Giáo viên đến các bản làng, nhắc học sinh chuẩn bị cho năm học mới

HƯNG THƠ |

Dưới tiết trời nắng gay gắt, giáo viên các trường học ở huyện miền núi tỉnh Quảng Trị đi đến các bản làng, gặp phụ huynh và học sinh để nhắc các em chuẩn bị cho năm học mới.

Giữa tháng 8, vùng giáp biên giới Việt - Lào ở (huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) nắng vẫn khét lẹt. Ở các trường học, giáo viên đã hết nghỉ hè, trở lại trường để chuẩn bị cho năm học mới. Trong ảnh, các giáo viên ở Trường Mầm non Thanh đi đến nhà người dân thôn A Ho (xã Thanh, huyện Hướng Hóa) để gặp học sinh và phụ huynh.
Giữa tháng 8, vùng giáp biên giới Việt - Lào (huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) nắng vẫn khét lẹt. Ở các trường học, giáo viên đã hết nghỉ hè, trở lại trường chuẩn bị cho năm học mới. Trong ảnh, các giáo viên Trường Mầm non Thanh đi đến nhà người dân thôn A Ho (xã Thanh, huyện Hướng Hóa) để gặp học sinh và phụ huynh.
Năm nay, con trai của chị Hồ Thị Điềng (thôn A Ho, xã Thanh, huyện Hướng Hóa) đủ tuổi đi học mầm non. Vì vậy, lãnh đạo Trường Mầm non Thanh cùng giáo viên đến gặp chị Điềng, nhắc chị thời gian đưa cháu đến trường để theo học.
Năm nay, con trai của chị Hồ Thị Điềng (thôn A Ho, xã Thanh, huyện Hướng Hóa) đủ tuổi đi học mầm non. Vì vậy, lãnh đạo Trường Mầm non Thanh cùng giáo viên đến gặp chị Điềng, nhắc chị thời gian đưa cháu đến trường làm các thủ tục để theo học.
Có trường hợp, sau kỳ nghỉ hè, các cháu không muốn đi học trở lại. Gặp các cô, trẻ khóc thét. Bà Dương Thị Như Uyên, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Mầm non Thanh cho hay, cứ gần đến ngày khai giảng năm học mới, giáo viên sẽ đến tận nhà học sinh để nhắc phụ huynh thời gian đến trường. Nếu phụ huynh không hợp tác, nhà trường sẽ phối hợp với lực lượng biên phòng, chính quyền địa phương và người có uy tín ở bản vận động.
Có trường hợp, sau kỳ nghỉ hè, các cháu không muốn đi học trở lại. Gặp các cô, trẻ khóc thét. Bà Dương Thị Như Uyên, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Mầm non Thanh cho hay, cứ gần đến ngày khai giảng năm học mới, giáo viên sẽ đến tận nhà học sinh để nhắc phụ huynh thời gian đến trường. Nếu phụ huynh không hợp tác, nhà trường sẽ phối hợp với lực lượng biên phòng, chính quyền địa phương và người có uy tín ở bản vận động.
Không riêng ở Trường Mầm non Thanh, ở các trường học khác có đông học sinh người đồng bào thiểu số, phần lớn đều đi đến tận các bản làng để vận động học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ hè. Trong ảnh, giáo viên ở Trường Trung học cơ sở Thuận (xã Thuận, huyện Hướng Hóa) đi đến nhà của người dân.
Không riêng ở Trường Mầm non Thanh, ở các trường học khác có đông học sinh người đồng bào thiểu số, phần lớn đều đi đến tận các bản làng để vận động học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ hè. Trong ảnh, giáo viên ở Trường Trung học cơ sở Thuận (xã Thuận, huyện Hướng Hóa) đi đến nhà của người dân.
Em Hồ Thị Trần Thanh (thôn Thuận 5, xã Thanh, huyện Hướng Hóa) năm nay học lớp 9. Thanh là học sinh có thành tích nổi bật, nên được vào ban vận động trẻ đến trường của Trường Trung học cơ sở Thuận. Các giáo viên đến nhà gặp Thanh, nhờ em nhắn với các bạn ở cạnh nhà chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới.
Em Hồ Thị Trần Thanh (thôn Thuận 5, xã Thuận, huyện Hướng Hóa) năm nay học lớp 9. Thanh là học sinh có thành tích nổi bật, nên được vào ban vận động trẻ đến trường của Trường Trung học cơ sở Thuận. Các giáo viên đến gặp Thanh, nhờ em nhắn với các bạn ở cạnh nhà chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới.
Sách giáo khoa cho năm học mới đã được chuẩn bị sẵn. Thiếu cuốn nào, nhà trường sẽ cho Thanh mượn sách của thư viện.
Sách giáo khoa cho năm học mới đã được chuẩn bị sẵn. Thiếu cuốn nào, nhà trường sẽ cho Thanh mượn sách của thư viện.
Mỗi giáo viên được phân công 1 địa bàn, hoặc theo lớp để đến vận động học sinh, nhắc phụ huynh ngày đến trường.
Mỗi giáo viên được phân công 1 địa bàn, hoặc theo lớp để đến vận động học sinh, nhắc phụ huynh ngày đến trường.
Để năm học mới được diễn ra, các giáo viên cùng tổ chức dọn vệ sinh khuôn viên trường lớp. Các ô cửa sau mấy tháng hè phủ lớp bụi được lau sạch, bàn ghế sắp xếp lại. Cỏ quanh sân trường cũng được các giáo viên nam phát sạch. Ông Nguyễn Đức Bảo - Phó Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thuận nói rằng, ngoài việc huy động học sinh, dọn vệ sinh khuôn viên, thì trường còn tập trung kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ kinh phí để mua sách giáo khoa. “Trường có 297 học sinh, trong đó 99% là học sinh người đồng bào thiểu số. Đa số, gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn, nên không có điều kiện mua sách. Vì thế, đối với khối lớp 8 có 82 học sinh phải mua sách mới, trường vận động và đã mua được 40 bộ sách. Còn các khối khác, thì dùng lại sách cũ đã có ở thư viện” - ông Nguyễn Đức Bảo, nói.
Để năm học mới được diễn ra, các giáo viên cùng tổ chức dọn vệ sinh khuôn viên trường lớp. Các ô cửa sau mấy tháng hè phủ lớp bụi được lau sạch, bàn ghế sắp xếp lại. Cỏ quanh sân trường cũng được các giáo viên nam phát sạch. Ông Nguyễn Đức Bảo - Phó Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thuận nói rằng, ngoài việc huy động học sinh, dọn vệ sinh khuôn viên, thì trường còn tập trung kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ kinh phí để mua sách giáo khoa. “Trường có 297 học sinh, trong đó 99% là học sinh người đồng bào thiểu số. Đa số, gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn, nên không có điều kiện mua sách. Vì thế, đối với khối lớp 8 có 82 học sinh phải mua sách mới, trường vận động và đã mua được 40 bộ sách. Còn các khối khác, thì dùng lại sách cũ đã có ở thư viện” - ông Nguyễn Đức Bảo, nói.
Ngoài huy động học sinh đến lớp, dọn vệ sinh khuôn viên, thì các giáo viên Trường Mầm non Thanh còn trang trí lại các lớp học.
Ngoài huy động học sinh đến lớp, dọn vệ sinh khuôn viên, thì các giáo viên Trường Mầm non Thanh còn trang trí lại các lớp học.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nga (bìa phải ảnh) - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hướng Hóa cho biết, để chuẩn bị năm học mới, phòng đã chỉ đạo các trường học huy động học sinh và rà soát cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, đã tổ chức các lớp tập huấn chính trị hè, nâng cao năng lực cho cán bộ giáo viên. Qua rà soát, một số trường học trên địa bàn đang thiếu bàn ghế, đồ dùng dạy học, nhà công vụ, nên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hướng Hóa đã đề xuất UBND huyện Hướng Hóa hỗ trợ. “Chúng tôi xác định những thuận lợi, khắc phục khó khăn và nỗ lực xã hội hóa để năm học mới diễn ra được thuận lợi” - bà Nguyễn Thị Thanh Nga, cho biết.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nga (bìa phải ảnh) - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hướng Hóa cho biết, để chuẩn bị năm học mới, phòng đã chỉ đạo các trường học huy động học sinh và rà soát cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, đã tổ chức các lớp tập huấn chính trị hè, nâng cao năng lực cho cán bộ giáo viên. Qua rà soát, một số trường học trên địa bàn đang thiếu bàn ghế, đồ dùng dạy học, nhà công vụ, nên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hướng Hóa đã đề xuất UBND huyện Hướng Hóa hỗ trợ. “Chúng tôi xác định những thuận lợi, khắc phục khó khăn và nỗ lực xã hội hóa để năm học mới diễn ra được thuận lợi” - bà Nguyễn Thị Thanh Nga cho biết.
HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Khó khăn vận động học sinh đồng bào dân tộc ở Đắk Lắk quay lại trường

BẢO TRUNG |

Tại những vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk, việc khắc phục tình trạng học sinh đồng bào dân tộc thiểu số bỏ học vẫn là vấn đề hết sức khó khăn của chính quyền lẫn giáo viên các trường.

Cô giáo 11 năm gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp

Thiều Trang |

A Lưới - vùng cao của Thừa Thiên Huế, nơi khiến con người ta nhớ bởi những con dốc khúc khuỷu, những đoạn đèo quanh co và những mái nhà lọt thỏm giữa núi rừng mờ sương. Nơi vùng cao khó khăn ấy đã thôi thúc cô giáo trẻ Trương Thị Khánh Hòa - Trường THPT A Lưới, Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế tận tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Cô ý thức rõ trách nhiệm của mình là phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng trí tuệ và lòng yêu nghề.

Giáo viên vùng cao băng rừng vào bản, vận động học sinh đến trường

HỮU CHÁNH |

Lai Châu - Để đảm bảo các học sinh đến trường đầy đủ, nhiều thầy cô Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH & THCS Tà Tổng, huyện biên giới Mường Tè, Lai Châu phải đến từng nhà để vận động các em đi học. Với họ, niềm vui đơn giản không chỉ là đứng trên bục giảng mà mỗi ngày được nhìn thấy các em đến trường và trưởng thành.

Các quan chức nhận "cảm ơn" trăm nghìn USD và hàng tỉ đồng từ Việt Á thế nào?

Việt Dũng |

Trong đại án Việt Á, Cơ quan Cảnh sát điều tra cáo buộc, cựu trợ lý Phó Thủ tướng, cựu Thư ký Bộ trưởng, người được cảm ơn 200.000 USD, người được tặng tiền tỉ để thanh toán việc mua siêu xe.

Resort được tháo dỡ, biển Nha Trang trở nên thông thoáng

Hữu Long |

Nha Trang - Khu nghỉ dưỡng Ana Mandra (resort Ana Mandara) trên đường Trần Phú đã được tháo dỡ. Riêng phần đất của dự án hiện hữu sẽ được phục vụ công cộng. Sau khoảng thời gian chủ đầu tư tháo dỡ các công trình chắn biển, đến nay hiện trạng nơi đây trở nên thông thoáng.

Chứng khoán: Vẫn có nhiều nhà đầu tư bắt đáy ở phiên giảm điểm lịch sử

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán tăng giá trong thời gian vừa qua chủ yếu dựa trên kỳ vọng của giới đầu tư hơn là chuyển biến thực tế của các doanh nghiệp.

Cảnh báo về hiện tượng thời tiết nguy hiểm ở Tây Nam Thái Bình Dương

Khánh Minh |

Mực nước biển ở các quần đảo Thái Bình Dương tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu, dẫn đến các kiểu thời tiết nguy hiểm và bất ổn.

Kinh ngạc chiêu trò lừa đảo tinh vi với sinh viên tìm nhà trọ

Ngọc Khuê - Phương Thảo |

Kể từ đầu tháng 8, sinh viên các tỉnh bắt đầu lên Hà Nội nhập học và tìm nhà trọ. Nắm bắt được tâm lý nhẹ dạ cả tin của nhiều sinh viên, một số đối tượng đã lợi dụng thời cơ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các chiêu trò tinh vi.

Khó khăn vận động học sinh đồng bào dân tộc ở Đắk Lắk quay lại trường

BẢO TRUNG |

Tại những vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk, việc khắc phục tình trạng học sinh đồng bào dân tộc thiểu số bỏ học vẫn là vấn đề hết sức khó khăn của chính quyền lẫn giáo viên các trường.

Cô giáo 11 năm gõ cửa từng nhà vận động học sinh đến lớp

Thiều Trang |

A Lưới - vùng cao của Thừa Thiên Huế, nơi khiến con người ta nhớ bởi những con dốc khúc khuỷu, những đoạn đèo quanh co và những mái nhà lọt thỏm giữa núi rừng mờ sương. Nơi vùng cao khó khăn ấy đã thôi thúc cô giáo trẻ Trương Thị Khánh Hòa - Trường THPT A Lưới, Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế tận tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Cô ý thức rõ trách nhiệm của mình là phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng trí tuệ và lòng yêu nghề.

Giáo viên vùng cao băng rừng vào bản, vận động học sinh đến trường

HỮU CHÁNH |

Lai Châu - Để đảm bảo các học sinh đến trường đầy đủ, nhiều thầy cô Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH & THCS Tà Tổng, huyện biên giới Mường Tè, Lai Châu phải đến từng nhà để vận động các em đi học. Với họ, niềm vui đơn giản không chỉ là đứng trên bục giảng mà mỗi ngày được nhìn thấy các em đến trường và trưởng thành.