Gặp người đàn ông cuối cùng sửa sách cũ ở Sài Gòn

Hà Phương - Thanh Chân |

Hơn 40 năm làm nghề, ông Võ Văn Rạng (60 tuổi, quận 3, TPHCM) vẫn luôn tâm huyết với công việc sửa lại những cuốn sách bị hư hỏng theo thời gian.

 
Nằm sâu trong một con hẻm nhỏ trên đường Lý Chính Thắng (quận 3, TPHCM), ông Võ Văn Rạng (60 tuổi) vẫn nuôi dưỡng đam mê và tiếp tục gắn bó với nghề đóng sách cũ đến tận bây giờ.
 
Hiện, ông Rạng được xem là một trong những người thợ đóng sách thủ công hiếm hoi còn gắn bó với nghề tại Sài Gòn. 
 
Hơn 40 năm làm nghề, "bác sĩ" Rạng luôn tâm huyết với công việc, tìm mọi cách để cứu sách. Những người chủ của cuốn sách bị hỏng luôn tin rằng ông Rạng sẽ chữa thành công cho những đứa con tinh thần của họ.
 
Với ông Rạng, người làm nghề đóng sách cũ không chỉ cần có sự tỉ mỉ mà còn cần sự tinh tế và tình yêu với sách.
Với những cuốn sách này, ông phải cẩn thận tháo rời từng trang sách, làm vệ sinh, xếp lại như cũ rồi cưa hai đường ở gáy sách, tạo lỗ để xỏ kim khâu.
Có những cuốn sách khi tìm đến ông Rạng đã sờn rách, bong gáy... Với những cuốn sách cũ này, ông phải cẩn thận tháo rời từng trang sách, làm vệ sinh, xếp lại như cũ, cắt đều gáy sách. Sau đó, ông tạo lỗ để xỏ kim khâu và dùng hồ dán ngoài gáy sách để cố định.
 
Ông Rạng rất trân quý, nâng niu từng cuốn sách cũ. Mỗi lần đóng lại những quyển sách, ông lại có dịp xem chúng. Nhờ vậy, kiến thức của ông không ngừng được mở mang thêm. "Tôi mê sách lắm nên khi làm nghề này, tôi đọc được nhiều cuốn sách hay, quý mà không phải ai cũng có cơ hội để xem" - ông Rạng tâm sự.
 
Bàn làm việc của ông Rạng đặt ngay trước cửa nhà. Trên bàn, lúc nào cũng có những chồng sách đợi ông cứu chữa. Những dụng cụ như kim chỉ, cọ, kéo, kiềm cắt và cả lọ hồ màu trắng do chính ông tự tay trộn luôn được ông chuẩn bị đầy đủ.
 
Máy cắt giấy cũ xưa đã đồng hành cùng ông Rạng suốt 20 năm làm nghề. Sách cũ do khách đem tới, tùy mức độ hư hỏng mà ông có những cách phục chế khác nhau.
 
Mỗi ngày ông làm từ 3-5 quyển sách. Mỗi quyển sách tuỳ mức độ hư hỏng mà ông lấy giá theo công sức từ 20.000 đồng đến khoảng 100.000 đồng.
 
"Khách ruột" của ông Rạng thường là những người kinh doanh sách cũ trong thành phố. Đều đặn mỗi ngày, ông Rạng bắt đầu công việc của mình từ 8h sáng và kết thúc vào 4h chiều. Tùy theo tuổi thọ của sách, ông có thể mất từ nửa buổi cho đến vài ngày để 'chữa lành' một quyển sách.
 
Dành cả cuộc đời gắn bó với sách, việc tiếp xúc với những loại giấy ố vàng, cũ kĩ, với hồ dán… khiến đầu ngón tay ông bị chai dần, đau nhức, mắt kém dần. Nhưng không vì vậy mà ông Rạng từ bỏ đam mê với sách, đam mê với nghề phục chế sách cũ này.
 
Dù lượng sách được phục dựng ít hơn so với ngày xưa nhưng ông Rạng vẫn luôn cố gắng làm tốt nhất có thể để tìm và giữ lại những giá trị của tri thức , những cảm xúc, kỉ niệm xưa cũ được lưu giữ trong từng trang sách úa màu theo thời gian.
Hà Phương - Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

Độc đáo những chú chuột bước ra từ bàn tay của nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LAN NGÔ |

Để đón chào xuân Canh Tý 2020, nhiều địa phương đã tạo hình những chú chuột ngộ nghĩnh với nhiều kiểu dáng và chất liệu khác nhau. Riêng ở Đồng Tháp những chú chuột này lại được tạo ra từ sản phẩm đan lục bình với bàn tay khéo léo của các nghệ nhân mỹ nghệ trong vùng.

Nghệ nhân lặt lá cây mai “khủng” hơn 50 tuổi, giá 2 tỉ để kịp nở dịp Tết

MINH CHÂU |

Những ngày cận Tết, ông Trần Công Thạnh, ngụ đường Ngô Quyền, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai thuê gần chục nhân công để lặt lá cho cây mai có đường kính tán khoảng 10m, cao 4m. Đây là cây mai có tuổi đời hơn 50 tuổi được gia đình ông Thạnh chăm sóc từ nhỏ, mỗi dịp Tết đến có hàng nghìn lượt người dân từ TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu về ghé thăm chụp hình, tận mắt ngắm cây mai.

Đôi “bàn tay vàng” của nghệ nhân gốm khiếm thính

Nhật Vũ |

Không thể nghe nhưng bù lại nghệ nhân khiếm thính Phạm Anh Đạo - nghệ nhân gốm vuốt tay trẻ nhất làng gốm Bát Tràng lại có “bàn tay vàng”, biến nắm đất vô tri trở thành những chiếc bình gốm, những chiếc vò nghệ thuật khiến nhiều người mê mẩn.

Xếp hàng săn quà, trải nghiệm tour thực tế tại Lễ hội Du lịch Hà Nội

Ý Yên |

Khách đến với Lễ hội Du lịch Hà Nội có cơ hội săn tour du lịch, vé máy bay khuyến mại và tour trải nghiệm thực tế kết nối di sản.

Đàn trâu hoang liên tiếp tấn công người, công nhân vừa làm vừa run

HƯNG THƠ |

Những ngày gần đây, đàn trâu hoang xuất hiện ở thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) trở nên hung dữ hơn, khi liên tiếp tấn công công nhân đang trồng cây, khai thác nhựa thông, khiến ai cũng khiếp đảm.

U23 Việt Nam có thể xoay tua đội hình khi đối đầu U23 UAE

Thanh Vũ |

Do không đặt nặng vấn đề thắng thua nên nhiều khả năng huấn luyện viên Troussier sẽ xoay tua đội hình khi U23 Việt Nam đối đầu U23 UAE tại Doha Cup 2023.

Nam Bộ nắng nóng gay gắt, có nơi trên 36 độ C

HẠ MÂY |

TPHCM - Trong ngày 25.3, nắng nóng tiếp tục diễn ra tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Nam Bộ.

Tiếp diễn tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu xử lý rác thải Sông Công

Nhóm PV |

Thái Nguyên - Hàng chục hộ dân sống gần khu chôn lấp, xử lý rác thải Sông Công (TP. Sông Công) vẫn đang từng ngày sống chung với khói bụi, mùi hôi thối bởi vấn đề ô nhiễm môi trường tại đây chưa được giải quyết dứt điểm.

Độc đáo những chú chuột bước ra từ bàn tay của nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LAN NGÔ |

Để đón chào xuân Canh Tý 2020, nhiều địa phương đã tạo hình những chú chuột ngộ nghĩnh với nhiều kiểu dáng và chất liệu khác nhau. Riêng ở Đồng Tháp những chú chuột này lại được tạo ra từ sản phẩm đan lục bình với bàn tay khéo léo của các nghệ nhân mỹ nghệ trong vùng.

Nghệ nhân lặt lá cây mai “khủng” hơn 50 tuổi, giá 2 tỉ để kịp nở dịp Tết

MINH CHÂU |

Những ngày cận Tết, ông Trần Công Thạnh, ngụ đường Ngô Quyền, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai thuê gần chục nhân công để lặt lá cho cây mai có đường kính tán khoảng 10m, cao 4m. Đây là cây mai có tuổi đời hơn 50 tuổi được gia đình ông Thạnh chăm sóc từ nhỏ, mỗi dịp Tết đến có hàng nghìn lượt người dân từ TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu về ghé thăm chụp hình, tận mắt ngắm cây mai.

Đôi “bàn tay vàng” của nghệ nhân gốm khiếm thính

Nhật Vũ |

Không thể nghe nhưng bù lại nghệ nhân khiếm thính Phạm Anh Đạo - nghệ nhân gốm vuốt tay trẻ nhất làng gốm Bát Tràng lại có “bàn tay vàng”, biến nắm đất vô tri trở thành những chiếc bình gốm, những chiếc vò nghệ thuật khiến nhiều người mê mẩn.