Hà Nội: Người dân xóm nổi ngụ cư lo lắng sau quy hoạch sông Hồng

Tùng Giang - Tạ Quang |

Biết tin về Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ công bố vào tháng 6.2021 tới, nhiều hộ dân sinh sống tại xóm nổi ngụ cư (bãi giữa sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên, Hà Nội) bày tỏ sự lo lắng về tương lai của những đứa trẻ sinh ra tại nơi này.
Theo dự thảo đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng bao phủ diện tích khoảng 11.000 ha với quy mô dân số từ 280.000 đến 320.000 người, kéo dài khoảng 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở; thuộc địa bàn của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện.
Là một trong những vùng nằm trong đồ án quy hoạch, xóm Phao (thuộc bãi giữa sông Hồng, phường Ngọc Thụy) hiện là nơi cư ngụ của khoảng 30 hộ gia đình với hơn 100 nhân khẩu từ khắp các tỉnh thành "trôi dạt" về đây đã hàng chục năm nay.
Thậm chí có người sống tại đây cả nửa đời người. Dù không có tấm sổ đỏ nào được cấp, nhưng những căn nhà, túp lều tạm bợ, nhiều chiếc thuyền lênh đênh neo đậu trên bãi bồi vẫn là chốn nương thân bình yên của người dân.
Bà Nguyễn Thị Oanh (58 tuổi, trú tại Ngọc Thụy, Long Biên) chia sẻ, cuộc sống hằng ngày của bà đã rất khó khăn khi phải đạp xe khắp các ngõ phố Hà Nội nhặt ve chai nuôi cháu nhỏ ăn học. Mỗi ngày, bà Oanh kiếm được khoảng 50 nghìn tiền thu phế liệu. Toàn bộ số tiền kiếm được cũng dồn hết vào cháu bé và gia cố chiếc bè nổi do thường xuyên hỏng hóc.
"Những ngày qua tôi cũng nghe nhiều thông tin về Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng sẽ được phê duyệt trong tháng 6 tới, điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ bãi giữa sông này người dân như chúng tôi sẽ chẳng còn chỗ ở. Nhưng đó không phải là điều tôi lo lắng nhất, cái lo ở đây là tương lai của cháu tôi và những đứa trẻ sinh ra tại vùng đất này", bà Oanh nói.
Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Đăng Được, 75 tuổi là trưởng xóm Phao (bãi giữa sông Hồng) cho biết, việc quy hoạch lại sông Hồng tạo không gian kiến trúc cho đô thị là điều vô cùng cần thiết để thành phố có diện mạo mới và hiện đại. Người dân xóm Phao và những người sinh sống dọc 2 bên sông Hồng dù cảm thấy lo lắng khi phải di dời nhưng cũng rất ủng hộ đồ án.
"Cái lo thường trực của người dân ngụ cư là không rõ tương lai sẽ phải đi đâu, làm gì và ở chỗ nào. Đặc biệt là những trẻ nhỏ trong xóm, bởi người lớn đều là dân lao động, có thể thích nghi tốt hơn khi phải di dời đi nơi khác. Nhưng các cháu nhỏ sẽ đối diện với cảnh khó khăn học hành do không có chốn đi về", ông Được băn khoăn.
Không ít người dân bày tỏ và mong chờ Hà Nội có một quyết sách hợp tình hợp lý và nhân văn đối với hàng trăm hộ đang sinh sống ở nơi này.
Không gian xập xệ, xiêu vẹo bên trong những chiếc bè nổi lênh đênh trên mặt nước của người dân ở xóm nổi ngụ cư ven sông Hồng.
Tấm ván gỗ dùng làm sàn nhà bị mất một mảng, lộ rõ mặt nước từ bên trong chiếc bè.
Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Quốc Văn - Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy, quận Long Biên - cho hay, hiện tại địa phương đã nắm bắt được thông tin về phương án quy hoạch sông Hồng, nhưng vẫn phải chờ được phê duyệt.  Ông Văn mong rằng, thành phố sớm có quy hoạch cụ thể ở sông Hồng qua đó để giải quyết vướng mắc cho việc đầu tư, xây dựng ở khu vực này. Khi đã có quy hoạch cụ thể, phường sẽ lên kế hoạch cụ thể để hỗ trợ người dân đang sinh sống ở ngoài bãi giữa sông Hồng.
Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Quốc Văn - Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy, quận Long Biên - cho hay, hiện tại địa phương đã nắm bắt được thông tin về phương án quy hoạch sông Hồng, nhưng vẫn phải chờ được phê duyệt. Ông Văn mong rằng, thành phố sớm có quy hoạch cụ thể ở sông Hồng qua đó để giải quyết vướng mắc cho việc đầu tư, xây dựng ở khu vực này. Khi đã có quy hoạch cụ thể, phường sẽ lên kế hoạch cụ thể để hỗ trợ người dân đang sinh sống ở ngoài bãi giữa sông Hồng.
Cũng liên quan đồ án quy hoạch này, tại hội nghị công bố các Đồ án quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử, ông Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam khẳng định, quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng không chỉ hướng đến mục tiêu tổ chức lại không gian 2 bên bờ sông, mà quy hoạch cũng nêu rất cụ thể việc ai đi, ai ở và ở như thế nào để người dân có thể hiểu rõ.


Tùng Giang - Tạ Quang
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch phân khu đô thị: Dân phố cổ Hà Nội lo mất kế sinh nhai

Tùng Giang - Hà Phương |

Đồng ý với chủ trương của TP Hà Nội cũng như mong muốn được chuyển đến một nơi ở mới khang trang hơn, nhưng nhiều người dân sống trong phố cổ Hà Nội lo lắng họ mất kế sinh nhai khi không biết đến nơi ở mới sẽ làm gì để kiếm sống.

Quy hoạch đất Sông Hồng: Khi bà bán trà đá kiêm luôn nghề... cò đất

Phương Duy - Châu Anh |

Thông tin Hà Nội khẩn trương hoàn thiện đồ án quy hoạch đất Sông Hồng khiến giá đất nhiều nơi nhảy vọt. Lượng người tìm kiếm đất nền tăng nhanh khiến nghề môi giới bất động sản nở rộ.

Xóm ngụ cư bãi giữa sông Hồng làm đủ nghề để mưu sinh qua mùa dịch

Phương Trang |

Dịch COVID-19 ảnh hưởng khiến cuộc sống của nhiều lao động ở xóm ngụ cư dưới chân cầu Long Biên (phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên, Hà Nội). Cuộc sống đối với họ vốn đã khó khăn nay lại càng chật vật hơn.

Khởi tố, bắt tạm giam thiếu tướng Đỗ Hữu Ca

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh hôm nay (22.2) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Đỗ Hữu Ca – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Khởi tố, bắt giam kẻ dùng tuýp sắt dài hơn một mét đánh shipper gãy 2 tay

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Chỉ vì phí ship 30.000 đồng dẫn đến tranh cãi mà một cặp vợ chồng ở Quảng Ngãi đã dùng tuýp sắt, ghế inox đánh một nam shipper gãy 2 tay.

Chưa có đường tránh phục vụ mở rộng Sân bay Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Một tuyến đường dân sinh có hàng nghìn phương tiện lưu thông mỗi ngày sẽ bị đóng để làm Sân bay Điện Biên. Tuy nhiên, hiện đường tránh vẫn chưa được xây dựng.

Đàm phán giá thành công 64 biệt dược, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng

Thùy Linh |

Ngày 22.2, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế), cho biết Bộ Y tế đã đàm phán giá với 69 thuốc biệt dược, thuốc gốc có giá trị sử dụng lớn. 64 loại biệt dược đã được đàm phán giá thành công, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng.

Thực nghiệm hiện trường vụ mẹ ruột tiếp tay cho người tình xâm hại con gái

L.N |

Tuyên Quang - Cơ quan công an đánh giá vụ án bé gái 10 tuổi bị xâm hại tình dục đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận, cần phải xử lý nghiêm.

Quy hoạch phân khu đô thị: Dân phố cổ Hà Nội lo mất kế sinh nhai

Tùng Giang - Hà Phương |

Đồng ý với chủ trương của TP Hà Nội cũng như mong muốn được chuyển đến một nơi ở mới khang trang hơn, nhưng nhiều người dân sống trong phố cổ Hà Nội lo lắng họ mất kế sinh nhai khi không biết đến nơi ở mới sẽ làm gì để kiếm sống.

Quy hoạch đất Sông Hồng: Khi bà bán trà đá kiêm luôn nghề... cò đất

Phương Duy - Châu Anh |

Thông tin Hà Nội khẩn trương hoàn thiện đồ án quy hoạch đất Sông Hồng khiến giá đất nhiều nơi nhảy vọt. Lượng người tìm kiếm đất nền tăng nhanh khiến nghề môi giới bất động sản nở rộ.

Xóm ngụ cư bãi giữa sông Hồng làm đủ nghề để mưu sinh qua mùa dịch

Phương Trang |

Dịch COVID-19 ảnh hưởng khiến cuộc sống của nhiều lao động ở xóm ngụ cư dưới chân cầu Long Biên (phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên, Hà Nội). Cuộc sống đối với họ vốn đã khó khăn nay lại càng chật vật hơn.