Gánh chè khuya hơn 40 năm làm thực khách Sài Gòn "mê mệt"

A.T - M.T |

Không biển hiệu, nhưng quán "chè đèn dầu" của ông bà Tư lúc nào cũng hút khách. Có những khách quen ăn chè hơn chục năm, cũng có những người lần đầu tiên đến vì "nghe danh"...

Gọi là quán cho sang nhưng không gian “chè đèn dầu” của ông bà Tư chỉ có vỏn vẹn một tấm gỗ được kê làm bàn, đặt các vật dụng và vài chiếc ghế nhựa cho khách. Dù không gian nhỏ và nằm trên vỉa hè, quán lúc nào cũng tấp nập khách, đông nhất là vào giữa khuya.
Nếu thường xuyên đi qua đoạn đường Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận) mỗi độ chiều tối thì chắc chắn sẽ nhìn thấy gánh “chè đèn dầu” của ông bà Tư ngay bên vỉa hè. Gọi là quán cho sang nhưng không gian quán “chè đèn dầu” của ông bà Tư chỉ vỏn vẹn một tấm gỗ được kê làm bàn, đặt các vật dụng và vài chiếc ghế nhựa cho khách. Dù không gian nhỏ và nằm trên vỉa hè, nhưng quán lúc nào cũng tấp nập khách, đông nhất là vào giữa khuya.
Theo bà Tư, bà mở quán chè từ năm 1976. “ngày đó tôi được người bạn chỉ cho làm chè mang ra vỉa hè bán kiếm tiền lo cho gia đình. Lúc đầu tôi chỉ nghĩ bán đỡ một thời gian cho qua khó khăn nhưng nó như cái nghiệp gắn vào hai vợ chồng. Kể từ ngày làm công việc này, tôi và chồng chưa nghỉ một ngày nào cả”. Bà Tư tâm sự
Theo bà Tư, ông bà mở quán chè từ năm 1976. “Ngày đó tôi được người bạn chỉ cho làm chè mang ra vỉa hè bán kiếm tiền lo cho gia đình. Lúc đầu tôi chỉ nghĩ bán đỡ một thời gian cho qua khó khăn nhưng nó như cái nghiệp gắn vào hai vợ chồng. Kể từ ngày làm công việc này, tôi và chồng chưa nghỉ một ngày nào cả” - bà Tư tâm sự
Quán chè bắt đầu mở từ 9 giờ tối, bình thường mọi người thường bắt gặp hai ông bà dùng xe đẩy những nồi chè nóng hổi vừa mới nấu ở nhà xong mang ra vỉa hè quen thuộc trên đường Nguyễn Kiệm để bán. Nhưng giờ đây sức khỏe của ông đã yếu nên thỉnh thoảng ông mới ra, phần lớn nhờ cậy vào cô con dâu của bà
Bình thường mọi người thường bắt gặp hai ông bà dùng xe đẩy những nồi chè nóng hổi vừa mới nấu ở nhà xong mang ra vỉa hè quen thuộc trên đường Nguyễn Kiệm để bán. Nhưng giờ đây sức khỏe của ông đã yếu nên thỉnh thoảng ông mới ra, phần lớn nhờ cậy vào cô con dâu của bà.
           Hằng ngày, cứ đúng 9h tối  quán chè của bà Tư mới dọn hàng, nhưng chỉ chừng một ít phút sau khách đã đến xếp hàng đông nghẹt đợi đến lượt ăn tại chỗ hoặc mua về. Người này ăn xong chưa kịp đứng lên thì đã có người khác đứng đợi chỗ ngồi. Cứ vậy, bà Tư không khi nào ngừng tay vì khách đến liên tục. Nhưng có những hôm thời tiết không thuận lợi, lượng khách cũng ít, nên hai ông bà phải ngồi đến 2 giờ sáng mới về vì nồi chè chưa vơi đi nhiều.
Hằng ngày, cứ đúng 9h tối quán chè của ông bà Tư mới dọn hàng, nhưng chỉ chừng ít phút sau khách đã đến xếp hàng đông đợi đến lượt ăn tại chỗ hoặc mua về. Người này ăn xong chưa kịp đứng lên thì đã có người khác đứng đợi chỗ ngồi. Cứ như vậy, đôi tay thoăn thoắt của bà không bao giờ ngừng vì lượng khách đến liên tục.
Cây đèn dầu là đặc điểm khác biệt giữa quán của ông bà Tư với những quán chè khác. Cây đèn lúc nào cũng được thắp lên khi ông bà dọn hàng ra bán. Lý giải vì sao có tên” chè đèn dầu” bà Tư giải thích  “Thì ngày xưa, khi chỗ này còn hoàng vắng, đèn đường vẫn còn le lói nên tôi phải trưng đèn dầu, mãi đến bây giờ vẫn giữ thói quen này“. Chiếc đèn dầu như một người bạn luôn đồng hành với bà, bất kể nắng hay mưa ngọn đèn này vẫn luôn cháy.
Cây đèn dầu là đặc điểm khác biệt giữa quán của ông bà Tư với những quán chè khác. Lý giải vì sao có tên “chè đèn dầu” bà Tư giải thích: “Ngày xưa, khi chỗ này còn hoang vắng, đèn đường vẫn còn le lói nên tôi phải trưng đèn dầu, mãi đến bây giờ vẫn giữ thói quen này”.
Quán bán 5 loại chè: chè đậu trắng, chè trôi nước, chè hoa cau (táo xọn), chè chuối chưng và chè đậu xanh bột bán. Tất cả công đoạn chuẩn bị đều do một tay bà Tư thực hiện. Các bước ngâm đậu, nhồi bột được làm trước. Khoảng 4h chiều bà bắt đầu nấu đến 8h hơn là hoàn tất.
Quán bán 5 loại chè: chè đậu trắng, chè trôi nước, chè hoa cau (táo xọn), chè chuối chưng và chè đậu xanh bột bán. Tất cả công đoạn chuẩn bị đều do một tay ông bà Tư thực hiện. Các bước ngâm đậu, nhồi bột được làm trước. Khoảng 4h chiều bắt đầu nấu đến 8h tối hơn là hoàn tất.
          Chén chè bà Tư tuy đơn giản nhưng đặc biệt lắm, hầu hết chè được nấu với vị ngọt vừa phải dịu nhẹ, nước cốt dừa đặc nhưng không quá béo,... Có lẽ chính vì luôn coi trọng hương vị truyền thống, giản dị của người dân Sài Gòn mà hơn 40 năm qua, những chén chè thanh mát ở đây vẫn níu chân biết bao thực khách, khiến người ta chỉ ăn một lần là vấn vương tìm đến
Chén chè ông bà Tư tuy đơn giản nhưng đặc biệt, hầu hết chè được nấu với vị ngọt vừa phải dịu nhẹ, nước cốt dừa đặc nhưng không quá béo,... Có lẽ chính vì luôn coi trọng hương vị truyền thống, giản dị của người dân Sài Gòn mà hơn 40 năm qua, những chén chè thanh mát ở đây vẫn níu chân biết bao thực khách.
Chị  Lan Anh (Gò Vấp) chờ nhận chè của bà Tư, hồ hởi chia sẻ: “Chè bà Tư thì khỏi chê rồi, ăn miết thành quen. Mỗi lần tôi mua cả 7,8 bịch cho mọi người trong nhà. Mà đến bà Tư mua chè vui lắm, bà hay cười, lại hiền nữa. Tôi thấy nhiều người đến mua, phần vì chè ngon, phần khác cũng vì muốn ủng hộ bà“.
Chị Lan Anh (Gò Vấp) chờ nhận chè của ông bà Tư, chia sẻ: “Chè ông bà Tư thì khỏi chê rồi, ăn miết thành quen. Mỗi lần tôi mua cả 7,8 bịch cho mọi người trong nhà. Mà đến bà Tư mua chè vui lắm, bà hay cười, lại hiền nữa. Tôi thấy nhiều người đến mua, phần vì chè ngon, phần khác cũng vì muốn ủng hộ ông bà”.
Hơn 45 năm trôi đi, từ những ngày đầu đường phố vắng xe cộ, thưa thớt nhà cửa cho đến bây giờ đông đúc nhộn nhịp. Quán chè của hai vợ chồng tuổi ngoài thất thập cổ lai hi vẫn lặng lẽ tồn tại nép mình ở một góc nhỏ.
Hơn 40 năm trôi đi, từ những ngày đầu đường phố vắng xe cộ, thưa thớt nhà cửa cho đến bây giờ đông đúc nhộn nhịp, quán chè của hai vợ chồng tuổi ngoài thất thập cổ lai hi vẫn lặng lẽ tồn tại nép mình ở một góc nhỏ.
Mặc dù hiện nay, những món chè hiện đại càng ngày càng “bành trướng” nhưng những gánh chè truyền thống vẫn luôn hấp dẫn được một lượng khách nhất định bởi hương vị ngọt ngào khó quên.
Mặc dù hiện nay, những món chè hiện đại càng ngày càng “bành trướng” nhưng những gánh chè truyền thống vẫn luôn hấp dẫn được một lượng khách nhất định bởi hương vị ngọt ngào khó quên.
A.T - M.T
TIN LIÊN QUAN

Ngưỡng mộ hạnh phúc của “cặp đôi vàng” thọ 100 tuổi

Phạm Đông - Lan Nhi |

Mặc dù đã tròn 100 tuổi, thế nhưng cụ Nguyễn Văn Thuần và cụ Nguyễn Thị Nghệ (xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, Hà Nam) vẫn dẻo dai, hoạt bát, sống tình cảm với nhau khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Những nhóc tì "siêu quậy" trong ca sinh 5 duy nhất ở Việt Nam

A.T |

Trải qua khoảng thời gian 6 năm với người mẹ sinh 5 con duy nhất Việt Nam là cả một hành trình đầy khó khăn, vất vả. Hiện tại, 5 bé đã được hơn 6 tuổi, sắp tới các em chuẩn bị bước vào lớp 1. Sự hồn nhiên, tinh nghịch của các em là niềm hạnh phúc không thể nào hơn của gia đình chị Thư, anh Hiếu.

Mẹ "Âu Cơ" cưu mang hàng trăm đứa con tật nguyền

A.T |

Duyên nợ đã đưa người phụ nữ 80 tuổi gắn bó với công việc chăm sóc, nuôi dưỡng hơn 100 mảnh đời bất hạnh, trẻ bại não, khuyết tật, người già... tại Củ Chi, TPHCM hơn 30 năm qua.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Ngưỡng mộ hạnh phúc của “cặp đôi vàng” thọ 100 tuổi

Phạm Đông - Lan Nhi |

Mặc dù đã tròn 100 tuổi, thế nhưng cụ Nguyễn Văn Thuần và cụ Nguyễn Thị Nghệ (xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, Hà Nam) vẫn dẻo dai, hoạt bát, sống tình cảm với nhau khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Những nhóc tì "siêu quậy" trong ca sinh 5 duy nhất ở Việt Nam

A.T |

Trải qua khoảng thời gian 6 năm với người mẹ sinh 5 con duy nhất Việt Nam là cả một hành trình đầy khó khăn, vất vả. Hiện tại, 5 bé đã được hơn 6 tuổi, sắp tới các em chuẩn bị bước vào lớp 1. Sự hồn nhiên, tinh nghịch của các em là niềm hạnh phúc không thể nào hơn của gia đình chị Thư, anh Hiếu.

Mẹ "Âu Cơ" cưu mang hàng trăm đứa con tật nguyền

A.T |

Duyên nợ đã đưa người phụ nữ 80 tuổi gắn bó với công việc chăm sóc, nuôi dưỡng hơn 100 mảnh đời bất hạnh, trẻ bại não, khuyết tật, người già... tại Củ Chi, TPHCM hơn 30 năm qua.