Hầm đi bộ ở Hà Nội: Đầu tư hàng trăm tỉ đồng vẫn thưa thớt, lác đác người

Vương Trần - Tô Thế |

Hệ thống hầm đi bộ tại Hà Nội đã được đầu tư hàng trăm tỉ đồng nhưng vẫn không có nhiều người sử dụng, có thời điểm chỉ lác đác một vài người.
Cách đây hơn chục năm, vào những năm 2007-2008, UBND TP Hà Nội chính thức đưa vào sử dụng 23 hầm đi bộ với chi phí xây dựng hàng chục tỉ đồng.
Cách đây hơn chục năm, vào những năm 2007 - 2008, UBND TP Hà Nội chính thức đưa vào sử dụng 23 hầm đi bộ với chi phí xây dựng hàng trăm tỉ đồng (Theo số liệu thống kê chung khi xây dựng hầm đi bộ ở Hà Nội, chi phí xây dựng mỗi hầm đi bộ khoảng 3 - 7 tỉ đồng). Ảnh: Vương Trần
23 hầm đi bộ được UBND TP Hà Nội đưa vào hoạt động, cụ thể: Đường Vành đai 3 có 17 hầm đi bộ, nút giao đường 32 với đường 70 có 4 hầm đi bộ, 2 hầm đi bộ ở nội thành là Ngã Tư Sở và nút giao Giải Phóng - Đại Cồ Việt. Trong ảnh hầm đi bộ khu vực Ngã Tư Sở.
23 hầm đi bộ được UBND TP Hà Nội đưa vào hoạt động giai đoạn 2007 - 2008, cụ thể: Đường Vành đai 3 có 17 hầm đi bộ, nút giao đường 32 với đường 70 có 4 hầm đi bộ, 2 hầm đi bộ ở nội thành là Ngã Tư Sở và nút giao Giải Phóng - Đại Cồ Việt. Trong ảnh hầm đi bộ khu vực Ngã Tư Sở. Ảnh: Vương Trần
Hầm bộ hành Ngã Tư Sở dài gần 500m đi theo vòng tròn với 12 cửa đặt 4 góc đường Tây Sơn - Láng, Láng - Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi - Trường Chinh, Trường Chinh - Tây Sơn, mỗi cửa đều có 3 lối lên xuống dành cho người đi bộ, xe đạp. Tuy nhiên, theo ghi nhận vào thời điểm 9h ngày 26.3, lượng người đi bộ dưới hầm đi bộ hàng tỉ đồng này rất thưa thớt, chỉ lác đác vài người đang tập thể dục.
Hầm bộ hành Ngã Tư Sở dài gần 500m đi theo vòng tròn với 12 cửa đặt 4 góc đường Tây Sơn - Láng, Láng - Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi - Trường Chinh, Trường Chinh - Tây Sơn, mỗi cửa đều có 3 lối lên xuống dành cho người đi bộ, xe đạp. Tuy nhiên, theo ghi nhận vào thời điểm 9h ngày 26.3, lượng người đi bộ dưới hầm đi bộ hàng tỉ đồng này rất thưa thớt, chỉ lác đác vài người đang tập thể dục. Ảnh: Vương Trần
Theo quan sát, dưới hầm có rất nhiều bảng chỉ dẫn được đặt song song hai hướng đường đi và ở mỗi cửa lên xuống, cùng với đó là hệ thống đèn điện chiếu sáng 24/24 nhưng số lượng người sử dụng tương đối ít.
Theo quan sát, dưới hầm có rất nhiều bảng chỉ dẫn được đặt song song hai hướng đường đi và ở mỗi cửa lên xuống, cùng với đó là hệ thống đèn điện chiếu sáng 24/24 nhưng số lượng người sử dụng tương đối ít. Ảnh: Vương Trần
Trái với hình ảnh thoáng đãng, lác đác chỉ vài người trong hầm đường bộ, phía bên ngoài là cảnh xe cộ đông đúc di chuyển, đi lại.
Trái với hình ảnh thoáng đãng, lác đác chỉ vài người trong hầm đường bộ, phía bên ngoài là cảnh xe cộ đông đúc di chuyển, đi lại. Ảnh: Vương Trần
Ghi nhận vào lúc 12h trưa, thời điểm bến xe Mỹ Đình khá đông đúc, bên trong hầm đi bộ có một vài người đang qua đường.
Ghi nhận vào lúc 12h trưa, thời điểm bến xe Mỹ Đình khá đông đúc, bên trong hầm đi bộ có một vài người đang qua đường. Ảnh: Vương Trần
Trên đường Phạm Hùng cũng trong tình trạng tương tự, nhiều người dân băng qua đường mà không sử dụng hầm đi bộ.
Trên đường Phạm Hùng cũng trong tình trạng tương tự, nhiều người dân băng qua đường mà không sử dụng hầm đi bộ. Ảnh: Vương Trần
Một số hầm đi bộ khác trên đường Khuất Duy Tiến có dấu hiệu xuống cấp, phía bên ngoài có những tảng, miếng bê tông gồ ghề, nứt toác.
Một số hầm đi bộ khác trên đường Khuất Duy Tiến có dấu hiệu xuống cấp, phía bên ngoài có những tảng, miếng bê tông gồ ghề, nứt toác. Ảnh: Vương Trần
Ghi nhận tại hầm đi bộ trên đường Phạm Văn Đồng, xung quanh tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng nên người sử dụng hầu hết là các bạn sinh viên. Tuy nhiên số lượng không nhiều. Ảnh: Tô Thế
Tại đây luôn có người túc trực để lau dọn vệ sinh, hầm khá thông thoáng, đèn điện, quạt thông gió bên trong được trang bị đầy đủ. Ảnh: Tô Thế
"Mình thỉnh thoảng mới sử dụng hầm để qua đường, cảm thấy ở đây khá sạch sẽ, an toàn. Tuy nhiên mình vẫn có cảm giác sợ nếu phải xuống đây 1 mình, có thể là do tâm lý từng người", bạn Nguyễn Thị Tâm, sinh viên ĐH Luật chia sẻ. Ảnh: Tô Thế
Đường Hoàng Sa và Trường Sa dài hơn 12km (quốc lộ 5 kéo dài) khánh thành cuối năm 2015. Hai tuyến đường này được bố trí 10 hầm đi bộ (đường Hoàng Sa 5 hầm, đường Trường Sa 5 hầm). Ảnh: Tô Thế
Tuy nhiên, theo ghi nhận ngày 26.3, có đến 6/10 hầm ở khu vực này vẫn "cửa đóng then cài", cây cỏ mọc ngay lối vào, một số hầm có mùi xú uế do một số người thiếu ý thức vứt rác, tiểu tiện bên ngoài... Một số hầm không có khóa bên ngoài. Ảnh: Tô Thế
Một bãi rác tự phát ngay bên cạnh hầm đi bộ trên đường Trường Sa. Ảnh: Tô Thế
Trong khi đó, 4/10 hầm mở cửa cả ngày nhưng rất hiếm người qua lại. Ảnh: Tô Thế
"Dân cư xung quanh đây chưa nhiều nên chẳng mấy ai dùng hầm đi bộ. Một số hầm mở và có người lau dọn thường xuyên, nhưng chỉ buổi sáng khi công nhân đi làm mới có một vài người xuống, còn thời điểm khác gần như không có người", một người bán hàng gần hầm đi bộ trên đường Trường Sa cho hay. Ảnh: Tô Thế

Vương Trần - Tô Thế
TIN LIÊN QUAN

Cầu đi bộ giữa trung tâm TPHCM nhếch nhác vì rác

AN NGUYÊN |

Thời gian gần đây, khu vực cầu vượt bộ hành trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận 5, TPHCM) đang trong trình trạng nhếch nhác bởi rác thải, ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị.

Khánh Hòa: Hủy bỏ xây dựng hầm đi bộ qua đường Trần Phú

Nhiệt Băng |

Do chồng lấn quy hoạch và chưa đảm bảo phù hợp với các quy định tại Nghị định 39 của Chính phủ, UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định hủy bỏ chủ trương xây dựng hầm đi bộ qua đường Trần Phú (TP.Nha Trang).

Thử nghiệm mở rộng không gian đi bộ: Dân Hà Nội vừa bất ngờ vừa bất tiện

Tùng Giang - Hà Phương |

Từ 18h tối 25.12, 8 phố và 3 ngõ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) được chọn là khu vực mở rộng cho không gian đi bộ. Đa số người dân sinh sống trong các khu phố này đều tỏ ra bất ngờ và thấy bất tiện khi lối vào nhà đều bị chốt chặn.

Lứa cầu thủ trẻ trưởng thành dưới bàn tay của ông Philippe Troussier

AN NGUYÊN |

Lứa cầu thủ tham dự SEA Games 32 tới đây cũng chính là những "viên ngọc thô" mà huấn luyện viên Philippe Troussier từng mài giũa ở các đội tuyển trẻ.

Podcast: Con yêu sớm, cha mẹ trăn trở

Nhóm PV |

Việc có nên đồng ý cho con yêu sớm hay không là nỗi trăn trở của biết bao người làm cha mẹ. Có những người chọn đồng hành cùng con, đồng ý cho con có những trải nghiệm tình cảm thời học sinh. Nhưng có những người lại không.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Bản tin công đoàn: Nhiều công nhân ở Hà Nội rơi vào cảnh giảm việc

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Nhiều công nhân ở Hà Nội rơi vào cảnh giảm việc; Công ty PouYuen không tái ký HĐLĐ với 3.000 lao động; Niềm vui Mái ấm Công đoàn trước thềm 27.2 của đoàn viên ngành y tế Cần Thơ...


Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn vì xe “độ chế” trung chuyển du khách tại Kỳ Co

Hoài Luân |

Bình Định - Để trung chuyển du khách từ đỉnh đèo xuống đến bãi biển tại Dự án điểm du lịch Kỳ Co, chủ đầu tư dùng các xe "độ chế", không có dây an toàn khiến nhiều người ngồi trên xe cảm thấy lo lắng, bất an.

Cầu đi bộ giữa trung tâm TPHCM nhếch nhác vì rác

AN NGUYÊN |

Thời gian gần đây, khu vực cầu vượt bộ hành trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận 5, TPHCM) đang trong trình trạng nhếch nhác bởi rác thải, ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị.

Khánh Hòa: Hủy bỏ xây dựng hầm đi bộ qua đường Trần Phú

Nhiệt Băng |

Do chồng lấn quy hoạch và chưa đảm bảo phù hợp với các quy định tại Nghị định 39 của Chính phủ, UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định hủy bỏ chủ trương xây dựng hầm đi bộ qua đường Trần Phú (TP.Nha Trang).

Thử nghiệm mở rộng không gian đi bộ: Dân Hà Nội vừa bất ngờ vừa bất tiện

Tùng Giang - Hà Phương |

Từ 18h tối 25.12, 8 phố và 3 ngõ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) được chọn là khu vực mở rộng cho không gian đi bộ. Đa số người dân sinh sống trong các khu phố này đều tỏ ra bất ngờ và thấy bất tiện khi lối vào nhà đều bị chốt chặn.