Làng xôi Phú Thượng trắng đêm “đỏ lửa” ngày ông Công ông Táo

Thảo Trang |

Khi thành phố đã chìm vào giấc ngủ, ánh đèn điện ở làng Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) vẫn sáng rực, người dân tất bật chuẩn bị những loại xôi sặc sỡ sắc màu để phục vụ ngày cúng ông Công ông Táo.

s
Từ lâu làng Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống. Những món xôi ở đây trở thành một trong những món đặc sản của đất Hà Thành, được người tiêu dùng khắp nơi lựa chọn vào các dịp lễ Tết quan trọng.
s
Để chuẩn bị những mẻ xôi thơm ngon, đáp ứng nhu cầu người dân ngày ông Công ông Táo, bà Mai Thị Thanh đã phải chuẩn bị các nguyên liệu từ tối hôm trước. Khi cả thành phố chìm vào giấc ngủ, cũng là lúc bà Thanh tất bật chuẩn bị những loại xôi sặc sỡ sắc màu để phục vụ ngày cúng 23 tháng Chạp.
s
Để hạt xôi được dẻo thơm, không bị nát người dân làng Phú Thượng thường ngâm khoảng 10 tiếng trước khi vo, các nguyên liệu như lạc, đỗ sẽ được ngâm sau. Tùy thuộc vào các loại xôi mà người thổi xôi sẽ chọn nguyên liệu trộn lẫn vào gạo trước khi mang xôi đi đồ.
s
Xôi Phú Thượng luôn được thực khách yêu quý bởi bí quyết làm nghề và khâu tuyển chọn nguyên liệu đầu vào. Ở điều kiện cần thì phải là nếp cái hoa vàng được thu hoạch vào tháng Mười (âm lịch) hoặc nếp Nhung có mùi thơm đặc trưng.
s
s
Xôi Phú Thượng mang màu sắc từ các nguyên liệu tạo màu 100% đều từ tự nhiên như: màu đỏ của gấc, màu xanh của lá nếp, màu tím của lá cẩm, màu vàng của nghệ… hoàn toàn đảm bảo sức khỏe.
s
s
Sau khi trộn màu tự nhiên, gạo sẽ được đem đi đồ. Khi đồ xôi hạt nếp dẻo thơm nhưng vẫn căng bóng, không bị dập nát, dù để cả ngày thì màu sắc, chất lượng của xôi vẫn mềm dẻo.
s
"Người làm nghề cần tuân thủ quy trình nấu xôi gồm 5 bước: Đãi sạch gạo, ngâm nước sạch trong 10 giờ đồng hồ; vớt gạo ra, xóc muối để khô; đồ xôi lần 1; bới xôi để nguội; đồ xôi lần 2. Mỗi lần đồ xôi trong khoảng 1 giờ đồng hồ với lửa to và đều. Cuối cùng, xôi được ủ trong buồm để không bị đổ mồ hôi", bà Thanh chia sẻ.
s
Nấu xôi Phú Thượng không chỉ là một nghề mà còn được xem như là một nghệ thuật ẩm thực. Xôi Phú Thượng có nét đặc trưng riêng biệt so với các loại xôi khác. Xôi nấu xong được chia ra các thúng riêng, rồi đặt vào các lớp buồm khác nhau. Trên các buồm luôn đậy các vỉ cói để xôi luôn nóng, thơm dẻo và không bị hấp hơi nước.
s
Xôi Phú Thượng luôn có độ bóng riêng do chất gạo, được gói trong các loại lá chứ không bao giờ gói trực tiếp bằng giấy báo hay giấy bóng kính. Nếu là xôi Phú Thượng ngon đúng điệu thì chỉ cần nhìn hạt xôi, ngửi mùi hương bay lên là đã nhận ra. Bởi sự thơm ngon, xôi Phú Thượng luôn được rất nhiều người lựa chọn dâng lên bàn thờ tổ tiên mỗi dịp lễ, Tết.
Thảo Trang
TIN LIÊN QUAN

Trắc nghiệm: Bạn hiểu gì về ngày cúng ông Công ông Táo?

Chí Long |

Hàng năm, các gia đình Việt sửa soạn mâm cỗ cúng ông Công ông Táo về trời vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Đây là nét đẹp truyền thống văn hóa ý nghĩa, đã tồn tại qua nhiều thế hệ.

Người dân tất bật thu hoạch phương tiện đưa ông Công ông Táo về trời

THẾ ĐẠI |

Sát ngày cúng ông Công ông Táo, người dân làng nuôi cá chép đỏ Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ càng hối hả, bận rộn thu hoạch cá chép đỏ. Cả làng hiện có khoảng 30 ha diện tích mặt nước, hơn 300 hộ nuôi với tổng sản lượng nửa năm lên đến 40 tấn.

Thủ phủ cá chép đỏ lớn nhất xứ Thanh trước ngày ông Công ông Táo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thị trấn Tân Phong (huyện Quảng Xương) được xem là thủ phủ cá chép đỏ lớn nhất xứ Thanh, hàng năm cứ cận ngày 23 tháng Chạp (tức ngày ông Công ông Táo), người dân nơi đây lại đua nhau kéo lưới, bắt cá chép phục vụ bà con trong và ngoại tỉnh. Theo nhiều người dân, năm nay việc nuôi cá chép được mùa nhưng mất giá.

Sửa lại cặp linh vật rồng ở TP Vinh bị chê "lúc giống rắn, lúc giống lươn"

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Hai con rồng được tạo nên từ cây xanh ở TP Vinh gây xôn xao dư luận nhiều ngày qua. Sau khi có nhiều ý kiến chê xấu, Công ty Cổ phần Công viên cây xanh TP Vinh đã chỉnh sửa lại một số chi tiết của cặp linh vật rồng này.

Giáp Tết Nguyên đán thời tiết mưa phùn sương mù, ca mắc cúm tăng rất nhanh

AN AN - VŨ LINH |

Sự biến động thời tiết là khắc tinh với sức khỏe người dân, đặc biệt là với người có bệnh mãn tính. Ông Vũ Bá Hùng (Hà Nội) đến thăm khám tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với triệu chứng khởi phát ho kèm tức ngực và khó thở.

Công viên trăm tỉ ở Hà Nội “thay áo mới” sau nhiều năm xuống cấp

Nhật Minh |

Khuôn viên bên trong Công viên Âm nhạc (Yên Nghĩa, Hà Đông) đã được dọn dẹp, cải tạo sau thời gian dài nhếch nhác, các hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng.

Hoa xuân xuống phố Tây Đô, nơi nhộn nhịp, chỗ lại thưa thớt

YẾN PHƯƠNG |

Cần Thơ - Trước thềm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, một số điểm bán hoa, kiểng tại quận Ninh Kiều nhộn nhịp khách tham quan. Trong khi đó, chợ hoa Xuân tại quảng trường trung tâm 586 (quận Cái Răng) lại thưa thớt.

Linh vật rồng ngộ nghĩnh tạo hình từ cây ở Cần Thơ

Tạ Quang |

Cần Thơ – Những cây bông trang được các nghệ nhân ở quận Thốt Nốt tạo thành các con vật ngộ nghĩnh trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Trắc nghiệm: Bạn hiểu gì về ngày cúng ông Công ông Táo?

Chí Long |

Hàng năm, các gia đình Việt sửa soạn mâm cỗ cúng ông Công ông Táo về trời vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Đây là nét đẹp truyền thống văn hóa ý nghĩa, đã tồn tại qua nhiều thế hệ.

Người dân tất bật thu hoạch phương tiện đưa ông Công ông Táo về trời

THẾ ĐẠI |

Sát ngày cúng ông Công ông Táo, người dân làng nuôi cá chép đỏ Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ càng hối hả, bận rộn thu hoạch cá chép đỏ. Cả làng hiện có khoảng 30 ha diện tích mặt nước, hơn 300 hộ nuôi với tổng sản lượng nửa năm lên đến 40 tấn.

Thủ phủ cá chép đỏ lớn nhất xứ Thanh trước ngày ông Công ông Táo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thị trấn Tân Phong (huyện Quảng Xương) được xem là thủ phủ cá chép đỏ lớn nhất xứ Thanh, hàng năm cứ cận ngày 23 tháng Chạp (tức ngày ông Công ông Táo), người dân nơi đây lại đua nhau kéo lưới, bắt cá chép phục vụ bà con trong và ngoại tỉnh. Theo nhiều người dân, năm nay việc nuôi cá chép được mùa nhưng mất giá.