Hà Nội: Hàng loạt di tích phố cổ bị trưng dụng, xâm lấn

Tùng Giang - Đình Trường |

Theo ghi nhận của phóng viên nhiều di tích lịch sử phố cổ Hà Nội đang bị thu hẹp diện tích, xâm lấn bởi các quán ăn, trà đá vỉa hè.
Hà Nội có hệ thống di tích dày đặc, nhưng rất nhiều trong số đó đã bị xâm hại. Tình trạng này không phải mới diễn ra trong một vài năm gần đây mà đã có từ hàng chục năm trước. Điều này khiến cho nhiều người không thể nhận ra đâu là các di tích.
Phố cổ Hà Nội có hệ thống di tích đồ sộ và phong phú, nhưng với áp lực quá tải về dân số, một loạt các di tích tại đây đang bị xâm lấn, làm giảm đi sự tôn nghiêm.
Trên phố Mã Mây (quận Hoàn Kiếm), dù đền Hương Tượng được xếp hạng di tích quốc gia nhưng không tránh khỏi tình trạng bị trưng dụng làm điểm đỗ xe, quán quán trà đá vỉa hè.
Phao bơi trẻ em, ba lô, túi... được treo bán ngay trước cổng của một điểm di tích trong khu phố cổ Hà Nội.
Tương tự, trên phố Bát Đàn, đền Nhân Nội Linh Từ là điểm đến tâm linh trong tuyến tham quan khu phố cổ Hà Nội nhưng bị các hàng quán xung quanh kê bàn ghế bếp than, xô chậu để bừa bãi ngay trước lối đi vào khiến diện tích trước cửa đền càng chật hẹp.
Anh Trần Minh Tuấn (sinh năm 1993, trú tại Tân Ấp, Ba Đình, Hà Nội) thường xuyên lễ tại đây cho biết, mỗi khi gia đình đến thắp hương, cúng bái đều phải len chân qua hàng loạt phương tiện, đồ dùng của các hàng quán án ngữ trước cổng đền.
"Cảnh tượng nhếch nhác, nhộn nhạo đã khiến nhiều di tích như đền Nhân Nội Linh Từ mất đi vẻ tôn nghiêm", anh Tuấn nói.
Tại số 59 phố Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm), chùa Vĩnh Trù là di tích kiến trúc nghệ thuật hạng quốc gia, đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng năm 1994. Tuy nhiên hiện nay, hàng quán bên cạnh chùa thường tận dụng mặt tiền để làm nơi để xe, kê bàn ăn cho khách.
Chị Nguyễn Thị Phương (sinh năm 1980, trú tại phố Hàng Lược) phản ánh: “Việc chiếm dụng mặt tiền của chùa để buôn bán không chỉ cản trở du khách đến thăm quan mà còn làm mất đi vẻ uy nghiêm, linh thiêng của nơi thờ tự”.
Đình Trung Yên tại số 10 (ngõ Trung Yên, phố Đinh Liệt, Hoàn Kiếm) nằm lọt thỏm giữa ngôi nhà dân đã và đang xuống cấp. Theo quan sát, dù có biển ghi rõ “Di tích quốc gia đình Trung Yên” nhưng không gian của đình chỉ vỏn vẹn hơn chục mét vuông. Xung quanh, cảnh họp chợ đông đúc khiến khu vực này càng trở nên nhếch nhác.
Mới đây, TP.Hà Nội đã công bố 6 đồ án quy hoạch phân khu (1/2.000) nội đô lịch sử bao phủ 4 quận nội đô. Với yêu cầu chính là kiểm soát dân số tại 4 quận, các đồ án nhằm mục tiêu giảm từ 1,2 triệu dân (năm 2009) xuống dự kiến còn 672.000 dân; bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử; đồng thời cải thiện hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.
Theo PGS. TS Đặng Văn Bài - Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia phân tích, rất cần thiết lập ra các tổ chức đại diện cộng đồng cư dân phố cổ và Hội đồng tư vấn khoa học (gồm các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý, đại diện các doanh nghiệp có liên quan tới di sản văn hóa). Bởi để bảo tồn, phát huy giá trị di sản của phố cổ thì vai trò của cộng đồng người dân là rất lớn.
Tùng Giang - Đình Trường
TIN LIÊN QUAN

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chờ đợi chính sách hợp tình, hợp lý

NHI CÚC - TRƯỜNG GIANG |

Trước thông tin TP.Hà Nội công bố Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử, người dân phố cổ Hà Nội đã bày tỏ tâm tư trước nhiều vấn đề còn tồn đọng của đề án giãn dân tại khu vực này. Một đề án vẫn còn dang dở khi chưa tìm ra được một lời giải đáp thỏa đáng.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Phải biết vì sao dân không muốn rời khỏi nội đô!

ĐÌNH TRƯỜNG - TÙNG GIANG |

Với việc ban hành quy hoạch phân khu đô thị ở 4 quận nội đô, Hà Nội một lần nữa đi tìm lời giải cho bài toán giãn dân phố cổ. Một bài toán đã kéo dài hơn 20 năm mà chưa tìm ra cái kết thỏa đáng. Và ở lần trở lại này, với những thách thức đã tồn tại dai dẳng hàng thập kỷ qua, bài toán giãn dân phố cổ cần hiểu rõ căn nguyên vì sao người dân không muốn rời khỏi nội đô để mà giải quyết.

Quy hoạch phân khu đô thị: Dân phố cổ Hà Nội lo mất kế sinh nhai

Tùng Giang - Hà Phương |

Đồng ý với chủ trương của TP Hà Nội cũng như mong muốn được chuyển đến một nơi ở mới khang trang hơn, nhưng nhiều người dân sống trong phố cổ Hà Nội lo lắng họ mất kế sinh nhai khi không biết đến nơi ở mới sẽ làm gì để kiếm sống.

Khởi tố, bắt tạm giam thiếu tướng Đỗ Hữu Ca

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh hôm nay (22.2) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Đỗ Hữu Ca – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Khởi tố, bắt giam kẻ dùng tuýp sắt dài hơn một mét đánh shipper gãy 2 tay

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Chỉ vì phí ship 30.000 đồng dẫn đến tranh cãi mà một cặp vợ chồng ở Quảng Ngãi đã dùng tuýp sắt, ghế inox đánh một nam shipper gãy 2 tay.

Chưa có đường tránh phục vụ mở rộng Sân bay Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Một tuyến đường dân sinh có hàng nghìn phương tiện lưu thông mỗi ngày sẽ bị đóng để làm Sân bay Điện Biên. Tuy nhiên, hiện đường tránh vẫn chưa được xây dựng.

Đàm phán giá thành công 64 biệt dược, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng

Thùy Linh |

Ngày 22.2, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế), cho biết Bộ Y tế đã đàm phán giá với 69 thuốc biệt dược, thuốc gốc có giá trị sử dụng lớn. 64 loại biệt dược đã được đàm phán giá thành công, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng.

Thực nghiệm hiện trường vụ mẹ ruột tiếp tay cho người tình xâm hại con gái

L.N |

Tuyên Quang - Cơ quan công an đánh giá vụ án bé gái 10 tuổi bị xâm hại tình dục đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận, cần phải xử lý nghiêm.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chờ đợi chính sách hợp tình, hợp lý

NHI CÚC - TRƯỜNG GIANG |

Trước thông tin TP.Hà Nội công bố Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử, người dân phố cổ Hà Nội đã bày tỏ tâm tư trước nhiều vấn đề còn tồn đọng của đề án giãn dân tại khu vực này. Một đề án vẫn còn dang dở khi chưa tìm ra được một lời giải đáp thỏa đáng.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Phải biết vì sao dân không muốn rời khỏi nội đô!

ĐÌNH TRƯỜNG - TÙNG GIANG |

Với việc ban hành quy hoạch phân khu đô thị ở 4 quận nội đô, Hà Nội một lần nữa đi tìm lời giải cho bài toán giãn dân phố cổ. Một bài toán đã kéo dài hơn 20 năm mà chưa tìm ra cái kết thỏa đáng. Và ở lần trở lại này, với những thách thức đã tồn tại dai dẳng hàng thập kỷ qua, bài toán giãn dân phố cổ cần hiểu rõ căn nguyên vì sao người dân không muốn rời khỏi nội đô để mà giải quyết.

Quy hoạch phân khu đô thị: Dân phố cổ Hà Nội lo mất kế sinh nhai

Tùng Giang - Hà Phương |

Đồng ý với chủ trương của TP Hà Nội cũng như mong muốn được chuyển đến một nơi ở mới khang trang hơn, nhưng nhiều người dân sống trong phố cổ Hà Nội lo lắng họ mất kế sinh nhai khi không biết đến nơi ở mới sẽ làm gì để kiếm sống.