Lính áo xanh - những bức tường chắn dịch COVID-19 nơi biên giới

Hoàng Việt |

Những ngày dịch COVID-19 hoành hành, “cuộc chiến” chống dịch của cả nước đang mạnh mẽ hơn lúc nào hết. Ở đồn Biên phòng Ba Sơn tỉnh Lạng Sơn, nơi cửa ngõ biên giới, các cán bộ chiến sĩ giờ đây lại càng thêm quyết tâm nỗ lực chung sức đẩy lùi dịch bệnh.

Lịch đi tuần của các chiến sĩ bộ đội ở đây bắt đầu từ 7 giờ sáng, cứ thế luân phiên nhau, bất kể thời tiết. Đoạn đường tuần tra chỉ hơn 3,5km nhưng vì địa hình hiểm trở, đường đất trơn trượt nên cả đi cả về của một lần tuần tra sẽ mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Thời tiết ở biên giới khắc nghiệt, Trung tá Hoàng Văn Toán và đồng đội phải tìm đủ cách để chủ động khắc phục và hoàn thành nhiệm vụ.
Lịch đi tuần của các chiến sĩ bộ đội ở đây bắt đầu từ 7 giờ sáng, cứ thế luân phiên nhau, bất kể thời tiết. Đoạn đường tuần tra chỉ hơn 3,5km nhưng vì địa hình hiểm trở, đường đất trơn trượt nên cả đi cả về của một lần tuần tra sẽ mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Thời tiết ở biên giới khắc nghiệt, Trung tá Hoàng Văn Toán và đồng đội phải tìm đủ cách để chủ động khắc phục và hoàn thành nhiệm vụ.
Lịch đi tuần của các chiến sĩ bộ đội ở đây bắt đầu từ 7 giờ sáng, cứ thế luân phiên nhau, bất kể thời tiết. Đoạn đường tuần tra chỉ hơn 3,5km nhưng vì địa hình hiểm trở, đường đất trơn trượt nên cả đi cả về của một lần tuần tra sẽ mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Thời tiết ở biên giới khắc nghiệt, Trung tá Hoàng Văn Toán và đồng đội phải tìm đủ cách để chủ động khắc phục và hoàn thành nhiệm vụ.
Khó khăn hơn cả là những cuộc tuần tra ban đêm - lúc cần sự tỉnh táo nhất của người lính gác, vì đây là thời điểm phức tạp của tình hình an ninh trật tự. Nhiều người vượt biên trái phép tranh thủ bóng tối để trốn khỏi kiểm soát quân sự.
Khó khăn hơn cả là những cuộc tuần tra ban đêm - lúc cần sự tỉnh táo nhất của người lính gác, vì đây là thời điểm phức tạp của tình hình an ninh trật tự. Nhiều người vượt biên trái phép tranh thủ bóng tối để trốn khỏi kiểm soát quân sự.
Đại úy Đỗ Quang Trung – Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ba Sơn cho biết, hàng ngày các chiến sĩ trẻ đã phối hợp chặt chẽ với những chiến sĩ dày dặn kinh nghiệm trong đơn vị triển khai công tác tuần tra, chốt chặn trên biên giới. Điều này đã ngăn chặn người xuất nhập cảnh trái phép và hoạt động vận chuyển trái phép hàng hóa qua lại biên giới.
Đại úy Đỗ Quang Trung – Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ba Sơn cho biết, hàng ngày các chiến sĩ trẻ đã phối hợp chặt chẽ với những chiến sĩ dày dặn kinh nghiệm trong đơn vị triển khai công tác tuần tra, chốt chặn trên biên giới. Điều này đã ngăn chặn người xuất nhập cảnh trái phép và hoạt động vận chuyển trái phép hàng hóa qua lại biên giới.
 
Trung úy Nguyễn Tuấn Anh (30 tuổi, thuộc Cụm cơ động chó nghiệp vụ 1, Trường Trung cấp 24 Biên phòng) cho biết anh được trường điều động, tăng cường xuống chốt Pò Nhùng từ ngày 7.3 để chống dịch COVID-19 vì địa hình và an ninh ở đây rất phức tạp. Kể từ ngày nhận nhiệm vụ, khi chú chó nghiệp vụ quen với điều kiện thời tiết, khí hậu đã giúp ích rất nhiều cho anh và những đồng đội khác đang làm nhiệm vụ. Trung tá Trần Tiến Vinh, chỉ huy tại chốt Pò Nhùng cho biết: “Khoảng 2 tháng trước, chốt chặn và các lán đã thu dung rất nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép theo đường tiểu ngạch”.
Trung úy Nguyễn Tuấn Anh (30 tuổi, thuộc Cụm cơ động chó nghiệp vụ 1, Trường Trung cấp 24 Biên phòng) cho biết anh được trường điều động, tăng cường xuống chốt Pò Nhùng từ ngày 7.3 để chống dịch COVID-19 vì địa hình và an ninh ở đây rất phức tạp. Từ ngày nhận nhiệm vụ, khi chú chó nghiệp vụ quen với điều kiện thời tiết, khí hậu đã giúp ích rất nhiều cho anh và những đồng đội khác đang làm nhiệm vụ. Trung tá Trần Tiến Vinh, chỉ huy tại chốt Pò Nhùng cho biết: “Khoảng 2 tháng trước, chốt chặn và các lán đã thu dung rất nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép theo đường tiểu ngạch”.
Vất vả trên địa hình tuần tra đặc thù, thiếu thốn trong điều kiện sinh hoạt đã trở thành thói quen của những chiến sĩ bộ đội cụ Hồ vùng biên giới. Vì thế khi hỏi về sự khó nhọc nơi đây, ai cũng cười xòa xem như chuyện trẻ con.
Vất vả trên địa hình tuần tra đặc thù, thiếu thốn trong điều kiện sinh hoạt đã trở thành thói quen của những chiến sĩ bộ đội cụ Hồ vùng biên giới. Vì thế khi hỏi về sự khó nhọc nơi đây, ai cũng cười xòa xem như chuyện trẻ con.
Điều làm họ đôi lúc chạnh lòng có chăng là khi nhớ về gia đình, có mẹ chờ, vợ nhớ con mong. Sóng điện thoại chập chờn, gọi được 5 phút đã là việc khó. Từ tết âm lịch tới nay, có nhiều người còn chưa về nhà. Đại úy Đỗ Quang Trung – Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ba Sơn chia sẻ: “Lấy chồng là lính thì gia đình cũng phải xác định từ trước là sẽ đi biền biệt, những lúc trái gió trở trời, vợ ốm con đau mà không về được cũng buồn lắm, nhưng với người lính chúng mình, chỉ tâm niệm đầu tiên đó là nhiệm vụ”.
Điều làm họ đôi lúc chạnh lòng có chăng là khi nhớ về gia đình, có mẹ chờ, vợ nhớ con mong. Sóng điện thoại chập chờn, gọi được 5 phút đã là việc khó. Từ tết âm lịch tới nay, có nhiều người còn chưa về nhà. Đại úy Đỗ Quang Trung – Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ba Sơn chia sẻ: “Lấy chồng là lính thì gia đình cũng phải xác định từ trước là sẽ đi biền biệt, những lúc trái gió trở trời, vợ ốm con đau mà không về được cũng buồn lắm, nhưng với người lính chúng mình, chỉ tâm niệm đầu tiên đó là nhiệm vụ”.
Những anh em trực chiến ở các lán trại hay nói với nhau giữa thế kỷ 21 mà mình sống trong thời buổi 3 không: “Không điện, không nước, không sóng di động”. Địa hình hiểm trở cũng khiến việc vận chuyển thực phẩm trở nên vô vàn khó khăn, nhất là khi trời mưa. Từ cuốn vở viết báo cáo cho tới cuộn giấy, gói mì... mọi nhu yếu phẩm cần thiết thì phải tranh thủ nhờ được đồng đội mang tới hay người dân mua hộ.
Những anh em trực chiến ở các lán trại hay nói với nhau giữa thế kỷ 21 mà mình sống trong thời buổi 3 không: “Không điện, không nước, không sóng di động”. Địa hình hiểm trở cũng khiến việc vận chuyển thực phẩm trở nên vô vàn khó khăn, nhất là khi trời mưa. Từ cuốn vở viết báo cáo cho tới cuộn giấy, gói mì... mọi nhu yếu phẩm cần thiết thì phải tranh thủ nhờ được đồng đội mang tới hay người dân mua hộ.
Để phòng, chống dịch bệnh lây lan, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện chặt chẽ phương châm “4 tại chỗ” là: lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ. Cán bộ phải canh tác, chăn nuôi tại chỗ. Thực phẩm gồm gạo, dầu ăn, nước mắm được chuyển từ đồn ra.
Để phòng, chống dịch bệnh lây lan, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện chặt chẽ phương châm “4 tại chỗ” là: lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ. Cán bộ phải canh tác, chăn nuôi tại chỗ. Thực phẩm gồm gạo, dầu ăn, nước mắm được chuyển từ đồn ra.
Để phòng, chống dịch COVID-19 lây lan, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện chặt chẽ phương châm “4 tại chỗ” là: lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ. Cán bộ phải canh tác, chăn nuôi tại chỗ. Thực phẩm gồm gạo, dầu ăn, nước mắm được chuyển từ đồn ra.
Từ lán nhỏ Pá Cuồng, chốt Pò Nhùng, trạm kiểm soát Co Sâu cho đến các đồn biên phòng lớn nhỏ ở Lạng Sơn, dù ở đâu nơi nào những người lính áo xanh vẫn luôn cần mẫn, nghiêm túc, quyết tâm giữ gìn từng tấc đất của Tổ quốc. Giờ đây, giữa lúc dịch COVD-19 hoành hành, họ đang trở thành những bức tường chắn dịch nơi biên giới. Dù nhiều nhiệm vụ hơn, vất vả hơn nhưng các chiến sĩ bộ đội biên phòng vẫn luôn tâm niệm “Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, dù có vô hình như virus vẫn không chùn bước”.
Từ lán nhỏ Pá Cuồng, chốt Pò Nhùng, trạm kiểm soát Co Sâu cho đến các đồn biên phòng lớn nhỏ ở Lạng Sơn, dù ở đâu nơi nào những người lính áo xanh vẫn luôn cần mẫn, nghiêm túc, quyết tâm giữ gìn từng tấc đất của Tổ quốc. Giờ đây, giữa lúc dịch COVD-19 hoành hành, họ đang trở thành những bức tường chắn dịch nơi biên giới. Dù nhiều nhiệm vụ hơn, vất vả hơn nhưng các chiến sĩ bộ đội biên phòng vẫn luôn tâm niệm “Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, dù có vô hình như virus vẫn không chùn bước”.
Từ lán nhỏ Pá Cuồng, chốt Pò Nhùng, trạm kiểm soát Co Sâu cho đến các đồn biên phòng lớn nhỏ ở Lạng Sơn, dù ở đâu nơi nào những người lính áo xanh vẫn luôn cần mẫn, nghiêm túc, quyết tâm giữ gìn từng tấc đất của Tổ quốc. Giờ đây, giữa lúc dịch COVD-19 hoành hành, họ đang trở thành những bức tường chắn dịch nơi biên giới. Dù nhiều nhiệm vụ hơn, vất vả hơn nhưng các chiến sĩ bộ đội biên phòng vẫn luôn tâm niệm “Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, dù có vô hình như virus vẫn không chùn bước”.



Hoàng Việt
TIN LIÊN QUAN

Quảng Trị: Đề nghị biên phòng chấn chỉnh việc không đảm bảo giãn cách xã hội

HƯNG THƠ |

Trước thông tin tại Biên phòng Quảng Trị có trường hợp chưa thực hiện đúng quy định về công tác phòng chống dịch COVID-19, lãnh đạo địa phương đề nghị rà soát, chấn chỉnh.

Hết ca trực, biên phòng ở chốt phòng dịch ra ruộng gặt lúa giúp dân

HƯNG THƠ |

Tranh thủ lúc rảnh, cán bộ chiến sĩ biên phòng ở chốt phòng dịch COVID-19 xuống ruộng giúp dân gặt lúa.

Thêm 1,5 tấn gạo tiếp sức cho Biên phòng Quảng Trị phòng dịch COVID-19

HƯNG THƠ |

Không ngại đường sá xa xôi, những chuyến xe chở gạo do bạn đọc gửi gắm cho Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động tiếp tục lên đường đến biên giới Quảng Trị.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Quảng Trị: Đề nghị biên phòng chấn chỉnh việc không đảm bảo giãn cách xã hội

HƯNG THƠ |

Trước thông tin tại Biên phòng Quảng Trị có trường hợp chưa thực hiện đúng quy định về công tác phòng chống dịch COVID-19, lãnh đạo địa phương đề nghị rà soát, chấn chỉnh.

Hết ca trực, biên phòng ở chốt phòng dịch ra ruộng gặt lúa giúp dân

HƯNG THƠ |

Tranh thủ lúc rảnh, cán bộ chiến sĩ biên phòng ở chốt phòng dịch COVID-19 xuống ruộng giúp dân gặt lúa.

Thêm 1,5 tấn gạo tiếp sức cho Biên phòng Quảng Trị phòng dịch COVID-19

HƯNG THƠ |

Không ngại đường sá xa xôi, những chuyến xe chở gạo do bạn đọc gửi gắm cho Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động tiếp tục lên đường đến biên giới Quảng Trị.