Hiện trạng sông Tô Lịch trước khi được bổ cập nước cải thiện ô nhiễm

Quách Du |

Trước khi xây lắp 8 trạm bơm dã chiến để bổ cập nước cho sông Tô Lịch, mực nước tại dòng sông này vẫn khá thấp, đen xì, hàng trăm cống nước thải vẫn âm ỉ chảy ngày đêm.

Vừa qua Sở Xây dựng TP. Hà Nội cho biết, liên ngành thành phố đã khảo sát và đưa ra phương án bổ cập nước từ sông Hồng cho sông Tô Lịch qua cống Liên Mạc, nhằm cải thiện chất lượng nước con sông này. Ảnh: Q.D
Cụ thể, sẽ xây lắp 8 trạm bơm dã chiến tại khu vực cống Liên Mạc, nhằm bổ cập nước cho sông Tô Lịch, sông Nhuệ, công suất dự kiến khoảng 9m3/s". Ảnh: Q.D
Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động vào ngày 10.3, trên sông Tô Lịch (đoạn chảy qua quận Cầu Giấy), mực nước đang ở mức khá thấp. Ảnh: Q.D
Cống nước thải ào ào chảy, mùi hôi bốc lên sặc sụa. Ảnh: Q.D
Bà Bùi Minh Nguyệt (50 tuổi, trú tại số 491, đường Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, hàng chục năm nay, các gia đình sống 2 bên bờ sông Tô Lịch luôn sống trong cảnh ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: Q.D
Bà Bùi Minh Nguyệt (50 tuổi, trú tại số 491, đường Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, hàng chục năm nay, các gia đình sống 2 bên bờ sông Tô Lịch luôn sống trong cảnh ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: Q.D
“Nhiều lần nghe thành phố triển khai các biện pháp cải thiện ô nhiễm, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được giải quyết. Vừa qua, nghe nói thành phố sẽ xây trạm bơm, bổ cập nước từ sông Hồng vào để khơi thông dòng chảy, giảm ô nhiễm, chúng tôi rất hoan nghênh. Hy vọng, vấn đề được giải quyết phần nào” - bà Nguyệt chia sẻ. Ảnh: Q.D
Ông Nguyễn Đức Thuận (61 tuổi, trú tại số 45, đường Cầu Giây, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, dòng sông giảm ô nhiễm là điều mà người dân mong mỏi bấy lâu nay. “Bằng biện pháp gì cũng được, miễn là sông bớt ô nhiễm, để người dân có cuộc sống dễ chịu hơn. Thậm chí, chúng tôi sẵn sàng chung sức, đóng góp tiền bạc, cùng với ngành chức năng giải quyết vấn đề này” - ông Thuận nói. Ảnh: Q.D
Được biết, hiện sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14 km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía nam thành phố và ra sông Nhuệ (đoạn xã Hữu Hòa, Thanh Trì). Toàn tuyến sông có hơn 280 cửa xả nước thải. Theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, mỗi ngày có khoảng 150.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông.  Ảnh: Q.D
Được biết, hiện sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía nam thành phố và ra sông Nhuệ (đoạn xã Hữu Hòa, Thanh Trì). Toàn tuyến sông có hơn 280 cửa xả nước thải. Theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, mỗi ngày có khoảng 150.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông. Ảnh: Q.D

Trao đổi với PV Báo Lao Động, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh - Viện Sinh học Khoa học Công nghệ - Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định, việc bổ cập nước cho sông Tô Lịch là đề xuất nhiều năm nay của nhiều vị giáo sư ở Việt Nam cho Hà Nội.

“Đây là giải pháp tốt và nên làm. Tuy nhiên, việc xây dựng, lắp đặt 8 trạm bơm lưu động để bơm nước từ sông Hồng sang sông Tô Lịch thì Hà Nội cần phải xem xét, tính toán lại. Bởi, về mặt lý thuyết đã cho thấy sự không dài lâu. Ngoài ra, việc lắp đặt trạm bơm cũng gây tốn kém và chưa phải là giải pháp căn cơ” - ông Thịnh cho hay.


Quách Du
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia nói về việc xây 8 trạm bơm dã chiến bổ cập nước cho sông Tô Lịch

Phạm Đông |

Các ngành chức năng đang lên kế hoạch bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch và sông Nhuệ bằng trạm bơm dã chiến. Tuy nhiên, theo các chuyên gia môi trường, việc lắp đặt 8 trạm bơm dã chiến cần tính toán về công suất, hiệu quả và kinh phí cho hợp lý.

Đề xuất xây dựng đường hầm cao tốc dọc sông Tô Lịch: Kinh nghiệm từ hầm Thủ Thiêm

Đặng Tiến - Minh Quân |

Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE vừa đề xuất lập quy hoạch hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc chạy dọc sông Tô Lịch sử dụng nguồn vốn viện trợ từ phía Nhật Bản. Dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng từ kinh nghiệm xây dựng hầm Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn, phần lớn các chuyên gia cho rằng đây là cơ hội nên cần thực hiện khi chưa muộn.

Đề xuất xây đường hầm cao tốc dưới sông Tô Lịch: Táo bạo nhưng có khả thi?

Đặng Tiến |

Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE (đơn vị từng thí điểm làm sạch sông Tô Lịch (Hà Nội) bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản và khử mùi bãi rác Nam Sơn) cùng Tổng thầu Nhật Bản vừa đề xuất lập quy hoạch hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc chạy dọc sông Tô Lịch. Theo đại diện JVE Group, Dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ từ phía Nhật Bản, không phải dự án BOT, do đó người dân được dùng miễn phí.

Hà Nội đẩy nhanh dự án Nhà máy nước thải Yên Xá, làm sạch sông Tô Lịch

Phạm Đông |

Ngày 5.1, lãnh đạo Ban QLDA Đầu tư Xây dựng Công trình cấp nước, thoát nước và môi trường TP Hà Nội cho biết, các đơn vị chức năng đang đẩy nhanh tiến độ dự án Nhà máy nước thải Yên Xá.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Sự tiến bộ của 2 đội tuyển bóng chuyền Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

HOÀNG HUÊ |

2 đội tuyển bóng chuyền nam và nữ Việt Nam đều có sự tiến bộ rõ rệt ở các giải đấu quốc tế nửa đầu năm 2024.

Chuyên gia nói về việc xây 8 trạm bơm dã chiến bổ cập nước cho sông Tô Lịch

Phạm Đông |

Các ngành chức năng đang lên kế hoạch bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch và sông Nhuệ bằng trạm bơm dã chiến. Tuy nhiên, theo các chuyên gia môi trường, việc lắp đặt 8 trạm bơm dã chiến cần tính toán về công suất, hiệu quả và kinh phí cho hợp lý.

Đề xuất xây dựng đường hầm cao tốc dọc sông Tô Lịch: Kinh nghiệm từ hầm Thủ Thiêm

Đặng Tiến - Minh Quân |

Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE vừa đề xuất lập quy hoạch hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc chạy dọc sông Tô Lịch sử dụng nguồn vốn viện trợ từ phía Nhật Bản. Dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng từ kinh nghiệm xây dựng hầm Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn, phần lớn các chuyên gia cho rằng đây là cơ hội nên cần thực hiện khi chưa muộn.

Đề xuất xây đường hầm cao tốc dưới sông Tô Lịch: Táo bạo nhưng có khả thi?

Đặng Tiến |

Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE (đơn vị từng thí điểm làm sạch sông Tô Lịch (Hà Nội) bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản và khử mùi bãi rác Nam Sơn) cùng Tổng thầu Nhật Bản vừa đề xuất lập quy hoạch hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc chạy dọc sông Tô Lịch. Theo đại diện JVE Group, Dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ từ phía Nhật Bản, không phải dự án BOT, do đó người dân được dùng miễn phí.

Hà Nội đẩy nhanh dự án Nhà máy nước thải Yên Xá, làm sạch sông Tô Lịch

Phạm Đông |

Ngày 5.1, lãnh đạo Ban QLDA Đầu tư Xây dựng Công trình cấp nước, thoát nước và môi trường TP Hà Nội cho biết, các đơn vị chức năng đang đẩy nhanh tiến độ dự án Nhà máy nước thải Yên Xá.