Hình ảnh khác lạ của Ga Long Biên sau cuộc đại trùng tu

Sơn Tùng - Hà Vi |

Sau 6 tháng cải tạo, Ga Long Biên có tuổi đời hơn 100 năm đã đi vào phục vụ hành khách với phong cách kiến trúc mới, hiện đại.

 
Nhà ga Long Biên (Hà Nội) vừa trải qua một cuộc "lột xác" toàn diện sau hơn 20 năm khiến nhiều hành khách đến đây phải ngỡ ngàng.
 
Ga Long Biên đi vào hoạt động từ năm 1902. Từ năm 1997 đến nay, ga Long Biên chưa từng được sửa chữa. Đây là đợt trùng tu lớn nhất của nhà ga này sau hơn 20 năm qua.
 
Trong đợt tu sửa này, ngoại thất được sửa lại mang phong cách tân cổ điển Pháp.
 
Về nội thất bên trong, nhà ga được thay toàn bộ cửa đi, cửa sổ có kích thước phù hợp; lắp đặt mới hệ thống trần, đèn chiếu sáng...
 
Quầy bán vé ốp gỗ sang trọng và nhân viên nhà ga mặc đồng phục khi làm việc tạo ấn tượng chuyên nghiệp hơn so với trước.
 
Cùng với cải tạo kiến trúc, hệ thống biển báo chỉ dẫn, các thiết bị phục vụ hành khách cũng được đầu tư mới.
 
Được biết, dự án “Sửa chữa nội ngoại thất Ga Long Biên” được tiến hành khởi công ngày 20.2.2019 và cơ bản hoàn thành vào 20.7.2019 vừa qua.
 
Ga Long Biên là điểm xuất phát của các chuyến tàu xuất phát từ Hà Nội đi Hải Phòng, Quán Triều (Thái Nguyên), Lào Cai, Đồng Đăng (Lạng Sơn).
 
Các chuyến tàu đi Lào Cai, Hải Phòng xuất phát từ ga Hà Nội hoặc về từ ga Gia Lâm hầu hết đều dừng đón, trả khách ở đây.
 
Một ngày đêm tại ga Long Biên có khoảng 27 chuyến tàu (cả tàu khách và tàu hàng, tàu hàng khoảng 3-4 chuyến).  Lượng khách trung bình khoảng 400-600 lượt khách/ngày, đặc biệt và dịp cuối tuần, các ngày lễ tết, lượng khách có thể đạt 1000-1500 lượt khách/ngày.
 
Nhằm đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự và an toàn chạy tàu chạy, các tấm biển cấm quay phim, chụp ảnh trên cầu Long Biên đã được treo cả bên trong và bên ngoài nhà Ga.
 
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa ý thức được sự nguy hiểm khi leo qua hàng rào để vào bên trong đường ray chụp ảnh.
Sơn Tùng - Hà Vi
TIN LIÊN QUAN

Cầu Long Biên, Ô Quan Chưởng "gồng mình" chịu đựng nạn vẽ bậy vô ý thức

Cát Tường - Cung Huyền |

Vẽ bậy trên các di tích lịch sử dường như là thói quen của một bộ phận người Việt kém văn hóa. Từ Tháp Hòa Phong, Ô Quan Chưởng, Tháp nước Hàng Đậu hay chứng nhân lịch sử cầu Long Biên đều là nạn nhân của sự vô ý thức này.

Hà Nội khẳng định ga tàu điện ngầm không xâm phạm di tích Hồ Gươm

VƯƠNG TRẦN |

UBND TP Hà Nội khẳng định ga ngầm C9 và tuyến hầm đường sắt đô thị không xâm phạm khu vực bảo vệ các di tích lịch sử cạnh Hồ Gươm.

Giới trẻ hồn nhiên đùa giỡn với "thần chết" trên cầu Long Biên

Nguyễn Hiếu - H.Phương |

Bất chấp việc vi phạm hành lang an toàn đường sắt, nhiều bạn trẻ và khách nước ngoài vẫn vô tư chụp ảnh tạo dáng giữa đường ray tàu hỏa của cầu Long Biên chỉ vì một vài bức ảnh "độc".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cầu Long Biên, Ô Quan Chưởng "gồng mình" chịu đựng nạn vẽ bậy vô ý thức

Cát Tường - Cung Huyền |

Vẽ bậy trên các di tích lịch sử dường như là thói quen của một bộ phận người Việt kém văn hóa. Từ Tháp Hòa Phong, Ô Quan Chưởng, Tháp nước Hàng Đậu hay chứng nhân lịch sử cầu Long Biên đều là nạn nhân của sự vô ý thức này.

Hà Nội khẳng định ga tàu điện ngầm không xâm phạm di tích Hồ Gươm

VƯƠNG TRẦN |

UBND TP Hà Nội khẳng định ga ngầm C9 và tuyến hầm đường sắt đô thị không xâm phạm khu vực bảo vệ các di tích lịch sử cạnh Hồ Gươm.

Giới trẻ hồn nhiên đùa giỡn với "thần chết" trên cầu Long Biên

Nguyễn Hiếu - H.Phương |

Bất chấp việc vi phạm hành lang an toàn đường sắt, nhiều bạn trẻ và khách nước ngoài vẫn vô tư chụp ảnh tạo dáng giữa đường ray tàu hỏa của cầu Long Biên chỉ vì một vài bức ảnh "độc".