Lụi tàn "vương quốc mía", nông dân thua lỗ nặng

TRẦN LƯU |

Thời hoàng kim, chỉ riêng tỉnh Hậu Giang đã có tới 14.000 ha đất trồng mía, đưa vùng ĐBSCL trở thành vùng mía nguyên liệu lớn nhất nước. Nhưng đến nay, ngành mía đường liên tục rơi vào cảnh bi đát, với những nhà máy đóng cửa, nông dân thua lỗ... "Vương quốc mía" ngày nào đang lụi tàn với những diện tích dần thu hẹp...
Hậu Giang là tỉnh dẫn đầu khu vực ĐBSCL về lĩnh vực sản xuất mía đường khi trên địa bàn có tới 3 nhà máy đường (gồm nhà máy của Cty TNHH Đường cồn Long Mỹ Phát và 2 nhà máy của Cty CP Mía đường Cần Thơ - CASUCO) cùng hoạt động. Thời hoàng kim, tỉnh này có đến hơn 14.000 ha trồng mía.
Hậu Giang là tỉnh dẫn đầu khu vực ĐBSCL về lĩnh vực sản xuất mía đường khi trên địa bàn có tới 3 nhà máy đường (gồm nhà máy của Công ty TNHH Đường cồn Long Mỹ Phát và 2 nhà máy của Công ty CP Mía đường Cần Thơ - CASUCO) cùng hoạt động. Thời hoàng kim, tỉnh này có đến hơn 14.000ha trồng mía.
Nhiều năm qua, ngành mía đường liên tiếp rơi vào cảnh bi đát. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), niên vụ 2017-2018, cả nước sản xuất được 1,47 triệu tấn đường. Niên vụ 2018-2019 chỉ còn 1,17 triệu tấn, với diện tích trồng mía giảm 30% - 60% so với các năm trước và có 17/30 nhà máy đường thu‌a lỗ, mấ‌t vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân được VSSA xác định, chủ yếu do tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu đường không được ngăn chặn hiệu quả. Ảnh: Hoạt động tại một nhà máy mía đường ở Hậu Giang.
Nhiều năm qua, ngành mía đường liên tiếp rơi vào cảnh bi đát. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), niên vụ 2017-2018, cả nước sản xuất được 1,47 triệu tấn đường. Niên vụ 2018-2019 chỉ còn 1,17 triệu tấn, với diện tích trồng mía giảm 30 - 60% so với các năm trước và có 17/30 nhà máy đường thu‌a lỗ, mấ‌t vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân được VSSA xác định, chủ yếu do tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu đường không được ngăn chặn hiệu quả. Ảnh: Hoạt động tại một nhà máy mía đường ở Hậu Giang.
Lượng đường tồn kho tăng kỹ lục, mía đường không tiêu thụ đường đã làm giá mía rớt thêm thảm, người nông dân thua lỗ nặng. Có thời điểm giá mía chỉ còn 300-400đ/kg (10 chữ đường).
Lượng đường tồn kho tăng kỷ lục, mía đường không tiêu thụ đường đã làm giá mía rớt thê thảm, người nông dân thua lỗ nặng. Có thời điểm giá mía chỉ còn 300-400đ/kg (10 chữ đường).
Giá mía vốn đã rẻ, khi người dân chở đến bán ở nhà máy phải chịu thêm cảnh nằm chờ tài. Các nhà máy chậm thu mua một phần vì thiếu công suất hoạt động, một phần vì đường tồn kho quá lớn. Từ 3 năm qua, cứ đến kỳ thu hoạch lại xuất hiện hình ảnh những chiếc ghe chở mía neo đậu khắp các tuyến sông, chạy dài theo nỗi khổ sở của nông dân.
Giá mía vốn đã rẻ, khi người dân chở đến bán ở nhà máy phải chịu thêm cảnh nằm chờ tài. Các nhà máy chậm thu mua một phần vì thiếu công suất hoạt động, một phần vì đường tồn kho quá lớn. Từ 3 năm qua, cứ đến kỳ thu hoạch lại xuất hiện hình ảnh những chiếc ghe chở mía neo đậu khắp các tuyến sông, chạy dài theo nỗi khổ sở của nông dân.
Giá mía vốn đã rẻ, khi người dân chở đến bán cho nhà máy phải chịu thêm cảnh nằm chờ tài. Các nhà máy chậm thu mua một phần vì thiếu công suất hoạt động, một phần vì đường tồn kho quá lớn. Từ 3 năm qua, cứ đến kỳ thu hoạch lại xuất hiện hình ảnh những chiếc ghe chở mía neo đậu khắp các tuyến sông, chạy dài theo nỗi khổ sở của nông dân.
Trồng mía thua lỗ nhiều năm, đến vụ thu hoạch, người nông dân bỏ mặc mía trên ruộng không thèm chăm sóc. Tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đã có hơn 50 hộ do trồng mía thua lỗ đã phải cầm cố, bán nhà bán đất để trả nợ. Anh Bùi Thanh Tùng (xã Lưu Hiệp Anh, huyện Trà Cú) cho biết: “Gia đình tui trồng 3 ha mía. Vụ vừa qua, năng suất giảm chỉ còn 70 tấn/ha. Nông dân chưa hết khổ thì giá mía lại rớt thê thảm, chỉ 8.000đ/kg. Mỗi ha, nông dân đầu tư khoảng 70 triệu đồng, giờ chỉ thu được 30 triệu đồng. Nợ nần chồng chất”.
Trồng mía thua lỗ nhiều năm, đến vụ thu hoạch, người nông dân bỏ mặc mía trên ruộng không thèm chăm sóc. Tại huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) đã có hơn 50 hộ do trồng mía thua lỗ đã phải cầm cố, bán nhà bán đất để trả nợ. Anh Bùi Thanh Tùng (xã Lưu Hiệp Anh, huyện Trà Cú) cho biết: “Gia đình tui trồng 3ha mía. Vụ vừa qua, năng suất giảm chỉ còn 70 tấn/ha. Nông dân chưa hết khổ thì giá mía lại rớt thê thảm, chỉ 8.000đ/kg. Mỗi ha, nông dân đầu tư khoảng 70 triệu đồng, giờ chỉ thu được 30 triệu đồng. Nợ nần chồng chất”.
Cũng do thua lỗ, nhiều nông dân đã từ bỏ cây mía. Tại Hậu Giang, diện tích mía niên vụ 2019-2020 chỉ còn 5.854 ha, giảm trên 2.600 ha so với vụ trước và chỉ còn hơn 1/3 so với thời đỉnh điểm. Còn tại vùng mía nguyên liệu Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, nếu như niên vụ 2019-2020, toàn huyện sản xuất hơn 2.478ha thì kế hoạch vụ mới 2020-2021 chỉ còn khoảng 1.800ha, giảm hơn 678ha. Dù diện tích mía giảm mạnh, nhưng đến nay nông dân xuống giống vụ mới chỉ vài trăm hécta, rất chậm so kế hoạch đề ra. Đến nay đã có hàng ngàn ha mía bị nông dân phá bỏ trước niên vụ mới.
Cũng do thua lỗ, nhiều nông dân đã từ bỏ cây mía. Tại Hậu Giang, diện tích mía niên vụ 2019-2020 chỉ còn 5.854ha, giảm trên 2.600ha so với vụ trước và chỉ còn hơn 1/3 so với thời đỉnh điểm. Còn tại vùng mía nguyên liệu Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, nếu như niên vụ 2019-2020, toàn huyện sản xuất hơn 2.478ha thì kế hoạch vụ mới 2020-2021 chỉ còn khoảng 1.800ha, giảm hơn 678ha. Dù diện tích mía giảm mạnh, nhưng đến nay nông dân xuống giống vụ mới chỉ vài trăm hécta, rất chậm so kế hoạch đề ra. Đến nay đã có hàng ngàn ha mía bị nông dân phá bỏ trước niên vụ mới.
Nông dân Kiên Sâm Bô ở ấp Trà Cú A, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú cho biết: Do trồng mía thua lỗ, từ năm 2017, gia đình ông đã đào 2 ao nuôi cá thác lác cườm, mỗi ao thả 60.000 con giống. Chi phí đầu tư cho 1kg cá thương phẩm khoảng 40.000-44.000 đồng, sau 9 tháng nuôi sẽ thu hoạch với mức lãi khoảng 10.000 đồng/kg. Ảnh: Một diện tích trồng mía ở huyện Trà Cú được nông dân chuyển sang trồng màu.
Nông dân Kiên Sâm Bô ở ấp Trà Cú A, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú cho biết: Do trồng mía thua lỗ, từ năm 2017, gia đình ông đã đào 2 ao nuôi cá thác lác cườm, mỗi ao thả 60.000 con giống. Chi phí đầu tư cho 1kg cá thương phẩm khoảng 40.000-44.000 đồng, sau 9 tháng nuôi sẽ thu hoạch với mức lãi khoảng 10.000 đồng/kg. Ảnh: Một diện tích trồng mía ở huyện Trà Cú được nông dân chuyển sang trồng màu.
Theo ngành nông nghiệp các địa phương, năm 2020 diện tích trồng mía trong nông dân giảm rất mạnh. Nếu giá mía không được cải thiện thì trong những năm tiếp theo, diện tích mía sẽ còn giảm nữa. Các diện tích mía còn duy trì là do có điều kiện gần với đường giao thông (vận chuyển), vùng đất nhiễm mặn hoặc không chủ động được nguồn nước ngọt…từ đó nông dân không chuyển đổi được và buộc phải “bám” cây mía. Còn lại đa số nông dân đều đã chán nản, bỏ mía chuyển sang nuôi trồng thứ khác.
Theo ngành nông nghiệp các địa phương, năm 2020 diện tích trồng mía trong nông dân giảm rất mạnh. Nếu giá mía không được cải thiện thì trong những năm tiếp theo, diện tích mía sẽ còn giảm nữa. Các diện tích mía còn duy trì là do có điều kiện gần với đường giao thông (vận chuyển), vùng đất nhiễm mặn hoặc không chủ động được nguồn nước ngọt… từ đó nông dân không chuyển đổi được và buộc phải “bám” cây mía. Còn lại đa số nông dân đều đã chán nản, bỏ mía chuyển sang nuôi trồng thứ khác.
Hiện các địa phương đều xây dựng đề án giúp nông dân trồng mía chuyển đổi cây trồng. Tỉnh Hậu Giang có đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2016 và định hướng 2020 (gọi tắt là đề án 1.000). Các hộ tham gia đề án được cải thiện thu nhập đáng kể. Vì tất cả hộ dân được hỗ trợ kỹ thuật và một phần lãi suất khi tham gia đề án, góp phần phát triển nông hộ đạt hiệu quả hơn. Đặc biệt là hình thành được những vùng chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa có năng suất cao, chất lượng tốt, thúc đẩy tiêu thụ nông sản thuậ lợi, tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập. Ảnh: Nhiều diện tích trồng mía kém hiệu quả đang được chuyển sang những loại cây trồng khác cho hiệu quả cao hơn.
Hiện các địa phương đều xây dựng đề án giúp nông dân trồng mía chuyển đổi cây trồng. Tỉnh Hậu Giang có đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2016 và định hướng 2020 (gọi tắt là đề án 1.000). Các hộ tham gia đề án được cải thiện thu nhập đáng kể. Vì tất cả hộ dân được hỗ trợ kỹ thuật và một phần lãi suất khi tham gia đề án, góp phần phát triển nông hộ đạt hiệu quả hơn. Đặc biệt là hình thành được những vùng chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa có năng suất cao, chất lượng tốt, thúc đẩy tiêu thụ nông sản thuận lợi, tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập. Ảnh: Nhiều diện tích trồng mía kém hiệu quả đang được chuyển sang những loại cây trồng khác cho hiệu quả cao hơn.
TRẦN LƯU
TIN LIÊN QUAN

Ngán ngẩm nhà máy, nông dân sống khoẻ nhờ bán mía cho giải khát lề đường

TRẦN LƯU - THÀNH NHÂN |

Lo sợ ngành mía đường đang khó khăn, nông dân ở ĐBSCL đã chuyển qua bán mía chục mà không bán cho nhà máy. Đây lại là thời điểm nắng nóng kéo dài, nhu cầu ép mía làm nước giải khát tăng mạnh khiến mía chục được thu mua nhiều, giá bán tăng mạnh…

Mùa mía nam Trung Bộ đắng cay vì gặp hạn

Lưu Hoàng |

Chưa bao giờ, nhiều người trồng mía ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa lại hứng chịu một mùa mía thất bát đến thế. Do thiếu nước trầm trọng, cây mía chỉ dài... vài gang tay và chết cháy trên diện rộng.

Phú Yên: Cảnh báo tình trạng mía vùng nguyên liệu bị bán "chui" ra ngoài

Nhiệt Băng |

Sản lượng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh Phú Yên vụ này không đủ đáp ứng công suất ép của các nhà máy do ảnh hưởng của nắng hạn kéo dài. Bên cạnh thực trạng mía chết, hiện còn thêm tình trạng một số tư thương đã, đang thu mua mía ở các huyện trong tỉnh, nhất là ở Sông Hinh, vận chuyển ra ngoài tỉnh, bán cho các nhà máy đường tỉnh khác.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Ngán ngẩm nhà máy, nông dân sống khoẻ nhờ bán mía cho giải khát lề đường

TRẦN LƯU - THÀNH NHÂN |

Lo sợ ngành mía đường đang khó khăn, nông dân ở ĐBSCL đã chuyển qua bán mía chục mà không bán cho nhà máy. Đây lại là thời điểm nắng nóng kéo dài, nhu cầu ép mía làm nước giải khát tăng mạnh khiến mía chục được thu mua nhiều, giá bán tăng mạnh…

Mùa mía nam Trung Bộ đắng cay vì gặp hạn

Lưu Hoàng |

Chưa bao giờ, nhiều người trồng mía ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa lại hứng chịu một mùa mía thất bát đến thế. Do thiếu nước trầm trọng, cây mía chỉ dài... vài gang tay và chết cháy trên diện rộng.

Phú Yên: Cảnh báo tình trạng mía vùng nguyên liệu bị bán "chui" ra ngoài

Nhiệt Băng |

Sản lượng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh Phú Yên vụ này không đủ đáp ứng công suất ép của các nhà máy do ảnh hưởng của nắng hạn kéo dài. Bên cạnh thực trạng mía chết, hiện còn thêm tình trạng một số tư thương đã, đang thu mua mía ở các huyện trong tỉnh, nhất là ở Sông Hinh, vận chuyển ra ngoài tỉnh, bán cho các nhà máy đường tỉnh khác.