Làng nghề nuôi cá chép đỏ Thủy Trầm rực rỡ sắc màu trước Tết

Tô Công |

Phú Thọ - Trước Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp, làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê) đang vào mua tát ao, thả lưới, cung cấp nguồn cá phóng sinh cho người dân khắp mọi miền đất nước.

Ngược lên phía Tây Bắc dọc theo Quốc lộ 32C tỉnh Phú Thọ, phóng viên Báo Lao Động tìm đến xã Tuy Lộc, một xã vùng thượng huyện của Cẩm Khê, nơi có làng nghề nuôi cá chép đỏ Thủy Trầm - nguồn cung cấp cá phóng sinh trong dịp Tết ông Công ông Táo cho nhiều tỉnh thành của miền Bắc, miền Trung. Ảnh: Tô Công.
Ngược lên phía Tây Bắc dọc theo Quốc lộ 32C tỉnh Phú Thọ, phóng viên Báo Lao Động tìm đến xã Tuy Lộc, một xã vùng thượng huyện của Cẩm Khê, nơi có làng nghề nuôi cá chép đỏ Thủy Trầm - nguồn cung cấp cá phóng sinh trong dịp Tết ông Công ông Táo cho nhiều tỉnh thành của miền Bắc, miền Trung. Ảnh: Tô Công.
Đặt chân đến đây, hiện ra trước mắt phóng viên là hàng cờ hoa dài hàng cây số theo các con đường trục chính, rực rỡ cả một vùng thôn quê rộng lớn. Ảnh: Tô Công.
Đặt chân đến đây, hiện ra trước mắt phóng viên là hàng cờ hoa dài hàng cây số theo các con đường trục chính, rực rỡ cả một vùng thôn quê rộng lớn. Ảnh: Tô Công.
Dưới đồng, người dân đang nô nức thu hoạch cá chép đỏ phục vụ các thương lái từ khắp các tỉnh, thành như Hà Nội, Lào Cai, Lạng Sơn và một số tỉnh miền Trung đến thu mua. Ảnh: Tô Công.
Dưới đồng, người dân đang nô nức thu hoạch cá chép đỏ phục vụ các thương lái từ khắp các tỉnh, thành như Hà Nội, Lào Cai, Lạng Sơn và một số tỉnh miền Trung đến thu mua. Ảnh: Tô Công.
Tại làng Thủy Trầm, người dân bắt đầu nuôi cá chép đỏ từ khoảng tháng 7 âm lịch, cho đến trước ngày Tết ông Công ông Táo khoảng 1 tuần là bắt đầu xuất bán cho thương lái. Ảnh: Tô Công.
Tại làng Thủy Trầm, người dân bắt đầu nuôi cá chép đỏ từ khoảng tháng 7 âm lịch, cho đến trước ngày Tết ông Công ông Táo khoảng 1 tuần là bắt đầu xuất bán cho thương lái. Ảnh: Tô Công.
Đặc điểm của cá chép đỏ nuôi tại làng Thủy Trầm là thân hình thoi, màu đỏ sặc sỡ hoặc đỏ ánh vàng và có hai đôi râu... Với ngoại hình bắt mắt, cá chép đỏ Thủy Trầm luôn được thị trường rất ưa chuộng. Ảnh: Tô Công.
Đặc điểm của cá chép đỏ nuôi tại làng Thủy Trầm là thân hình thoi, màu đỏ sặc sỡ hoặc đỏ ánh vàng và có hai đôi râu... Với ngoại hình bắt mắt, cá chép đỏ Thủy Trầm luôn được thị trường rất ưa chuộng. Ảnh: Tô Công.
Ông Bùi Đình Chữ - Trưởng làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm cho biết, nhiều năm trước, nghề nuôi cá chép đỏ chỉ tập trung ở làng Thủy Trầm, nhưng nay đã nhân rộng ra nhiều nơi trong xã Tuy Lộc. Hiện, toàn xã có khoảng 30ha nuôi cá chép đỏ, riêng làng Thủy Trầm là khoảng 17ha. Ảnh: Tô Công.
Ông Bùi Đình Chữ - Trưởng làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm cho biết, nhiều năm trước, nghề nuôi cá chép đỏ chỉ tập trung ở làng Thủy Trầm, nhưng nay đã nhân rộng ra nhiều nơi trong xã Tuy Lộc. Hiện, toàn xã có khoảng 30ha nuôi cá chép đỏ, riêng làng Thủy Trầm là khoảng 17ha. Ảnh: Tô Công.
Tuy nhiên, với đặc thù nghề nuôi cá chép đỏ chỉ mang tính thời vụ, không phải năm nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên 1 năm qua, đã có nhiều hộ gia đình chuyển đổi từ nuôi cá sang trồng rau, trồng cây... Ảnh: Tô Công.
Tuy nhiên, với đặc thù nghề nuôi cá chép đỏ chỉ mang tính thời vụ, không phải năm nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên 1 năm qua, đã có nhiều hộ gia đình chuyển đổi từ nuôi cá sang trồng rau, trồng cây... Ảnh: Tô Công.
“Năm nay, giá cá chép bán ra tại làng thấp hơn so với năm trước, giảm còn 80 nghìn đồng/1kg, năm trước luôn trên 100 nghìn đồng/1kg. Tuy vậy, nhưng đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong làng không bị ảnh hưởng, hàng cờ hoa, đèn dài cả cây số mà phóng viên thấy là người dân tự đóng góp, trang trí để làm đẹp cho quê hương” - ông Chữ chia sẻ.
“Năm nay, giá cá chép bán ra tại làng thấp hơn so với năm trước, giảm còn 80 nghìn đồng/1kg, năm trước luôn trên 100 nghìn đồng/1kg. Tuy vậy, nhưng đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong làng không bị ảnh hưởng, hàng cờ hoa, đèn dài cả cây số mà phóng viên thấy là người dân tự đóng góp, trang trí để làm đẹp cho quê hương” - ông Chữ chia sẻ. Ảnh: Tô Công.
Tại làng Thủy Trầm, nhiều năm qua, nghề nuôi cá chép đỏ phục vụ Tết ông Công ông Táo đã trở thành một trong những hướng phát triển kinh tế chủ đạo, mang lại thu nhập khá cho người nông dân, đóng góp không nhỏ vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê. Ảnh: Tô Công.
Tại làng Thủy Trầm, nhiều năm qua, nghề nuôi cá chép đỏ phục vụ Tết ông Công ông Táo đã trở thành một trong những hướng phát triển kinh tế chủ đạo, mang lại thu nhập khá cho người nông dân, đóng góp không nhỏ vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê. Ảnh: Tô Công.
Về với xã Tuy Lộc những ngày này, khắp nơi là những ngôi nhà cao tầng khang trang, kiên cố, mọc san sát nhau; các con đường đã được bêtông hóa, nhựa hóa và trải đầy cờ hoa rực rỡ, bộ mặt nông thôn đã “thay da đổi thịt“. Có được thành quả đó không thể không kể đến sự đóng góp rất lớn của việc duy trì, phát triển làng nghề nuôi cá chép đỏ ở Thủy Trầm. Ảnh: Tô Công.
Về với xã Tuy Lộc những ngày này, khắp nơi là những ngôi nhà cao tầng khang trang, kiên cố, mọc san sát nhau; các con đường đã được bêtông hóa, nhựa hóa và trải đầy cờ hoa rực rỡ, bộ mặt nông thôn đã “thay da đổi thịt“. Có được thành quả đó không thể không kể đến sự đóng góp rất lớn của việc duy trì, phát triển làng nghề nuôi cá chép đỏ ở Thủy Trầm. Ảnh: Tô Công.
Tô Công
TIN LIÊN QUAN

Những giấc mơ gửi cá chép lên trời

Hải An |

Với nhiều gia đình, Tết Nguyên đán đến từ rất sớm, ngay từ ngày 23 tháng Chạp, ngày mà nhà nhà đều làm mâm cơm tiễn ông Công, ông Táo về trời. Những con cá chép tinh thần bay trong làn khói chất chứa biết bao ước vọng của người trần mắt thịt gửi tới đấng linh thiêng vô hình, vô ảnh.

Đưa bầy heo, cá chép... lên bánh Trung thu, người dân đổ xô mua bánh nhà làm

NGUYÊN ANH |

Bên cạnh những loại bánh Trung thu truyền thống của các nhãn hàng quen thuộc thì bánh Trung thu do nhà làm (handmade) lại nở rộ và hút khách bởi kiểu dáng đáng yêu, độc lạ với tạo hình bầy heo mẹ con, cá chép, thiên nga hay hình ảnh làng quê Việt Nam.

Chiêm ngưỡng bức tranh "cá chép trông trăng" ở cánh đồng lúa tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Trên cánh đồng lúa vàng Tam Cốc trải dài theo sông Ngô Đồng, người dân đã tạo dựng một bức tranh dân gian “lý ngư vọng nguyệt” (cá chép trông trăng) với diện tích 10.000m2. Đây là biểu tượng của sự viên mãn, thủy khí dồi dào trợ lực cho sự phát triển du lịch xanh ở vùng đất Cố đô Hoa Lư ngàn năm văn hiến.

Thời tiết hôm nay 31.1: Miền Bắc trời rét, mưa nhỏ vài nơi

AN AN |

Thời tiết hôm nay 31.1, Bắc Bộ đêm và sáng trời rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 13 - 16 độ C. Nam Bộ ngày nắng với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 34 độ C.

Nhà trong ngõ hơn 10m2 được rao bán dưới 2 tỉ đồng

Tuyết Lan |

Nhiều căn nhà trong ngõ hơn chục mét vuông được rao bán với giá dưới 2 tỉ đồng. Theo các môi giới, những căn nhà trong ngõ tuy có giá rẻ nhưng có hạn chế là diện tích nhỏ, ngõ sâu.

3 điều cán bộ công chức, viên chức tuyệt đối không được làm dịp Tết

TRÀ MY |

Dưới đây là 3 điều cán bộ, công chức, viên chức không được làm dịp Tết.

Trời rét rất dễ bị đột quỵ

Hà Lê |

Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ đột quỵ cao, với khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam. Những ngày rét, số ca đột quỵ gia tăng tại nhiều cơ sở y tế.

Xe 3 trục vẫn vô tư qua cầu trong ngày đầu hạn chế qua cầu Rạch Miễu

Thành Nhân |

Dù đã có biển cấm xe 3 trục ở hai đầu cầu Rạch Miễu nhưng một số tài xế vẫn điều khiển phương tiện qua cầu trong khung giờ cấm.

Những giấc mơ gửi cá chép lên trời

Hải An |

Với nhiều gia đình, Tết Nguyên đán đến từ rất sớm, ngay từ ngày 23 tháng Chạp, ngày mà nhà nhà đều làm mâm cơm tiễn ông Công, ông Táo về trời. Những con cá chép tinh thần bay trong làn khói chất chứa biết bao ước vọng của người trần mắt thịt gửi tới đấng linh thiêng vô hình, vô ảnh.

Đưa bầy heo, cá chép... lên bánh Trung thu, người dân đổ xô mua bánh nhà làm

NGUYÊN ANH |

Bên cạnh những loại bánh Trung thu truyền thống của các nhãn hàng quen thuộc thì bánh Trung thu do nhà làm (handmade) lại nở rộ và hút khách bởi kiểu dáng đáng yêu, độc lạ với tạo hình bầy heo mẹ con, cá chép, thiên nga hay hình ảnh làng quê Việt Nam.

Chiêm ngưỡng bức tranh "cá chép trông trăng" ở cánh đồng lúa tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Trên cánh đồng lúa vàng Tam Cốc trải dài theo sông Ngô Đồng, người dân đã tạo dựng một bức tranh dân gian “lý ngư vọng nguyệt” (cá chép trông trăng) với diện tích 10.000m2. Đây là biểu tượng của sự viên mãn, thủy khí dồi dào trợ lực cho sự phát triển du lịch xanh ở vùng đất Cố đô Hoa Lư ngàn năm văn hiến.