Lớp học U50 dưới chân dãy Cham Chu

Phong Quang |

Tuyên Quang - Lớp học chữ dưới chân dãy núi Cham Chu (xã Minh Dân, Hàm Yên) chỉ dạy vào buổi tối cho những người rất đặc biệt. Đó là những bà những mẹ đều đã ngoài 50, họ đến lớp không phải mục đích gì to tát mà đơn giản chỉ như mở ra một khoảng sáng mới sau cả một đời tần tảo nơi miền sơn cước.

Khi màn đêm buông xuống, cũng là lúc những bản xa heo hút của xã 135 Minh Dân (Hàm Yên) rộn ràng tiếng đánh vẫn chữ cái của lớp học xoá mù chữ. Học viên 100%  là những phụ nữ đồng bào dân tộc Dao Quần trắng đều đã trên dưới 50 tuổi.
Khi màn đêm buông xuống, cũng là lúc những bản xa heo hút của xã 135 Minh Dân (Hàm Yên) rộn ràng tiếng đánh vẫn chữ cái của lớp học xoá mù chữ. Học viên 100% là những phụ nữ đồng bào dân tộc Dao Quần trắng đều đã trên dưới 50 tuổi.
Giáo viên của những lớp học đặc biệt này đa phần là các thầy, các cô của Trường tiểu học và Trung học cơ sở Minh Dân tình nguyện tham gia giảng dạy vào buổi tối. Toàn xã có 3 lớp học với 80 học viên đến từ nhiều bản làng thuộc vùng sâu xa khó khăn như Nước Mỏ, Thác Vàng, Thác Đất, Ngòi Tèo...Học viên ít tuổi nhất cũng ngoài 40, còn người cao tuổi nhất thì đã 60. Tuy vậy, cả “thầy và trò” đến với những lớp học buổi tối này đều bằng sự hào hứng, nhiệt huyết.
Giáo viên của những lớp học đặc biệt này đa phần là các thầy, các cô của Trường tiểu học và Trung học cơ sở Minh Dân tình nguyện tham gia giảng dạy vào buổi tối. Toàn xã có 3 lớp học với 80 học viên đến từ nhiều bản làng thuộc vùng sâu xa khó khăn như Nước Mỏ, Thác Vàng, Thác Đất, Ngòi Tèo...Học viên ít tuổi nhất cũng ngoài 40, còn người cao tuổi nhất thì đã 60. Tuy vậy, cả “thầy và trò” đến với những lớp học buổi tối này đều bằng sự hào hứng, nhiệt huyết.
Bà Lý Thị Hoàn, 60 tuổi (bản Nước Mỏ) theo lớp học đã hơn 2 tháng, giờ đây ngoài việc viết được những con chữ cơ bản thì những phép tính toán đơn giản bà đã có thể tính được, người phụ nữ lớn tuổi nhất lớp học xoá mù chữ này hồ hởi: “Bây giờ đi chợ bán trứng gà, bán cam đã biết tính tiền rồi không phải nhờ người tính hộ nữa, không sợ nhầm đâu. Biết chữ bà thấy vui lắm, cố chăm chỉ mà học thôi“.
Bà Lý Thị Hoàn, 60 tuổi (bản Nước Mỏ) theo lớp học đã hơn 2 tháng, giờ đây ngoài việc viết được những con chữ cơ bản thì những phép tính toán đơn giản bà đã có thể tính được. Người phụ nữ lớn tuổi nhất lớp học xoá mù chữ này hồ hởi: “Bây giờ đi chợ bán trứng gà, bán cam đã biết tính tiền rồi không phải nhờ người tính hộ nữa, không sợ nhầm đâu. Biết chữ bà thấy vui lắm, chăm chỉ mà học thôi“.
Cô Nguyễn Thị Hảo - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Minh Dân cho biết, các lớp học tổ chức buổi tối thế này đều trên tinh thần tự nguyện của các giáo viên và không có bất kỳ khoản thù lao nào, trang thiết bị cơ sở vật chất thì nhà trường cho mượn. Tuy vậy nhưng các thầy cô đều rất nhiệt tình bởi họ công tác ở đây cũng đã chứng kiến cuộc sống vất vả, khó khăn của những người phụ nữ quanh năm nép mình nơi miền sơn cước. Trong khoá học đầu tiên đã có 21 giáo viên trực tiếp tham gia đứng lớp.
Cô Nguyễn Thị Hảo - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Minh Dân cho biết, các lớp học tổ chức buổi tối thế này đều trên tinh thần tự nguyện của các giáo viên và không có bất kỳ khoản thù lao nào, trang thiết bị cơ sở vật chất thì nhà trường cho mượn. Tuy vậy nhưng các thầy cô đều rất nhiệt tình bởi họ công tác ở đây cũng đã chứng kiến cuộc sống vất vả, khó khăn của những người phụ nữ quanh năm nép mình nơi miền sơn cước. Trong khoá học đầu tiên đã có 21 giáo viên trực tiếp tham gia đứng lớp.
Dưới chân dãy núi Cham Chu bao quanh các xã 135 như Minh Dân, Minh Hương (Hàm Yên) cuộc sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, đa phần là dân tộc thiểu số. Với những người phụ nữ dân tộc Dao, Tày...đến với lớp học lấy con chữ không phải để hy vọng đổi đời hay điều gì to tát mà như tìm đến một khoảng sáng mới mẻ hơn trong cuộc sống vốn đã nhiều khó khăn. Nụ cười bẽn lẽn ngượng ngùng xem với ánh mắt rực sáng khi đọc thành công một câu chữ như xoá đi cái khoảng cách vốn u tối của những con người nơi thâm cốc này.
Dưới chân dãy núi Cham Chu bao quanh các xã 135 như Minh Dân, Minh Hương (Hàm Yên) cuộc sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, đa phần là dân tộc thiểu số. Với những người phụ nữ dân tộc Dao, Tày...đến với lớp học lấy con chữ không phải để hy vọng đổi đời hay điều gì to tát mà như tìm đến một khoảng sáng mới mẻ hơn trong cuộc sống vốn đã nhiều khó khăn. Nụ cười bẽn lẽn ngượng ngùng xem với ánh mắt rực sáng khi đọc thành công một câu chữ như xoá đi cái khoảng cách vốn u tối của những con người nơi thâm cốc này.
Những lớp học cho các U50 vùng 135 Minh Dân đã hoạt động được hơn 2 năm nay, để có được sĩ số ổn định là cả một quá trình bởi những ngày đầu không phải ai cũng hiểu được giá trị của việc học chữ. Hội phụ nữ đến từng nhà vận động, thế rồi người đi học trước về kể cho người đi học sau, lớp từ đó cứ đông dân lên. Có những bà, những mẹ nhà cách điểm trường vài km đường rừng nhưng đêm tối vẫn soi đèn đến lớp để học chữ.
Những lớp học cho các U50 vùng 135 Minh Dân đã hoạt động được hơn 2 năm nay. Để có được sĩ số ổn định là cả một quá trình bởi những ngày đầu không phải ai cũng hiểu được giá trị của việc học chữ. Hội phụ nữ đến từng nhà vận động, thế rồi người đi học trước về kể cho người đi học sau, lớp từ đó cứ đông dân lên. Có những bà, những mẹ nhà cách điểm trường vài km đường rừng nhưng đêm tối vẫn soi đèn đến lớp để học chữ.
Mỗi khóa học kéo dài khoảng 4 tháng, để tốt nghiệp những “học sinh” đặc biệt này sẽ phải làm 1 bài kiểm tra “tốt nghiệp“, từ đây họ có thể tự đánh vần được tên mình, tự tính toán được những số tiền cơ bản, cuộc sống nơi đây vốn chỉ cần vậy. Biết chữ là cả một quá trình nhưng đến được lớp là hành trình dài và quyết tâm của những người phụ nữ dân tộc này. 23h đêm, lớp học kết thúc, thầy trò cùng nhau băng suối về nhà trong niềm vui rạo rực.
Mỗi khóa học kéo dài khoảng 4 tháng, để tốt nghiệp những “học sinh” đặc biệt này sẽ phải làm 1 bài kiểm tra “tốt nghiệp", từ đây họ có thể tự đánh vần được tên mình, tự tính toán được những số tiền cơ bản, cuộc sống nơi đây vốn chỉ cần vậy. Biết chữ là cả một quá trình, đến được lớp là hành trình dài và quyết tâm của những người phụ nữ dân tộc này. 23h đêm, lớp học kết thúc, thầy trò cùng nhau băng suối về nhà trong niềm vui rạo rực.
Phong Quang
TIN LIÊN QUAN

Lớp học tiếng Anh miễn phí cho trẻ với hoạt động "Đêm kể chuyện cho bé"

Thanh Chân - Ngọc Lê |

TPHCM - Mỗi tối cuối tuần, cửa hàng bánh mì trên đường Thảo Điền (TP.Thủ Đức) tổ chức "Đêm kể chuyện cho bé" với chi phí 0 đồng nhằm tạo môi trường giao lưu với nhau bằng tiếng Anh cho trẻ. Nhiều phụ huynh cũng đã tranh thủ thời gian cuối tuần để đưa trẻ đến tham gia hoạt động này.

Cần Thơ: Có gì thú vị trong lớp học online của thầy giáo "triệu view"

NGỌC TRÂM - BẠCH CÚC |

Cần Thơ - Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến khó lường thì việc dạy học online là phương pháp hữu hiệu và an toàn. Tuy nhiên việc giảm tương tác trong các lớp học khiến những buổi học online trở nên nhàm chán. Nhận thấy việc dạy online mang lại nhiều ưu điểm, thầy giáo trẻ tại Cần Thơ Nguyễn Lân (hay còn được biết đến với biệt danh "thầy Leo"), đã biến thách thức thành cơ hội để dạy học hiệu quả và phát triển dạy học online đường dài.

Bình Dương phòng dịch ở trường ra sao khi trẻ đến lớp học trực tiếp?

ĐÌNH TRỌNG |

BÌNH DƯƠNG - Ngành giáo dục tỉnh Bình Dương đang phối hợp với ngành y tế chuẩn bị các biện pháp phòng dịch ở trường học khi đón trẻ đến lớp học trực tiếp trở lại.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lớp học tiếng Anh miễn phí cho trẻ với hoạt động "Đêm kể chuyện cho bé"

Thanh Chân - Ngọc Lê |

TPHCM - Mỗi tối cuối tuần, cửa hàng bánh mì trên đường Thảo Điền (TP.Thủ Đức) tổ chức "Đêm kể chuyện cho bé" với chi phí 0 đồng nhằm tạo môi trường giao lưu với nhau bằng tiếng Anh cho trẻ. Nhiều phụ huynh cũng đã tranh thủ thời gian cuối tuần để đưa trẻ đến tham gia hoạt động này.

Cần Thơ: Có gì thú vị trong lớp học online của thầy giáo "triệu view"

NGỌC TRÂM - BẠCH CÚC |

Cần Thơ - Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến khó lường thì việc dạy học online là phương pháp hữu hiệu và an toàn. Tuy nhiên việc giảm tương tác trong các lớp học khiến những buổi học online trở nên nhàm chán. Nhận thấy việc dạy online mang lại nhiều ưu điểm, thầy giáo trẻ tại Cần Thơ Nguyễn Lân (hay còn được biết đến với biệt danh "thầy Leo"), đã biến thách thức thành cơ hội để dạy học hiệu quả và phát triển dạy học online đường dài.

Bình Dương phòng dịch ở trường ra sao khi trẻ đến lớp học trực tiếp?

ĐÌNH TRỌNG |

BÌNH DƯƠNG - Ngành giáo dục tỉnh Bình Dương đang phối hợp với ngành y tế chuẩn bị các biện pháp phòng dịch ở trường học khi đón trẻ đến lớp học trực tiếp trở lại.