Hà Nội giãn cách: Người vô gia cư ăn bữa đầu tiên trong ngày lúc 22h đêm

HOÀI ANH |

Cuộc sống của những người vô gia cư vốn đã vất vả, nay lại khó khăn hơn gấp bội khi Thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Trong số họ, có người hàng ngày mòn mỏi đợi một chiếc bánh mì, có người ăn mì tôm sống vì không có nước để pha.

Ngày 22.7, chị Lê Thị Thu bắt xe khách từ Thanh Hoá đến Hà Nội để tìm việc. Vốn dĩ ban đầu, chị mong muốn được làm giúp việc trong một gia đình ở Thủ đô để vừa có chỗ ăn ngủ, vừa có thu nhập. Thế nhưng, chỉ 2 ngày sau đó, mọi dự định của chị đổ bể khi Hà Nội quyết định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. “Ở quê nghèo quá, tôi định lên Hà Nội kiếm tiền, ai ngờ đúng vào đợt giãn cách xã hội, tôi thành người vô gia cư. Hiện tại giấy tờ của tôi đã bị mất hết, trong người cũng chẳng còn đồng nào nên về chẳng được mà ở cũng chẳng xong“, chị Thu kể.
Ngày 22.7, chị Lê Thị Thu bắt xe khách từ Thanh Hoá đến Hà Nội để tìm việc. Vốn dĩ ban đầu, chị mong muốn được làm giúp việc trong một gia đình ở Thủ đô để vừa có chỗ ăn ngủ, vừa có thu nhập. Thế nhưng, chỉ 2 ngày sau đó, mọi dự định của chị đổ bể khi Hà Nội quyết định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. “Ở quê nghèo quá, tôi định lên Hà Nội kiếm tiền, ai ngờ đúng vào đợt giãn cách xã hội, tôi thành người vô gia cư. Hiện tại giấy tờ của tôi đã bị mất hết, trong người cũng chẳng còn đồng nào nên về chẳng được mà ở cũng chẳng xong“, chị Thu kể.
Chị luôn kè kè bên mình chiếc túi vải màu đen. Bên túi đựng vỏn vẹn 2 chai nước lọc và 3 chiếc áo cộc tay.
Chị luôn kè kè bên mình chiếc túi vải màu đen. Bên túi đựng vỏn vẹn 2 chai nước lọc và 3 chiếc áo cộc tay.
Gần 1 tháng nay, mỗi ngày chị Thu đều đợi chờ những suất ăn miễn phí từ những mạnh thường quân. Thế nhưng, không phải hôm nào chị cũng may mắn nhận được đồ ăn, và hôm nay là một ngày như vậy. Đợi chờ từ sáng đến 22h đêm, chị mới được lót dạ bữa đầu tiên của ngày hôm nay bằng một chiếc bánh mì và một hộp sữa do một bạn trẻ tặng. “Hôm nào may thì tôi được ăn 1, 2 bữa cơm, còn có ngày thì nhịn đói từ sáng đến tối. Bản thân tôi cũng muốn kiếm một công việc để ổn định hơn, nhưng Hà Nội đang giãn cách như thế này thì cũng khó quá“, chị Thu nói.
Gần 1 tháng nay, mỗi ngày chị Thu đều đợi chờ những suất ăn miễn phí từ những mạnh thường quân. Thế nhưng, không phải hôm nào chị cũng may mắn nhận được đồ ăn, và hôm nay là một ngày như vậy. Đợi chờ từ sáng đến 22h đêm, chị mới được lót dạ bữa đầu tiên của ngày hôm nay bằng một chiếc bánh mì và một hộp sữa do một bạn trẻ tặng. “Hôm nào may thì tôi được ăn 1, 2 bữa cơm, còn có ngày thì nhịn đói từ sáng đến tối. Bản thân tôi cũng muốn kiếm một công việc để ổn định hơn, nhưng Hà Nội đang giãn cách như thế này thì cũng khó quá“, chị Thu nói.
Ban ngày trời nắng nóng, chị Thu ngồi dưới gầm cầu vượt đường vành đai 3, tối đến mát mẻ hơn thì chị chuyển sang ngồi ở vỉa hè phía đối diện, gần bến xe buýt.
Ban ngày trời nắng nóng, chị Thu ngồi dưới gầm cầu vượt đường vành đai 3, tối đến mát mẻ hơn thì chị chuyển sang ngồi ở vỉa hè phía đối diện, gần bến xe buýt.
Tại gầm cầu vượt Mai Dịch, anh Trần Văn Hoàng (Tuyên Quang) vừa nhệu nhạo ăn mì tôm sống, vừa uống nước lọc để “nhanh no“. Trước thời điểm Hà Nội giãn cách, anh Hoàng làm xây dựng tại một số công trình. Tuy nhiên gần 1 tháng nay anh không có thu nhập do các hoạt động xây dựng phải tạm dừng để đảm bảo công tác phòng chống dịch. Cầm cự được một thời gian, đến 4 ngày trước (16.8), anh phải dọn ra ngoài đường ở vì không có tiền trả tiền phòng. “Tôi định dọn ra gầm cầu sống cho đến khi Hà Nội hết giãn cách và các công trình được hoạt động trở lại. Hiện tại ai cho gì thì tôi ăn nấy. Người ta cho mì tôm mà không có nước sôi thì tôi ăn mì tôm sống, uống nước lọc cho xong bữa“, anh Hoàng nói.
Tại gầm cầu vượt Mai Dịch, anh Trần Văn Hoàng (Tuyên Quang) vừa nhệu nhạo ăn mì tôm sống, vừa uống nước lọc để “nhanh no“. Trước thời điểm Hà Nội giãn cách, anh Hoàng làm xây dựng tại một số công trình. Tuy nhiên gần 1 tháng nay anh không có thu nhập do các hoạt động xây dựng phải tạm dừng để đảm bảo công tác phòng chống dịch. Cầm cự được một thời gian, đến 4 ngày trước (16.8), anh phải dọn ra ngoài đường ở vì không có tiền trả tiền phòng. “Tôi định dọn ra gầm cầu sống cho đến khi Hà Nội hết giãn cách và các công trình được hoạt động trở lại. Hiện tại ai cho gì thì tôi ăn nấy. Người ta cho mì tôm mà không có nước sôi thì tôi ăn mì tôm sống, uống nước lọc cho xong bữa“, anh Hoàng nói.
Mỗi ngày anh Hoàng đều mở cuốn sổ tay và đếm lại số công mà chủ thầu công trình chưa thanh toán cho anh.
Mỗi ngày anh Hoàng đều mở cuốn sổ tay và đếm lại số công mà chủ thầu công trình chưa thanh toán cho anh.
Đi dọc các con phố tại Hà Nội, không khó để bắt gặp hình ảnh những người vô gia cư - những người có chung hoàn cảnh như anh Hoàng, chị Thu - nằm vạ vật bên đường.
Đi dọc các con phố tại Hà Nội, không khó để bắt gặp hình ảnh những người vô gia cư - những người có chung hoàn cảnh như anh Hoàng, chị Thu - nằm vạ vật bên đường.
Bà T.V nằm ngủ tại bậc cửa ra vào của một quán cà phê trên đường Lê Duẩn. Trước đây, bà bán trà đá phía đối diện cổng ga Hà Nội. Từ ngày thành phố giãn cách xã hội, bà chuyển sang đi bới rác, nhặt ve chai.
Bà T.V nằm ngủ tại bậc cửa ra vào của một quán cà phê trên đường Lê Duẩn. Trước đây, bà bán trà đá phía đối diện cổng ga Hà Nội. Từ ngày thành phố giãn cách xã hội, bà chuyển sang đi bới rác, nhặt ve chai.
Khoảng 22h30, vẫn có rất nhiều người lao động nghèo đi lượm ve chai để mưu sinh.
Khoảng 22h30, vẫn có rất nhiều người lao động nghèo đi lượm ve chai để mưu sinh.
Trong thời điểm hiện tại, đối với họ, chỉ cần có việc để làm, có “đồng ra đồng vào” để được ăn cơm mỗi ngày là điều quý giá nhất.
Trong thời điểm hiện tại, đối với họ, chỉ cần có việc để làm, có “đồng ra đồng vào” để được ăn cơm mỗi ngày là điều quý giá nhất.
HOÀI ANH
TIN LIÊN QUAN

Ship cơm miễn phí 2 lần/ngày đến tận nhà người lao động nghèo

HOÀI ANH - ANH TUẤN |

Mỗi ngày, “Bếp xanh thanh niên” do quận đoàn Hoàng Mai (TP Hà Nội) triển khai cung cấp khoảng 700 suất ăn miễn phí cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, người lao động nghèo. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch trong thời điểm giãn cách xã hội, các suất ăn sau khi được đóng gói cẩn thận, xếp ngay ngắn trong các thùng xốp sẽ được các tình nguyện viên vận chuyển đến tận nơi ở, nơi làm việc của người nhận.

Hà Nội bắt đầu xét nghiệm một triệu mẫu cho 13 đối tượng nguy cơ cao

Anh Tuấn - HOÀI ANH |

Từ 18-20.8, người giao hàng, bán hàng tại chợ, siêu thị, công nhân xây dựng đang mắc kẹt tại Hà Nội... sẽ được lấy mẫu xét nghiệm diện rộng COVID-19. Ghi nhận của Lao Động tại điểm xét nghiệm Trường THCS Thống Nhất (phường Đội Cấn, quận Ba Đình), sáng nay đã lấy hàng trăm mẫu cho các đối tượng nguy cơ cao.

Người dân bối rối trước hàng loạt app điện tử hỗ trợ chống dịch

HOÀI ANH |

VHD; tokhaiyte.vn; Bluezone; NCOVI; Sổ sức khoẻ điện tử… hàng loạt ứng dụng hỗ trợ chống dịch đã ra đời với mong muốn giảm bớt gánh nặng cho các cán bộ y tế trong công tác truy vết, giúp người dân lưu lại lịch trình di chuyển và theo dõi sức khoẻ. Thế nhưng, chính việc có quá nhiều ứng dụng như hiện nay đã khiến nhiều người dân bối rối, loay hoay không biết cách sử dụng.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Ship cơm miễn phí 2 lần/ngày đến tận nhà người lao động nghèo

HOÀI ANH - ANH TUẤN |

Mỗi ngày, “Bếp xanh thanh niên” do quận đoàn Hoàng Mai (TP Hà Nội) triển khai cung cấp khoảng 700 suất ăn miễn phí cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, người lao động nghèo. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch trong thời điểm giãn cách xã hội, các suất ăn sau khi được đóng gói cẩn thận, xếp ngay ngắn trong các thùng xốp sẽ được các tình nguyện viên vận chuyển đến tận nơi ở, nơi làm việc của người nhận.

Hà Nội bắt đầu xét nghiệm một triệu mẫu cho 13 đối tượng nguy cơ cao

Anh Tuấn - HOÀI ANH |

Từ 18-20.8, người giao hàng, bán hàng tại chợ, siêu thị, công nhân xây dựng đang mắc kẹt tại Hà Nội... sẽ được lấy mẫu xét nghiệm diện rộng COVID-19. Ghi nhận của Lao Động tại điểm xét nghiệm Trường THCS Thống Nhất (phường Đội Cấn, quận Ba Đình), sáng nay đã lấy hàng trăm mẫu cho các đối tượng nguy cơ cao.

Người dân bối rối trước hàng loạt app điện tử hỗ trợ chống dịch

HOÀI ANH |

VHD; tokhaiyte.vn; Bluezone; NCOVI; Sổ sức khoẻ điện tử… hàng loạt ứng dụng hỗ trợ chống dịch đã ra đời với mong muốn giảm bớt gánh nặng cho các cán bộ y tế trong công tác truy vết, giúp người dân lưu lại lịch trình di chuyển và theo dõi sức khoẻ. Thế nhưng, chính việc có quá nhiều ứng dụng như hiện nay đã khiến nhiều người dân bối rối, loay hoay không biết cách sử dụng.