“Em bé Napalm” đứng đầu danh sách những bức ảnh gây chấn động thế giới

Song Minh |

Bức ảnh “Em bé Napalm” của nhiếp ảnh gia Nick Út được bình chọn đứng đầu danh sách những bức ảnh có sức lay động thế giới trong 5 thập kỷ qua.

Cuộc khảo sát “Những bức ảnh thay đổi thế giới” được kênh truyền hình History của Anh thực hiện. Bức ảnh “Em bé Napalm” nhận được 37% bình chọn của công chúng Anh, đứng đầu danh sách. Bức ảnh nổi tiếng do nhiếp ảnh gia Nick Út của hãng thông tấn AP chụp, đã gây rúng động thế giới khi được công bố vào năm 1972. Bức ảnh được ghi nhận là đã có sức ảnh hưởng lớn, giúp chấm dứt cuộc chiến tại Việt Nam. Ảnh: AP
Cuộc khảo sát “Những bức ảnh thay đổi thế giới” được kênh truyền hình History của Anh thực hiện. Bức ảnh “Em bé Napalm” nhận được 37% bình chọn của công chúng Anh, đứng đầu danh sách. Bức ảnh nổi tiếng do nhiếp ảnh gia Nick Út của hãng thông tấn AP chụp, đã gây rúng động thế giới khi được công bố vào năm 1972. Bức ảnh được ghi nhận là đã có sức ảnh hưởng lớn, giúp chấm dứt cuộc chiến tại Việt Nam. Ảnh: AP
Đứng thứ hai trong danh sách với 96% bình chọn là bức ảnh thi thể một em bé người Syria bị trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ trong làn sóng tị nạn của người Syria. Bé Aylan Kurdi, 3 tuổi, cùng gia đình đã rời khỏi Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 2.9.2015 với hy vọng sẽ đến được đảo Kos (Hy Lạp) nhưng không may chiếc thuyền nhỏ chở gia đình em đã bị lật úp chỉ sau 30 phút bắt đầu cuộc hành trình. Ảnh: AP
Đứng thứ hai trong danh sách với 35% bình chọn là bức ảnh thi thể một em bé người Syria bị trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ trong làn sóng tị nạn của người Syria. Bé Aylan Kurdi, 3 tuổi, cùng gia đình đã rời khỏi Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 2.9.2015 với hy vọng sẽ đến được đảo Kos (Hy Lạp) nhưng không may chiếc thuyền nhỏ chở gia đình em đã bị lật úp chỉ sau 30 phút bắt đầu cuộc hành trình. Ảnh: AP
Ông Nelson Mandela siết chặt tay người vợ Winnie khi được thả ra khỏi nhà tù Victor, Cape Town vào ngày 11.2.1990 sau 27 năm bị giam giữ. Nelson Mandela là Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999, và là Tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Trước khi trở thành tổng thống, Mandela là nhà hoạt động chống chủ nghĩa apartheid. Cựu Tổng thống Nam Phi qua đời vào ngày 5.12.2013 ở tuổi 95. Bức ảnh này nhận được 23 % phiếu bình chọn. Ảnh: AP
Ông Nelson Mandela siết chặt tay người vợ Winnie khi được thả ra khỏi nhà tù Victor, Cape Town vào ngày 11.2.1990 sau 27 năm bị giam giữ. Ông Nelson Mandela là Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999, và là Tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Trước khi trở thành tổng thống, ông Mandela là nhà hoạt động chống chủ nghĩa apartheid. Cựu Tổng thống Nam Phi qua đời vào ngày 5.12.2013 ở tuổi 95. Bức ảnh này nhận được 23 % phiếu bình chọn. Ảnh: AP
Buzz Aldrin đi bộ trên bề mặt Mặt trăng vào năm 1969. Sáng ngày 16.7.1969, các phi hành gia Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins đặt chân lên mặt trăng trong chuyến du hành trên tàu Apollo 11. Trong thời khắc lịch sử, Buzz Adrin và Armstrong đã đặt chân lên bề mặt Mặt trăng và dành 2 tiếng rưỡi khám phá, trong khi Michael Collins ở lại trên quỹ đạo trong Module Command. Bức ảnh của AP nhận được 23% phiếu bầu.
Buzz Aldrin đi bộ trên bề mặt Mặt trăng vào năm 1969. Sáng ngày 16.7.1969, các phi hành gia Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins đặt chân lên mặt trăng trong chuyến du hành trên tàu Apollo 11. Trong thời khắc lịch sử, Buzz Adrin và Armstrong đã đặt chân lên bề mặt Mặt trăng và dành 2 tiếng rưỡi khám phá, trong khi Michael Collins ở lại trên quỹ đạo trong Module Command. Bức ảnh của AP nhận được 23% phiếu bầu.
Paul Dadge (phải) giúp hành khách bị thương rời khỏi ga tàu điện ngầm Edgware Road ở London sau vụ đánh bom ngày 7.7.2005. Bức ảnh này nhận được 18% phiếu bầu. Ảnh: AP
Paul Dadge (phải) giúp hành khách bị thương rời khỏi ga tàu điện ngầm Edgware Road ở London sau vụ đánh bom ngày 7.7.2005. Bức ảnh này nhận được 18% phiếu bầu. Ảnh: AP
Một tù nhân không rõ danh tính đứng trên một chiếc hộp với một chiếc túi trên đầu và dây điện quanh người vào cuối năm 2003 tại nhà tù Abu Ghraib ở Baghdad, Iraq. Bức ảnh của AP nhận được 14% phiếu bầu.
Một tù nhân không rõ danh tính đứng trên một chiếc hộp với một chiếc túi trên đầu và dây điện quanh người vào cuối năm 2003 tại nhà tù Abu Ghraib ở Baghdad, Iraq. Bức ảnh của AP nhận được 14% phiếu bầu.
Thái tử Charles hôn cô dâu Diana Spencer, trên ban công Cung điện Buckingham ở London, sau đám cưới của họ vào ngày 29.7.1981. Cặp đôi đã phá vỡ truyền thống và xóa bỏ lời thề 'vâng lời' cổ xưa. Bức ảnh của AP nhận được 11% phiếu bầu.
Thái tử Charles hôn cô dâu Diana Spencer, trên ban công Cung điện Buckingham ở London, sau đám cưới của họ vào ngày 29.7.1981. Cặp đôi đã phá vỡ truyền thống và xóa bỏ lời thề 'vâng lời' cổ xưa. Bức ảnh của AP nhận được 11% phiếu bầu.
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan nhăn mặt và giơ cánh tay trái lên khi ông bị một kẻ tấn công bắn lúc rời khách sạn Washington Hilton vào ngày 30.3.1981. Tổng thống thoát chết trong vụ ám sát. Bức ảnh của AP nhận được 8% phiếu bầu.
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan nhăn mặt và giơ cánh tay trái lên khi ông bị một kẻ tấn công bắn lúc rời khách sạn Washington Hilton vào ngày 30.3.1981. Tổng thống thoát chết trong vụ ám sát. Bức ảnh của AP nhận được 8% phiếu bầu.
Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Sức nặng ảnh báo chí thời 4.0 nằm ở đâu?

Việt Văn |

Khi nhiếp ảnh ngày càng phát triển ai cũng có thể chụp ảnh thì ảnh báo chí còn giữ nguyên vai trò của nó? Phải chăng phương tiện không còn quá quan trọng khi chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, ai cũng có thể chớp được những khoảnh khắc thú vị, miễn là có mặt đúng thời điểm. Nhưng đó chỉ là một yếu tố cần, ảnh báo chí cần nhiều hơn thế…

Thủ tướng trao Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại 2018

KHẢ HÂN |

Ban Tổ chức đã lựa chọn 90 tác phẩm xuất sắc để vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2018.

'Em bé napalm' Kim Phúc nhận Giải thưởng Hòa bình của Đức

Hoàng Linh |

Bà Kim Phúc được vinh danh sau những nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ hoạt động trong công tác nhân quyền và chống bạo lực, hận thù.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Sức nặng ảnh báo chí thời 4.0 nằm ở đâu?

Việt Văn |

Khi nhiếp ảnh ngày càng phát triển ai cũng có thể chụp ảnh thì ảnh báo chí còn giữ nguyên vai trò của nó? Phải chăng phương tiện không còn quá quan trọng khi chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, ai cũng có thể chớp được những khoảnh khắc thú vị, miễn là có mặt đúng thời điểm. Nhưng đó chỉ là một yếu tố cần, ảnh báo chí cần nhiều hơn thế…

Thủ tướng trao Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại 2018

KHẢ HÂN |

Ban Tổ chức đã lựa chọn 90 tác phẩm xuất sắc để vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2018.

'Em bé napalm' Kim Phúc nhận Giải thưởng Hòa bình của Đức

Hoàng Linh |

Bà Kim Phúc được vinh danh sau những nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ hoạt động trong công tác nhân quyền và chống bạo lực, hận thù.