Lễ hội Sene Dolta rộn ràng và vắng vẻ trước và sau có dịch COVID-19

TRẦN LƯU - CAO LONG |

Sene Dolta, là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Khmer, còn được gọi là lễ cúng ông bà. Lễ có ý nghĩa giống với Lễ Vu Lan của người Việt nên còn được gọi là lễ "Xá tội vong nhân". Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các chùa đều có kế hoạch rút gọn, giảm bớt những nghi lễ có đông người tham gia, nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Để góp phần giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các hoạt động trong lễ hội độc đáo này, Lao Động xin gửi đến bạn đọc những hình ảnh tổ chức Sene Dolta đã từng diễn ra những năm trước khi có dịch bệnh…
Sene Dolta là lễ được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống, tạo nên sự gắn bó giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng.
Sene Dolta là lễ được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống, tạo nên sự gắn bó giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng (Ảnh chụp lễ hội trước khi có dịch COVID-19).
Đây là 1 trong 3 lễ truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ (Tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Sene Dolta và lễ hội Ok Om Bok), diễn ra vào những ngày cuối tháng 8 hằng năm theo Phật lịch. Năm nay, lễ diễn ra trong 3 ngày 5-7.10.
Đây là 1 trong 3 lễ truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ (Tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Sene Dolta và lễ hội Ok Om Bok), diễn ra vào những ngày cuối tháng 8 hằng năm theo Phật lịch. Năm nay, lễ diễn ra trong 3 ngày 5 - 7.10.
Ngày thứ nhất, mỗi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa khang trang, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ, trang hoàng lộng lẫy. Dọn bốn chén cơm ngon trên mỗi bàn, đốt đèn rồi mời mọi người trong gia đình cùng cúng. Mọi người cùng nhau khấn vái và rót trà để mời linh hồn những họ hàng đã quá cố về nhà ăn uống, nghỉ ngơi.
Ngày thứ nhất của Lễ hội Sene Dolta, mỗi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa khang trang, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ, trang hoàng lộng lẫy. Dọn bốn chén cơm ngon trên mỗi bàn, đốt đèn rồi mời mọi người trong gia đình cùng cúng. Mọi người cùng nhau khấn vái và rót trà để mời linh hồn những họ hàng đã quá cố về nhà ăn uống, nghỉ ngơi (Ảnh chụp lễ hội trước khi có dịch COVID-19).
Buổi cúng đầu ngày gọi là cúng tiếp đón. Đến chiều, họ tắm rửa sạch sẽ, cúng linh hồn ông bà và sau đó mời ông bà cùng họ đi vào chùa nghe sư sãi tụng kinh lấy phước. Tại chùa phần lễ sắc thái tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức, hoạt động khác mang tính hội hè như dù kê, Lò-khol Bác-sắc, múa Lâm-thol…
Buổi cúng đầu ngày gọi là cúng tiếp đón. Đến chiều, họ tắm rửa sạch sẽ, cúng linh hồn ông bà và sau đó mời ông bà cùng họ đi vào chùa nghe sư sãi tụng kinh lấy phước. Tại chùa phần lễ sắc thái tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức, hoạt động khác mang tính hội hè như dù kê, Lò-khol Bác-sắc, múa Lâm-thol… (Ảnh chụp lễ hội trước khi có dịch COVID-19).
Ngày thứ hai, mọi người cùng nhau rước linh hồn ông bà từ chùa về nhà để mời cơm và mời ở nhà chơi với con cháu đến khi lễ kết thúc mới trở lại chùa.
Ngày thứ hai, mọi người cùng nhau rước linh hồn ông bà từ chùa về nhà để mời cơm và mời ở nhà chơi với con cháu đến khi lễ kết thúc mới trở lại chùa (Ảnh chụp lễ hội trước khi có dịch COVID-19).
Ngày thứ ba, mỗi gia đình lại chuẩn bị thức ăn, bánh trái như ngày đầu để cúng ông bà tại nhà trước khi tiễn linh hồn người quá cố ra đi. Vì vậy, buổi cúng này gọi là “cúng tiễn đưa“. Khi mọi nghi thức cúng vái hoàn tất thì cũng là lúc lễ Dolta xem như kết thúc.
Ngày thứ ba, mỗi gia đình lại chuẩn bị thức ăn, bánh trái như ngày đầu để cúng ông bà tại nhà trước khi tiễn linh hồn người quá cố ra đi. Vì vậy, buổi cúng này gọi là “cúng tiễn đưa“. Khi mọi nghi thức cúng vái hoàn tất thì cũng là lúc lễ Dolta xem như kết thúc.
Tại vùng ĐBSCL, 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng có tỉ lệ đồng bào Khmer chiếm hơn 30%. Riêng tỉnh Trà Vinh có dân số hơn 1 triệu người, trong đó gần 32% là đồng bào Khmer. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Hội Ðoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh này đã thông báo, yêu cầu Hội Ðoàn kết sư sãi yêu nước 8 huyện, thành phố, các vị sư cả, Ban quản trị, chư tăng và phật tử 143 chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh tinh gọn các nghi lễ, hạn chế một số hoạt động không cần thiết để phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Tại vùng ĐBSCL, 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng có tỉ lệ đồng bào Khmer chiếm hơn 30%. Riêng tỉnh Trà Vinh có dân số hơn 1 triệu người, trong đó gần 32% là đồng bào Khmer. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Hội Ðoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh này đã thông báo, yêu cầu Hội Ðoàn kết sư sãi yêu nước 8 huyện, thành phố, các vị sư cả, Ban quản trị, chư tăng và phật tử 143 chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh tinh gọn các nghi lễ, hạn chế một số hoạt động không cần thiết để phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Tại vùng ĐBSCL, 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng có tỉ lệ đồng bào Khmer chiếm hơn 30%. Riêng tỉnh Trà Vinh có dân số hơn 1 triệu người, trong đó gần 32% là đồng bào Khmer. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Hội Ðoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh này đã thông báo, yêu cầu Hội Ðoàn kết sư sãi yêu nước 8 huyện, thành phố, các vị sư cả, Ban quản trị, chư tăng và phật tử 143 chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh tinh gọn các nghi lễ, hạn chế một số hoạt động không cần thiết để phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Các chùa không dùng loa phát thanh khi làm lễ Tam bảo; từng phật tử đến chùa, làm lễ ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa, lễ nghi rồi ra về; các chùa không tổ chức đặt bát hội, không tập trung quá 20 người và phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K.
Các chùa không dùng loa phát thanh khi làm lễ Tam bảo; từng phật tử đến chùa, làm lễ ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa, lễ nghi rồi ra về; các chùa không tổ chức đặt bát hội, không tập trung quá 20 người và phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K. Ngoài ra, đồng bào Khmer cũng tạm dừng các lễ nghi tập trung đông người trong gia đình, chỉ dọn một mâm cơm cúng ông, bà là trọn vẹn ý nghĩa lễ Sene Dolta.
TRẦN LƯU - CAO LONG
TIN LIÊN QUAN

Tâm tư chủ trâu ở Hải Phòng sau 2 năm lễ hội truyền thống tạm dừng do dịch

Mai Dung |

Hai năm liền lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn phải tạm dừng, chủ trâu, quản trâu cũng như người dân quận Đồ Sơn (Hải Phòng) không giấu được nỗi buồn, hụt hẫng vì với họ, lễ hội truyền thống hàng năm ăn sâu vào tiềm thức.

Ấn Độ hạn chế lễ hội tụ tập đông người, cảnh báo làn sóng COVID-19 mới

Phương Linh |

Nhà chức trách Ấn Độ đang hạn chế các lễ hội tôn giáo lớn, cảnh báo một làn sóng COVID-19 mới đã bắt đầu ở thành phố Mumbai.

Hải Dương mở lại hoạt động tôn giáo, lễ hội văn hoá, thể thao từ ngày 8.9

Mai Dung |

UBND Thành phố Hải Dương vừa có quyết định điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Tâm tư chủ trâu ở Hải Phòng sau 2 năm lễ hội truyền thống tạm dừng do dịch

Mai Dung |

Hai năm liền lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn phải tạm dừng, chủ trâu, quản trâu cũng như người dân quận Đồ Sơn (Hải Phòng) không giấu được nỗi buồn, hụt hẫng vì với họ, lễ hội truyền thống hàng năm ăn sâu vào tiềm thức.

Ấn Độ hạn chế lễ hội tụ tập đông người, cảnh báo làn sóng COVID-19 mới

Phương Linh |

Nhà chức trách Ấn Độ đang hạn chế các lễ hội tôn giáo lớn, cảnh báo một làn sóng COVID-19 mới đã bắt đầu ở thành phố Mumbai.

Hải Dương mở lại hoạt động tôn giáo, lễ hội văn hoá, thể thao từ ngày 8.9

Mai Dung |

UBND Thành phố Hải Dương vừa có quyết định điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.