Hiện trạng cụm dân cư bãi giữa sông Hồng được xác định dễ sạt lở cần di dời

Đinh Thiện |

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụm dân cư Bắc Cầu (bãi giữa sông Hồng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội) thuộc khu vực lòng sông co hẹp, tốc độ dòng chảy cao, dễ bị sạt lở gây mất an toàn khi có lũ. Vì vậy, quy hoạch 257/2016, quyết định 429/2023 của Thủ tướng xác định Bắc Cầu là một trong 10 khu dân cư phải di dời. Tuy nhiên hiện nay, khu vực này có hàng nghìn hộ dân đang sinh sống từ lâu và có các công trình kiên cố, công trình được thành phố xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.

Cụ thể, tại Quy hoạch 257/QĐ-TTg ngày 18.2.2016 (sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 21.4.2023), phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, khu vực dân cư Bắc Cầu nằm sát bờ ngã ba sông Hồng và sông Đuống, thuộc khu vực lòng sông co hẹp, tốc độ dòng chảy cao, dễ bị sạt lở gây mất an toàn khi có lũ nên cần phải di dời.
Cụ thể, tại Quy hoạch 257/QĐ-TTg ngày 18.2.2016 (sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 21.4.2023), phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, khu vực dân cư Bắc Cầu nằm sát bờ ngã ba sông Hồng và sông Đuống, thuộc khu vực lòng sông co hẹp, tốc độ dòng chảy cao, dễ bị sạt lở gây mất an toàn khi có lũ nên cần phải di dời.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc xác định khu vực dân cư Bắc Cầu là khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ, không phải di dời như kiến nghị của cử tri địa phương tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV thông qua Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội là chưa phù hợp với Quyết định số 257/QĐ-TTg và Quyết định số 429/QĐ-TTg.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc xác định khu vực dân cư Bắc Cầu là khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ, không phải di dời như kiến nghị của cử tri địa phương tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV thông qua Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội là chưa phù hợp với Quyết định số 257/QĐ-TTg và Quyết định số 429/QĐ-TTg.
Tuy nhiên mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định sẽ ghi nhận ý kiến của cử tri để nghiên cứu trong quá trình rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình để báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
Tuy nhiên mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định sẽ ghi nhận ý kiến của cử tri để nghiên cứu trong quá trình rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình để báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
Thông tin này ngay lập tức khiến hàng nghìn người dân Bắc Cầu cảm thấy phấn khởi.
Thông tin này ngay lập tức khiến hàng nghìn người dân Bắc Cầu cảm thấy phấn khởi.
Ngày 21.8, trao đổi với Lao Động, bà Nguyễn Thị Thân (Bí thư Chi bộ Tổ dân phố 38, phố Bắc Cầu) cho biết: “Suốt thời gian qua, hàng nghìn hộ dân chúng tôi luôn sống trong tâm trạng lo âu, không thể chuyên tâm sản xuất, làm ăn do liên tiếp nằm trong diện di dời vì nằm trong quy hoạch đồ án phân khu đô thị sông Hồng và gần nhất là nằm trong vùng thoát lũ. Chúng tôi rất mong Thủ tướng sẽ xem xét về trường hợp tại Bắc Cầu do đây là đất thổ cư và người dân đã sinh sống, trải qua nhiều thế hệ”, bà Thân nói.
Ngày 21.8, trao đổi với Lao Động, bà Nguyễn Thị Thân (Bí thư Chi bộ Tổ dân phố 38, phố Bắc Cầu) cho biết: “Suốt thời gian qua, hàng nghìn hộ dân chúng tôi luôn sống trong tâm trạng lo âu, không thể chuyên tâm sản xuất, làm ăn do liên tiếp nằm trong diện di dời bởi trong quy hoạch đồ án phân khu đô thị sông Hồng và gần nhất là nằm trong vùng thoát lũ. Chúng tôi rất mong Thủ tướng sẽ xem xét về trường hợp tại Bắc Cầu, do đây là đất thổ cư và người dân đã sinh sống, trải qua nhiều thế hệ”, bà Thân nói.
Cũng theo Bí thư Chi bộ Tổ dân phố 38, Quyết định số 257 của Thủ tướng nêu: “Khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ phải đáp ứng một trong các tiêu chí là khu phố cổ, làng cổ theo quy định tại Luật Đê điều; diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 5 hecta và có từ 400 người (hoặc 100 hộ) trở lên; diện tích lớn hơn 5 hecta và có mật độ dân cư từ 80 người/hecta (20 hộ/hecta) trở lên, trong đó không được quy đổi khu vực có mật độ dân cư cao bù cho khu vực có mật độ dân cư thấp; có cao độ nền tự nhiên khu dân cư cao hơn mực nước lũ thiết kế đê.
Cũng theo Bí thư Chi bộ Tổ dân phố 38, Quyết định số 257 của Thủ tướng nêu: “Khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ phải đáp ứng một trong các tiêu chí là khu phố cổ, làng cổ theo quy định tại Luật Đê điều; diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 5 hecta và có từ 400 người (hoặc 100 hộ) trở lên; diện tích lớn hơn 5 hecta và có mật độ dân cư từ 80 người/hecta (20 hộ/hecta) trở lên, trong đó không được quy đổi khu vực có mật độ dân cư cao bù cho khu vực có mật độ dân cư thấp; có cao độ nền tự nhiên khu dân cư cao hơn mực nước lũ thiết kế đê.
“Tại quyết định 257, số hộ thuộc diện di dời của khu dân cư Bắc Cầu là hơn 700 hộ, nhưng thực tế hiện nay chỉ tính riêng tổ dân phố 38 đã đến 700 hộ dân. Ngoài ra Bắc Cầu có đến bốn tổ dân phố nên con số đang lên đến hàng nghìn gia đình”, bà Thân dẫn chứng.
“Tại quyết định 257, số hộ thuộc diện di dời của khu dân cư Bắc Cầu là hơn 700 hộ, nhưng thực tế hiện nay chỉ tính riêng tổ dân phố 38 đã đạt đến con số này. Ngoài ra, Bắc Cầu có đến bốn tổ dân phố nên con số hiện lên đến hàng nghìn gia đình”, bà Thân cho hay.
Hiện nay, các hộ dân này chủ yếu sống dựa vào nghề kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, hay chỉ đơn thuần sống cảnh “gạo chợ, nước sông” và canh tác nông nghiệp. Do đó, nếu phải di dời, đa số người dân cho biết, họ mong muốn được sinh sống trên mảnh đất ông cha để lại. Bởi, cuộc sống qua nhiều thế hệ đã quen thuộc và không biết làm gì để kiếm kế sinh nhai nếu phải rời đi.
Được biết, các hộ dân này chủ yếu sống dựa vào nghề kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, hay chỉ đơn thuần sống cảnh “gạo chợ, nước sông” và canh tác nông nghiệp. Do đó, nếu phải di dời, đa số người dân cho biết, họ mong muốn được sinh sống trên mảnh đất ông cha để lại. Bởi, cuộc sống qua nhiều thế hệ đã quen thuộc và không biết làm gì để kiếm kế sinh nhai nếu phải rời đi.

Trước đó, theo quy hoạch đô thị sông Hồng, cụm dân cư Bắc Cầu (Long Biên) là một trong những khu vực thuộc diện phải di dời sẽ thực hiện quản lý theo đúng quy định tại Luật Đê điều. Việc di dời các khu dân cư hiện có ngoài đê sông Hồng sẽ được thực hiện thế nào nhận được nhiều sự quan tâm của người dân và dư luận.

Theo Viện trưởng Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội - Lưu Quang Huy, đồ án quy hoạch xác định, xây dựng kế hoạch và lộ trình di dời các khu vực dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp, mất an toàn khi có lũ lớn. Các hộ dân vi phạm pháp luật về đê điều, nằm trong phạm vi ảnh hưởng về đê điều. Khu vực đang bị sạt lở theo quy định và lộ trình giãn dân đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, tạo môi trường sống tốt tại khu vực.

Các đồ án quy hoạch phân khu đã xác định rõ các yếu tố hạ tầng cơ bản để cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu được tồn tại, bảo vệ theo Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo cảnh quan đô thị hai sông.

Cũng liên quan đến vấn đề này, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam nhận định, quy hoạch phân khu được duyệt đã tuân thủ yêu cầu thoát lũ theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thành phố chủ trương lấy phòng, chống lũ là mục tiêu hàng đầu khi phê duyệt đề án. Do đó, những khu dân cư được tồn tại sẽ phải đáp ứng yêu cầu về hạ tầng, kỹ thuật, bảo tồn đất và phát triển chức năng sẵn có.

Đinh Thiện
TIN LIÊN QUAN

Nghiên cứu quy hoạch hai bên sông Hồng theo mực nước dâng

Lan Nhi |

Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP Hà Nội cùng các đơn vị tư vấn mới đây đang lấy ý kiến về phương án quy hoạch không gian dịch vụ hai bên sông Hồng, định hướng tạo mặt bằng bãi theo hình ruộng bậc thang theo mực nước dâng.

Sông Hồng từ mức cạn kỷ lục đến mức cảnh báo lũ chỉ sau 2 tháng

Tô Công |

Cách đây khoảng 2 tháng, mực nước sông Hồng cạn kỷ lục, nhưng nay khi vào mùa mưa, nước từ khắp nơi đổ về khiến dòng sông chảy xiết, dâng lên nhanh chóng, tỉnh Phú Thọ đã phải ra lệnh báo động I.

Hà Nội phát triển đô thị hướng ra sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Theo Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh, sông Hồng mặc dù đã có quy hoạch, nhưng vẫn cần các địa phương triển khai rà soát theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là khoanh vùng hành lang thoát lũ.

30 giây cuối cùng của máy bay chở trùm Wagner trước khi rơi ở Nga

Khánh Minh |

Chiếc máy bay được cho là chở thủ lĩnh công ty quân sự tư nhân PMC Wagner, ông Evgeny Prigozhin, hoàn toàn bình thường trên radar cho đến 30 giây cuối cùng trước khi bị rơi.

Nền kinh tế lớn nhất EU chưa bao giờ yếu đến thế kể từ đại dịch

Khánh Minh |

Đức ghi nhận sự suy giảm mạnh nhất trong hoạt động kinh doanh trong hơn 3 năm, làm dấy lên lo ngại rằng, nền kinh tế lớn nhất EU đang rơi trở lại suy thoái.

Tạm giữ cha dượng liên quan đến cháu bé 2 tuổi tử vong khi uống sữa bị sặc

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Phước - Cháu bé được đi cấp cứu trong tình trạng bị sặc sữa, công an phát hiện cháu bé bị tác động ngoại lực ở đầu. Hiện công an tạm giữ người cha dượng để làm rõ vụ việc.

Bản tin công đoàn: Đề xuất đóng BHXH xuống 10-15 năm để nhận lương hưu

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Báo Lao Động thăm, làm việc với Báo Heng Ngan; Đại hội Công đoàn Ngân hàng Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028; Đề xuất giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội xuống 10-15 năm để nhận lương hưu; Phong trào thi đua nổi bật tại Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam,...

Hàng chục dự án vi phạm Luật Đất đai chưa được xử lý triệt để

LÊ PHI LONG |

Ngày 23.8 Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Quảng Bình cho biết, qua rà soát cho thấy, có hàng chục dự án vi phạm Luật Đất đai năm 2013 khi không sử dụng đất trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi được bàn giao đất trên thực địa.

Nghiên cứu quy hoạch hai bên sông Hồng theo mực nước dâng

Lan Nhi |

Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP Hà Nội cùng các đơn vị tư vấn mới đây đang lấy ý kiến về phương án quy hoạch không gian dịch vụ hai bên sông Hồng, định hướng tạo mặt bằng bãi theo hình ruộng bậc thang theo mực nước dâng.

Sông Hồng từ mức cạn kỷ lục đến mức cảnh báo lũ chỉ sau 2 tháng

Tô Công |

Cách đây khoảng 2 tháng, mực nước sông Hồng cạn kỷ lục, nhưng nay khi vào mùa mưa, nước từ khắp nơi đổ về khiến dòng sông chảy xiết, dâng lên nhanh chóng, tỉnh Phú Thọ đã phải ra lệnh báo động I.

Hà Nội phát triển đô thị hướng ra sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Theo Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh, sông Hồng mặc dù đã có quy hoạch, nhưng vẫn cần các địa phương triển khai rà soát theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là khoanh vùng hành lang thoát lũ.