Mưu sinh dưới đáy sông

PHI LONG - HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH - Đúng như tên của mình, thị trấn Quán Hàu (huyện Quảng Ninh) là nơi có nhiều người mưu sinh bằng nghề lặn hàu ở dưới đáy sông Nhật Lệ.

Thị trấn Quán Hàu từ lâu đã nổi tiếng với nghề lặn hàu và những sản phẩm mang thương hiệu hàu. Ảnh: H.L
Thị trấn Quán Hàu từ lâu đã nổi tiếng với nghề lặn hàu và những sản phẩm mang thương hiệu hàu. Ảnh: H.L
Để chuẩn bị cho chuyến lặn hàu, những thợ lặn chuẩn bị cho mình một máy thở oxy gắn ống thở dài lên đến gần 10m, kính lặn, quần áo bảo hộ…và đặc biệt là một dây chì nặng gần 15kg đeo trên người để giúp họ có thể di chuyển dưới đáy sông mà không bị nổi lên. Khu vực các thợ lặn khai thác hàu ở sông Nhật Lệ thường sâu từ 4 – 5m, nhiều người thường bị ù tai và đau nhức đầu sau khi lặn lên do áp suất nước. Ảnh: H.L
Để chuẩn bị cho chuyến lặn hàu, những thợ lặn chuẩn bị cho mình một máy thở oxy gắn ống thở dài lên đến gần 10m, kính lặn, quần áo bảo hộ… và đặc biệt là một dây chì nặng gần 15kg đeo trên người để giúp họ có thể di chuyển dưới đáy sông mà không bị nổi lên. Khu vực các thợ lặn khai thác hàu ở sông Nhật Lệ thường sâu từ 4 – 5m, nhiều người thường bị ù tai và đau nhức đầu sau khi lặn lên do áp suất nước. Ảnh: H.L
Ngày trước, người dân thường dùng các gậy dày có gắn cào sắt để cào hàu từ đáy sông, tuy nhiên cách khai thác tận diệt này đã khiến cho số lượng hàu giảm mạnh, nghề cào hàu cũng dần biến mất. Ngày nay để khai thác hàu, người dân chỉ còn cách lặn xuống đáy sông để nạy hàu ra khỏi đá. Ảnh: H.L
Trước kia, người dân thường dùng các gậy dày có gắn cào sắt để cào hàu từ đáy sông, tuy nhiên cách khai thác tận diệt này đã khiến cho số lượng hàu giảm mạnh, nghề cào hàu cũng dần biến mất. Ngày nay để khai thác hàu, người dân chỉ còn cách lặn xuống đáy sông để nạy hàu ra khỏi đá. Ảnh: H.L
Từ 7h sáng, trên dòng Nhật Lệ, nhiều chiếc thuyền không người lái vẫn di chuyển giữa sông, đó là do những người lặn hàu đang lặn dưới đáy sông để nạy những con hàu bám vào các lèn đá. Chiếc ống thở và dây cố định từ những người lặn hàu kéo theo cả con thuyền di chuyển.  Ảnh: H.L
Từ 7h sáng, trên dòng Nhật Lệ, nhiều chiếc thuyền không người lái vẫn di chuyển giữa sông, đó là do những người lặn hàu đang lặn dưới đáy sông để cạy những con hàu bám vào các lèn đá. Chiếc ống thở và dây cố định từ những người lặn hàu kéo theo cả con thuyền di chuyển. Ảnh: H.L
Thông thường, một ngày khai thác hàu của các thợ lặn sẽ bắt đầu từ 7h sáng cho đến tận 1 – 2h chiều, khi chiếc thuyền đã đầy ắp hàu, các thợ lặn sẽ quay trở về nhà để nghỉ ngơi. Ảnh: H.L
Thông thường, một ngày khai thác hàu của các thợ lặn sẽ bắt đầu từ 7h sáng cho đến tận 1 – 2h chiều, khi chiếc thuyền đã đầy ắp hàu, các thợ lặn sẽ quay trở về nhà để nghỉ ngơi. Ảnh: H.L
Đa số các thợ lặn hàu ở đây đều đi khai thác một mình, vào mùa cao điểm, khi đi khai thác ở gần cửa biển thì sẽ thuê thêm người để cùng đi khai thác. Ảnh: H.L
Đa số các thợ lặn hàu ở đây đều đi khai thác một mình, vào mùa cao điểm, khi đi khai thác ở gần cửa biển thì sẽ thuê thêm người để cùng đi khai thác. Ảnh: H.L
Những con hàu sau đó sẽ được người nhà các thợ lặn nạy ra để lấy ruột, hoặc bán trực tiếp những con hàu vỏ cho người có nhu cầu. Ảnh: H.L
Những con hàu sau đó sẽ được người nhà các thợ lặn nạy ra để lấy ruột, hoặc bán trực tiếp những con hàu vỏ cho người có nhu cầu. Ảnh: H.L
Nguy hiểm là thế, nhưng nghề lặn hàu vẫn được truyền từ đời này sang đời khác. Ông Hoàng Minh Thọ (SN 1975, trú tại thị trấn Quán Hàu) cho biết, con trai ông dù đang học trung học cơ sở, nhưng cũng đã nhiều lần cùng ông đi lặn hàu và tỏ ra vô cùng thích thú với nghề sông nước này.
Nguy hiểm là thế, nhưng nghề lặn hàu vẫn được truyền từ đời này sang đời khác. Ông Hoàng Minh Thọ (SN 1975, trú tại thị trấn Quán Hàu) cho biết, con trai ông dù đang học trung học cơ sở, nhưng cũng đã nhiều lần cùng ông đi lặn hàu và tỏ ra rất thích thú với nghề sông nước này.
PHI LONG - HỮU LIỀU
TIN LIÊN QUAN

Cách mưu sinh của lao động đã nghỉ hưu

QUANG TRƯỜNG |

Như một thói quen, cứ đúng 4 giờ sáng, ông Chín Hoàng (Nguyễn Văn Hoàng, 63 tuổi, ngụ quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) thức dậy. Sợ phá giấc ngủ ngon của con cái và cháu nội, ông nhẹ nhàng cầm cây đèn pin ra chòi lá phía sau hè, đổ sẵn lúa vào mấy cái máng đặt dưới gốc cây để đám gà, vịt ăn cả ngày; sau đó vệ sinh cá nhân rồi di chuyển đến trường tiểu học, bắt đầu ngày làm việc mới của một nhân viên bảo vệ.

Người lao động tự do chật vật mưu sinh mùa dịch

Khánh Linh |

Thời gian gần đây, số ca mắc COVID-19 tại Hoà Bình liên tục tăng cao. Dịch bệnh phức tạp kéo dài khiến hàng nghìn lao động mất việc làm, nhiều lao động tự do chật vật với cuộc sống mưu sinh.

Người phụ nữ không chồng, 56 năm mưu sinh bằng nghề bán cá

PHÚC ĐẠT - Lê Phan Quốc Cường |

THỪA THIÊN HUẾ - 68 tuổi, cái tuổi đáng lẽ với nhiều người sẽ được nghỉ ngơi, được con cái phụng dưỡng, thế nhưng, điều đó quá "xa xỉ" với dì Trần Thị Thẹp. Từ lúc theo chân cha mẹ khi mới 2 tuổi, đến nay, dì Thẹp đã có 56 năm làm nghề bán cá, trước kia là để phụ cha mẹ nuôi đàn em và để mưu sinh khi tuổi đã xế chiều.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Cách mưu sinh của lao động đã nghỉ hưu

QUANG TRƯỜNG |

Như một thói quen, cứ đúng 4 giờ sáng, ông Chín Hoàng (Nguyễn Văn Hoàng, 63 tuổi, ngụ quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) thức dậy. Sợ phá giấc ngủ ngon của con cái và cháu nội, ông nhẹ nhàng cầm cây đèn pin ra chòi lá phía sau hè, đổ sẵn lúa vào mấy cái máng đặt dưới gốc cây để đám gà, vịt ăn cả ngày; sau đó vệ sinh cá nhân rồi di chuyển đến trường tiểu học, bắt đầu ngày làm việc mới của một nhân viên bảo vệ.

Người lao động tự do chật vật mưu sinh mùa dịch

Khánh Linh |

Thời gian gần đây, số ca mắc COVID-19 tại Hoà Bình liên tục tăng cao. Dịch bệnh phức tạp kéo dài khiến hàng nghìn lao động mất việc làm, nhiều lao động tự do chật vật với cuộc sống mưu sinh.

Người phụ nữ không chồng, 56 năm mưu sinh bằng nghề bán cá

PHÚC ĐẠT - Lê Phan Quốc Cường |

THỪA THIÊN HUẾ - 68 tuổi, cái tuổi đáng lẽ với nhiều người sẽ được nghỉ ngơi, được con cái phụng dưỡng, thế nhưng, điều đó quá "xa xỉ" với dì Trần Thị Thẹp. Từ lúc theo chân cha mẹ khi mới 2 tuổi, đến nay, dì Thẹp đã có 56 năm làm nghề bán cá, trước kia là để phụ cha mẹ nuôi đàn em và để mưu sinh khi tuổi đã xế chiều.