm này đòi hỏi sự tìm tòi nghiên cứu công phu, tỉ mỉ hơn như dán giấy thiếc, vải kim sa, lông vũ, mắt lân… mới thu hút được khách.
 
Là những người hiếm hoi trong phố cổ Nam Định còn bám trụ với nghề, nên năm nào vào dịp Trung thu cơ sở sản xuất của ông Phong cũng được đón những vị khách từ các huyện và tỉnh thành lân cận tìm tới mua hàng. Ông Phong lý giải: Mỗi chiếc đầu lân, sư tử này đều được làm thủ công nên chúng đều không hề giống y đúc nhau. Giá cả cũng hợp lý nên bán rất chạy.

 
Dù đã sắp bước vào độ tuổi gần 60, nhưng ông Trần Anh Phong vẫn miệt mài, cần mẫn với nghề làm đầu lân sư tử truyền thống. Niềm đam mê cùng sự sáng tạo đã giúp ông tạo ra những sản phẩm đủ sức cạnh tranh với thị trường. Những đầu lân, sư tử luôn toát lên vẻ uy nghi, "hồn vía" của linh vật sống động, đây là nét đặc trưng riêng, độc đáo của sản phẩm đầu lân sư tử của gia đình ông Phong so với các nơi khác.
 
Ông Phong tâm sự, mặc dù những người đang gìn giữ nghề làm đồ chơi dân gian truyền thống không còn nhiều, nhưng tôi tin sự miệt mài, tâm huyết của người làm nghề sẽ góp phần lưu giữ nét tinh hoa trong Tết trung thu. Để vẫn còn đó nét trung thu cổ truyền…

Vũ Mừng
TIN LIÊN QUAN

Nam Định: Giải tỏa dãy ki-ot "nhạy cảm" ven bãi biển Quất Lâm

VŨ MỪNG - TRUNG DU |

Nam Định - Ngày 23.8, chính quyền thị trấn Quất Lâm tiếp tục triển khai kế hoạch, lộ trình của UBND huyện Giao Thủy về việc giải tỏa ki-ot của các hộ kinh doanh sau khi hết hạn thuê đất tại khu vực ven bãi biển Quất Lâm.

Đi tìm món đồ chơi Trung Thu sắp “tuyệt chủng” ở Nam Định

Vũ Mừng |

Nam Định - Trống bỏi từng là món đồ chơi Trung thu không thể thiếu trong ký ức của biết bao trẻ em miền Bắc một thời… Thế nhưng, ngày hôm nay trên chính “quê hương” của món đồ chơi giản dị ấy, tại làng nghề Báo Đáp xã Hồng Quang (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) chỉ còn duy nhất ông Nguyễn Đức Hưởng vẫn tiếp nối và duy trì nghề làm trống.

Nam Định: Ngôi làng của những “kỳ hoa, dị thảo”

Vũ Mừng |

Nam Định - Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Nam Định: Giải tỏa dãy ki-ot "nhạy cảm" ven bãi biển Quất Lâm

VŨ MỪNG - TRUNG DU |

Nam Định - Ngày 23.8, chính quyền thị trấn Quất Lâm tiếp tục triển khai kế hoạch, lộ trình của UBND huyện Giao Thủy về việc giải tỏa ki-ot của các hộ kinh doanh sau khi hết hạn thuê đất tại khu vực ven bãi biển Quất Lâm.

Đi tìm món đồ chơi Trung Thu sắp “tuyệt chủng” ở Nam Định

Vũ Mừng |

Nam Định - Trống bỏi từng là món đồ chơi Trung thu không thể thiếu trong ký ức của biết bao trẻ em miền Bắc một thời… Thế nhưng, ngày hôm nay trên chính “quê hương” của món đồ chơi giản dị ấy, tại làng nghề Báo Đáp xã Hồng Quang (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) chỉ còn duy nhất ông Nguyễn Đức Hưởng vẫn tiếp nối và duy trì nghề làm trống.

Nam Định: Ngôi làng của những “kỳ hoa, dị thảo”

Vũ Mừng |

Nam Định - Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…