Miền Tây giữa dịch COVID-19: Trái chín không ai mua, cá cua không ai ngó

NHẬT HỒ - NGUYỄN PHÚ |

Trái chín trên cây không thương lái đến mua. Cá, cua đầy chợ thiếu người đến ngó. Thu hoạch thì nhiều nhưng do việc vận chuyển khó khăn, chi phí lại tăng cao khiến những người làm ra các đặc sản của Miền Tây đang lao đao vì COVID-19.
Từ ngày dịch bùng phát tại các tỉnh miền Tây, cây trái, hoa màu gần như ứ đọng tại vựa cây ăn trái của cả nước. Nguyên nhân được cho là các chợ đầu mối ngưng “ăn hàng”, vận chuyển vô cùng khó khăn.
Từ ngày dịch bùng phát tại các tỉnh miền Tây, cây trái, hoa màu gần như ứ đọng tại vựa cây ăn trái của cả nước. Nguyên nhân được cho là các chợ đầu mối ngưng “ăn hàng”, vận chuyển vô cùng khó khăn.
Ông Thạch San (xã Lai Hòa, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: Hơn 2ha nhãn của gia đình ông đang chín vàng trên cây nhưng không thương lái nào đến mua. Tiếc của, ông tự hái đi bán. Tuy nhiên, cả thị xã bị giãn cách, các tỉnh lân cận đóng chốt kiểm dịch, muốn đi phải có kết quả xét nghiệm âm tính. Vậy là ông phải “quay đầu”.
Ông Thạch San (xã Lai Hòa, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: Hơn 2ha nhãn của gia đình ông đang chín vàng trên cây nhưng không thương lái nào đến mua. Tiếc của, ông tự hái đi bán. Tuy nhiên, cả thị xã bị giãn cách, các tỉnh lân cận đóng chốt kiểm dịch, muốn đi phải có kết quả xét nghiệm âm tính. Vậy là ông phải “quay đầu”.
Tình cảnh tương tự, ông Trần Văn Hơn (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) cho biết: Hơn 10 công chanh không hạt của ông đến kỳ thu hoạch mà thương lái không thấy một người. “Chanh không hạt cả vùng không bán được, rụng xanh dưới mương luôn rồi”, ông Hơn chua chát nói.
Tình cảnh tương tự, ông Trần Văn Hơn (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) cho biết: Hơn 10 công chanh không hạt của ông đến kỳ thu hoạch mà thương lái không thấy một người. “Chanh không hạt cả vùng không bán được, rụng xanh dưới mương luôn rồi”, ông Hơn chua chát nói.
Ông Trần Văn Cương (xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) có 2ha nuôi kết hợp tôm, cua, cá cũng lắc đầu ngao ngán: “Cua gạch son hiện nay người ta trả chỉ 350.000 đồng/kg, thấp hơn cách đây 3 tháng đến 200.000 đồng/kg”.
Ông Trần Văn Cương (xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) có 2ha nuôi kết hợp tôm, cua, cá cũng lắc đầu ngao ngán: “Cua gạch son hiện nay người ta trả chỉ 350.000 đồng/kg, thấp hơn cách đây 3 tháng đến 200.000 đồng/kg”.
Theo ông Cương, đối với các mặt hàng cua y và yếm vuông, giá hiện nay giảm khoảng 25.000 đồng/kg; đặc biệt, cua gạch giảm mạnh tới 140.000 đồng/kg, hiện chỉ còn trên dưới 400.000 đồng/kg.
Theo ông Cương, đối với các mặt hàng cua y và yếm vuông, giá hiện nay giảm khoảng 25.000 đồng/kg; đặc biệt, cua gạch giảm mạnh tới 140.000 đồng/kg, hiện chỉ còn trên dưới 400.000 đồng/kg.
Được mệnh danh là “thủ phủ” của con tôm, Cà Mau hiện có hơn 279.851ha nuôi tôm trong tổng số khoảng 302.635ha nuôi trồng thuỷ sản. Ðặc biệt, trong đó có hơn 8.571,8ha với khoảng 13.966 hộ nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh. Đối với tôm thẻ chân trắng, các nhà máy chế biến thủy sản tại Bạc Liêu, Cà Mau khẳng định chưa giám giá do tình hình xuất khẩu thuận lợi. Tuy nhiên, nhiều thương lái “té nước theo mưa” cũng đã ép giá xuống thấp khiến người nuôi lo lắng.
Được mệnh danh là “thủ phủ” của con tôm, Cà Mau hiện có hơn 279.851ha nuôi tôm trong tổng số khoảng 302.635ha nuôi trồng thuỷ sản. Ðặc biệt, trong đó có hơn 8.571,8ha với khoảng 13.966 hộ nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh. Đối với tôm thẻ chân trắng, các nhà máy chế biến thủy sản tại Bạc Liêu, Cà Mau khẳng định chưa giám giá do tình hình xuất khẩu thuận lợi. Tuy nhiên, nhiều thương lái “té nước theo mưa” cũng đã ép giá xuống thấp khiến người nuôi lo lắng.
Hơn 30 năm bám biển, nhưng hơn 1 tháng qua, ông Nguyễn Văn Phỉnh (thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân) phải ngậm ngùi cho tàu nằm bờ. Ông Phỉnh chia sẻ: “Từ khi có COVID-19, giá thuỷ sản khai thác giảm, giá nguyên liệu đầu vào lại tăng, 2 chuyến biển gần đây phải bù vào mấy trăm triệu đồng”. Theo ông Phỉnh, trước đây cá ngừ, cá thu đánh bắt được từ lưới xù có giá từ 160.000 - 180.000 đồng/kg, nay giảm còn 60.000 - 70.000 đồng, thậm chí không có thương lái ra biển mua. Ðánh bắt không đủ tiền dầu, những chuyến biển gần đây phải dùng tàu nhỏ để bù chi phí cho tàu lớn.
Hơn 30 năm bám biển, nhưng hơn 1 tháng qua, ông Nguyễn Văn Phỉnh (thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân) phải ngậm ngùi cho tàu nằm bờ. Ông Phỉnh chia sẻ: “Từ khi có COVID-19, giá thuỷ sản khai thác giảm, giá nguyên liệu đầu vào lại tăng, 2 chuyến biển gần đây phải bù vào mấy trăm triệu đồng”. Theo ông Phỉnh, trước đây cá ngừ, cá thu đánh bắt được từ lưới xù có giá từ 160.000 - 180.000 đồng/kg, nay giảm còn 60.000 - 70.000 đồng, thậm chí không có thương lái ra biển mua. Ðánh bắt không đủ tiền dầu, những chuyến biển gần đây phải dùng tàu nhỏ để bù chi phí cho tàu lớn.
Tương tự, những ngày này, hàng loạt tàu cá tại Bạc Liêu rơi vào cảnh khó do giá dầu tăng cao, giá cá giảm khiến các chuyển biển rất khó có thu nhập.
Tương tự, những ngày này, hàng loạt tàu cá tại Bạc Liêu rơi vào cảnh khó do giá dầu tăng cao, giá cá giảm khiến các chuyển biển rất khó có thu nhập.
Trong khi đó, cá đánh bắt về, các chợ đầu mối TP.HCM không còn tiêu thụ, người dân tỉnh Bạc Liêu đành phải tìm đến chợ đầu mối thủy sản phường 2, Thành phố Bạc Liêu để bán cho người mua bán hàng rong tại các địa phương trong tỉnh.
Trong khi đó, cá đánh bắt về, các chợ đầu mối TP.HCM không còn tiêu thụ, người dân tỉnh Bạc Liêu đành phải tìm đến chợ đầu mối thủy sản phường 2, Thành phố Bạc Liêu để bán cho người mua bán hàng rong tại các địa phương trong tỉnh.
Sau khi nhận cá từ chợ đầu mối, những người này chở cá đi len lỏi vào các vùng nông thôn để tiêu thụ dưới hình thức bán lẻ cho người dân.
Sau khi nhận cá từ chợ đầu mối, những người này chở cá đi len lỏi vào các vùng nông thôn để tiêu thụ dưới hình thức bán lẻ cho người dân.
Trước tình trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở NNPTNT phối hợp với Sở Công thương thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến, tình hình giá tôm trên thị trường, để có những thông tin kịp thời, chính xác, qua đó đưa ra khuyến cáo cần thiết phục vụ sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Ðồng thời, theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất, đặc biệt là tình hình cung ứng giống, thức ăn, vật tư phục vụ sản xuất; kịp thời tham mưu thực hiện các biện pháp đảm bảo sản xuất của người dân trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt không để gián đoạn việc vận chuyển vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất.
Trước tình trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở NNPTNT phối hợp với Sở Công thương thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến, tình hình giá tôm trên thị trường, để có những thông tin kịp thời, chính xác, qua đó đưa ra khuyến cáo cần thiết phục vụ sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Ðồng thời, theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất, đặc biệt là tình hình cung ứng giống, thức ăn, vật tư phục vụ sản xuất; kịp thời tham mưu thực hiện các biện pháp đảm bảo sản xuất của người dân trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt không để gián đoạn việc vận chuyển vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất.
NHẬT HỒ - NGUYỄN PHÚ
TIN LIÊN QUAN

Chợ đầu mối Bình Điền đóng cửa, người nuôi tôm Long An lo lắng

Kỳ Quan |

Tỉnh Long An có diện tích nuôi tôm hàng ngàn hecta. Vùng nuôi tôm này nằm cạnh TPHCM (cách chợ đầu mối Bình Điền trên dưới 20km) nên một lượng lớn tôm sống từ Long An đưa thẳng về chợ Bình Điền. Chợ Bình Điền đóng cửa, người nuôi tôm Long An càng thêm lo lắng.

TPHCM đóng cửa chợ đầu mối, các chủ vựa miền Tây lo sốt vó

NHẬT HỒ |

Ngày 7.7 TP.HCM thông báo tiếp tục đóng cửa một số chợ đầu mối thủy sản, nông sản, thực phẩm. Trước động thái này, các chủ vựa tại miền Tây lo lắng hàng hóa khó tiêu thụ trong thời gian tới.

Vụ tôm bỏ ăn do thi công điện gió: Tôm tiếp tục chết, huyện vào cuộc

NHẬT HỒ |

Ngày 6.7, người dân nuôi tôm xung quanh công trình thi công các trụ turbine điện gió trên bờ cho biết tôm tiếp tục bỏ ăn, gây thiệt hại lớn.

Doanh nghiệp du lịch, nuôi tôm ở Bạc Liêu “ngộp” vì COVID-19

NHẬT HỒ |

Tại chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp năm 2021 được tổ chức chiều 1.7 tại Bạc Liêu, các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch, nuôi tôm phản ánh tình trạng đang gặp rất nhiều khó khăn vì COVID-19.

Tìm đường xuất khẩu cho trái nhãn Việt Nam trong đại dịch COVID-19

Vũ Long |

Bộ Công Thương phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến quốc tế để tìm đường xuất khẩu nhãn lồng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Chợ đầu mối Bình Điền đóng cửa, người nuôi tôm Long An lo lắng

Kỳ Quan |

Tỉnh Long An có diện tích nuôi tôm hàng ngàn hecta. Vùng nuôi tôm này nằm cạnh TPHCM (cách chợ đầu mối Bình Điền trên dưới 20km) nên một lượng lớn tôm sống từ Long An đưa thẳng về chợ Bình Điền. Chợ Bình Điền đóng cửa, người nuôi tôm Long An càng thêm lo lắng.

TPHCM đóng cửa chợ đầu mối, các chủ vựa miền Tây lo sốt vó

NHẬT HỒ |

Ngày 7.7 TP.HCM thông báo tiếp tục đóng cửa một số chợ đầu mối thủy sản, nông sản, thực phẩm. Trước động thái này, các chủ vựa tại miền Tây lo lắng hàng hóa khó tiêu thụ trong thời gian tới.

Vụ tôm bỏ ăn do thi công điện gió: Tôm tiếp tục chết, huyện vào cuộc

NHẬT HỒ |

Ngày 6.7, người dân nuôi tôm xung quanh công trình thi công các trụ turbine điện gió trên bờ cho biết tôm tiếp tục bỏ ăn, gây thiệt hại lớn.

Doanh nghiệp du lịch, nuôi tôm ở Bạc Liêu “ngộp” vì COVID-19

NHẬT HỒ |

Tại chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp năm 2021 được tổ chức chiều 1.7 tại Bạc Liêu, các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch, nuôi tôm phản ánh tình trạng đang gặp rất nhiều khó khăn vì COVID-19.

Tìm đường xuất khẩu cho trái nhãn Việt Nam trong đại dịch COVID-19

Vũ Long |

Bộ Công Thương phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến quốc tế để tìm đường xuất khẩu nhãn lồng.