Hoạ sĩ Bình Minh: “Nếu không được vẽ tôi không thể chịu nổi!"

Minh Thành |

Ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, tranh vẽ của người họa sĩ nghèo Bình Minh (62 tuổi, Phường Thạch Bàn, Quận Long Biên, Hà Nội) khó bán hơn bao giờ hết. Nhờ được sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng mạng những bức tranh của ông cứ thế được người dân cả nước đặt hàng nhộn nhịp.

Họa sĩ Bình Minh (tên thật Nguyễn Văn Bình) vốn là người đam mê nghiệp vẽ, sống với nó bằng mọi giá. Cuộc sống tuy vất vả, thiếu thốn nhưng 40 năm qua người họa sĩ nghèo vẫn sáng tác hơn 6.000 tác phẩm hội họa.
Do ảnh hưởng dịch COVID-19 tranh vẽ không bán được, lại không có công việc khác, điều này khiến cuộc sống của ông chỉ còn “nằm thở” và “vẽ tranh” sống qua ngày. Chính những khó khăn đó khiến người họa sĩ này nảy ra ý tưởng đem tranh ra đường, vừa bán vừa sáng tác tại chỗ nhằm thu hút được người xem, mua tranh khi dịch bệnh đã có xu hướng thuyên giảm.
Câu chuyện nhanh chóng được lan tỏa trên các trang mạng xã hội, nhiều người yêu mến nghệ thuật cả nước biết đến và cảm thông cho người họa sĩ. Những bức tranh và câu chuyện của ông cứ thế được lan truyền nhanh chóng.
“Là một người yêu vẽ ngay từ khi còn thiếu niên, tôi theo học nhiều lớp vẽ, sau đó học 2 năm tại chức ở trường Mỹ thuật Công nghiệp, giờ đây việc vẽ tranh đối với tôi hằng ngày mới là sống, nếu ngày nào không được vẽ tôi không thể chịu nổi!”.
Nhận ra việc bán tranh trên đường là không đúng quy định, hiện giờ ông Minh chỉ còn đi sáng tác và chủ yếu bán tranh tại nhà, không còn bày bán tranh trên vỉa hè khu vực cầu Long Biên.
Là người yêu cái vẽ từ thời những bức tranh sơn dầu còn là xa xỉ, tốn kém với người dân nghèo Thủ Đô. Ông Bình Mình được tiếp lửa từ những người thầy có tiếng như danh họa Bùi Xuân Phái, Trần Văn Cẩn,… là những người đi đầu trong ngành hội họa Việt Nam thế kỉ trước. “Buổi nào dự tọa đàm tôi cũng kí họa lại tất cả các thầy, được bạn bè khen, đúng là thầy Phái và thầy Cẩn rồi này.” Họa sĩ Bình Minh nhớ lại.
Đến thăm và mua tranh của họa sĩ Bình Minh, anh Nguyễn Quang Tú chia sẻ: “Là người cũng có chút chuyên môn về hội họa, tôi thấy chú có nhiều tác phẩm rất ấn tượng. Hôm nay tôi đến, chọn được một bức tranh vẽ cầu Long Biên rất ưng ý để trang trí vào căn phòng tôi vừa thiết kế xong.”
Ông Minh đặc biệt hứng thú với những công trình kiến trúc đặc trưng của Thủ đô. Đến tận nơi, ngắm thật lâu mới có thể cho người họa sĩ này cảm hứng sáng tác ra những tác phẩm ưng ý.
Là hàng xóm lâu năm của họa sĩ Bình Minh, mến mộ người hoạ sĩ nghèo đó vợ chồng cô Điệp là người cho ông Minh mượn không gian nhà mình dùng để trưng bày tranh bán.
Hai bức tranh trong nhà cô Điệp được họa sĩ Bình Minh vẽ tặng.
Họa sĩ Bình Minh vẫn đang còn nhiều ước mơ, hoài bão dang dở. Ông muốn sáng tác và để lại cho cộng đồng những tác phẩm ấn tượng, đánh dấu một chặng đường phát triển nghệ thuật ở Việt Nam.
Minh Thành
TIN LIÊN QUAN

Độc đáo nghệ nhân vẽ tranh bằng “cọ lửa”

NGUYÊN ANH |

Vỏ tràm là thứ tưởng chừng bỏ đi nhưng qua bàn tay khéo léo của người nghệ sĩ đã tạo ra những bức tranh khiến người xem trầm trồ. Đặc biệt hơn là những sáng tác chân dung không phải bằng cọ hay bút thông thường mà bằng bằng “cọ lửa” đã thu hút khá nhiều khách đặt mua.

Họa sĩ Lê Duy Ứng vẽ tranh Bác Hồ bằng "ánh sáng niềm tin"

Phương Anh |

"Bác Hồ đối với tôi là một hình tượng đặc biệt, luôn luôn tạo cho tôi cảm giác xúc động trong tâm hồn và là niềm cảm hứng để sáng tác những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng" - họa sĩ thương binh Lê Duy Ứng chia sẻ.

Gom vải vụn vẽ tranh dân gian đầy tươi mới của người khuyết tật

Ngọc Anh - Tạ Quang |

Từ những mảnh vải vụn thường chỉ bỏ đi ở những nhà may làng lụa Vạn Phúc, nhưng qua đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ và đầy sáng tạo của những người khuyết tật ở Hợp tác xã Vụn Art, những mảnh vải vụn ấy đã biến thành những bức tranh dân gian sinh động, tươi mới, đầy màu sắc…

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Độc đáo nghệ nhân vẽ tranh bằng “cọ lửa”

NGUYÊN ANH |

Vỏ tràm là thứ tưởng chừng bỏ đi nhưng qua bàn tay khéo léo của người nghệ sĩ đã tạo ra những bức tranh khiến người xem trầm trồ. Đặc biệt hơn là những sáng tác chân dung không phải bằng cọ hay bút thông thường mà bằng bằng “cọ lửa” đã thu hút khá nhiều khách đặt mua.

Họa sĩ Lê Duy Ứng vẽ tranh Bác Hồ bằng "ánh sáng niềm tin"

Phương Anh |

"Bác Hồ đối với tôi là một hình tượng đặc biệt, luôn luôn tạo cho tôi cảm giác xúc động trong tâm hồn và là niềm cảm hứng để sáng tác những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng" - họa sĩ thương binh Lê Duy Ứng chia sẻ.

Gom vải vụn vẽ tranh dân gian đầy tươi mới của người khuyết tật

Ngọc Anh - Tạ Quang |

Từ những mảnh vải vụn thường chỉ bỏ đi ở những nhà may làng lụa Vạn Phúc, nhưng qua đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ và đầy sáng tạo của những người khuyết tật ở Hợp tác xã Vụn Art, những mảnh vải vụn ấy đã biến thành những bức tranh dân gian sinh động, tươi mới, đầy màu sắc…