Hà Nội: Khám phá khu hầm địa đạo hiếm hoi tại miền Bắc

Thế Kỷ |

Địa đạo Nam Hồng (Đông Anh, Hà Nội) là một hệ thống công sự chiến đấu hết sức lợi hại. Hầm địa đạo đã trở thành căn cứ địa cách mạng hữu ích che chở, bảo vệ các đồng chí đảng viên trước sự lùng sục, truy bắt gắt gao của quân Pháp.

Thôn Vệ (xã Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội) - nơi còn sót lại dấu tích về hệ thống địa đạo mang dấu ấn lịch sử hào hùng của thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Sau hơn 70 năm tồn tại, cả địa đạo dài khoảng hơn 11km giờ chỉ còn giữ được khoảng 200m, nối thông qua những ngôi nhà trong thôn.
Trong số hàng chục cửa hầm lên xuống địa đạo, hiện chỉ còn hai cửa hầm gần như còn nguyên vẹ. Theo đó, một cửa nằm dưới gầm giường nhà cụ Phạm Thị Lai, một cửa hầm nằm ở góc nhà cụ Phạm Văn Dộc.
Nhấc tấm bê tông nằm dưới các tấm lát giường nhà cụ Phạm Thị Lai, một cửa hầm hiện ra với kích thước khá nhỏ, chỉ đủ một người lớn đi xuống.
Theo ông Phạm Quang Hài (con trai cụ Phạm Thị Lai), những năm qua ngôi nhà của gia đình đã được tôn tạo, sửa chữa, tuy nhiên địa đạo phía dưới nền ngôi nhà không bị ảnh hưởng. Có một chiếc thang sắt gắn vào vách hầm để mọi người dễ dàng lên xuống.
"Tôi từng nghe mẹ mình kể lại, hồi đó để có địa đạo này, các cụ đã dùng chiếc búa chim, đào ngày, đào đêm, sau đó giấu đất vào bị cói hoặc chiếc khăn vuông rồi lén đổ xuống sông cho địch không phát hiện", anh Phạm Quang Hài cho hay.
Một đoạn địa đạo hiện còn giữ được nguyên trạng xây bằng gạch, trần uốn cong kiểu mái vòm.
Theo tài liệu ghi lại, địa đạo Nam Hồng được đào theo kiểu xương cá, có trục chính kết nối với các nhánh.
Ngoài một đoạn ngắn vẫn giữ được nguyên bản (tường gạch, mái vòm) thì hầu hết các đoạn khác đã được chính quyền địa phương và cơ quan chức năng gia cố bằng những tấm bê tông cốt thép lớn ở hai bên và trên đỉnh để chống sập.
Một cửa hầm khác để lên xuống địa đạo vẫn giữ được nguyên vẹn nằm tại góc nhà bếp ông Phạm Văn Dộc (được biết từ cửa hầm này sẽ thông qua cửa hầm nhà cụ Phạm Thị Lai với chiều dài khoảng 80m).
Lối đi vào địa đạo khá hẹp, đây là đoạn còn giữ được nguyên bản, được xây từ hơn 70 năm trước.
Một số điểm được gia cố thêm bằng xi măng.
Theo tư liệu ghi lại, ban đầu, khi giặc Pháp chiếm đóng ở Nam Hồng, du kích và nhân dân trong làng mới biết đào hầm tránh giặc và hệ thống các đường hào để tránh máy bay, đạn cối. Khi làng có nhiều hầm, người ta mới đào thông các hầm với nhau tạo thành hệ thống hầm ngầm dưới đất, vừa tiện đi lại, vừa đảm bảo bí mật. Chỉ sau 2-3 tháng, hệ thống giao thông hào, thành lũy kháng chiến đã chằng chịt khắp làng trên xóm dưới với chiều dài gần 11km.
Dưới địa đạo khá ẩm thấp do lâu ngày không có người xuống.
Bên ngoài bức tường nhà ông Dộc vẫn còn tấm bia đá ghi dòng chữ: "Nơi đây, đồng chí Trần Xuyên, Chính trị viên thôn - đội du kích đã hy sinh sau gần 1 ngày cùng đồng đội đánh trả 1 tiểu đoàn địch vây càn".
Thế Kỷ
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện hầm chứa hàng trăm vật liệu nổ là đạn cối, lựu đạn

HƯNG THƠ |

Lực lượng rà phá hiện trường vừa phát hiện hầm chứa gần 500 vật liệu nổ là đạn cối, lựu đạn.

Thi công đường hầm xuyên núi đầu tiên ở Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Đường hầm xuyên núi ven biển, thuộc dự án đường bao biển TP.Hạ Long – TP.Cẩm Phả dù chỉ có 235m nhưng đơn vị thi công cho rằng đây là công trình đường hầm xuyên núi phức tạp và khó nhằn nhất từ trước tới nay. Đường hầm có vốn đầu tư gần 250 tỉ đồng, gồm 2 ống hầm, mỗi ống 3 làn xe, khổ hầm 13,795m.

Phát hiện đường hầm bí ẩn 20 triệu năm tuổi dưới đáy đại dương

Song Minh |

Những đường hầm bí ẩn 20 triệu năm tuổi dưới đáy đại dương cổ đại bắt nguồn từ loài giun ăn thịt dài 1,8 mét.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Phát hiện hầm chứa hàng trăm vật liệu nổ là đạn cối, lựu đạn

HƯNG THƠ |

Lực lượng rà phá hiện trường vừa phát hiện hầm chứa gần 500 vật liệu nổ là đạn cối, lựu đạn.

Thi công đường hầm xuyên núi đầu tiên ở Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Đường hầm xuyên núi ven biển, thuộc dự án đường bao biển TP.Hạ Long – TP.Cẩm Phả dù chỉ có 235m nhưng đơn vị thi công cho rằng đây là công trình đường hầm xuyên núi phức tạp và khó nhằn nhất từ trước tới nay. Đường hầm có vốn đầu tư gần 250 tỉ đồng, gồm 2 ống hầm, mỗi ống 3 làn xe, khổ hầm 13,795m.

Phát hiện đường hầm bí ẩn 20 triệu năm tuổi dưới đáy đại dương

Song Minh |

Những đường hầm bí ẩn 20 triệu năm tuổi dưới đáy đại dương cổ đại bắt nguồn từ loài giun ăn thịt dài 1,8 mét.