Độc đáo tên gọi của loạt 13 cửa ra vào Kinh Thành Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc rất độc đáo, hấp dẫn du khách tứ phương. Tại đây, có tổng 13 cửa ra vào bên trong Kinh thành, mỗi cửa mang một chức năng và câu chuyện lịch sử riêng.

Từ trước đến nay, Kinh thành Huế có tổng 13 cửa ra vào thành, trong đó gồm 10 cửa đường bộ, 2 cửa đường thủy và 1 cửa phụ. Tất cả đều được xây dựng từ thời vua Gia Long (phần mái vòm), đến thời vua Minh Mạng đã hoàn thiện vọng lâu phía trên.
Từ trước đến nay, Kinh thành Huế có tổng 13 cửa ra vào thành, trong đó gồm 10 cửa đường bộ, 2 cửa đường thủy và 1 cửa phụ. Tất cả đều được xây dựng từ thời vua Gia Long (phần mái vòm), đến thời vua Minh Mạng đã hoàn thiện vọng lâu phía trên.
Theo đó, cửa Ngăn hay còn gọi là Thể Nhân Môn. Đây là cửa dành cho vua, quan lại ra vào Kinh thành, mỗi lần vua đi qua, triều đình cho quân lính ra chặn đường trước mặt Kinh thành, ngăn không cho ai qua lại, nên tên gọi cửa Ngăn cũng xuất phát từ đó.
Theo đó, cửa Ngăn hay còn gọi là Thể Nhân Môn. Đây là cửa dành cho vua, quan lại ra vào Kinh thành, mỗi lần vua đi qua, triều đình cho quân lính ra chặn đường trước mặt Kinh thành, ngăn không cho ai qua lại, nên tên gọi cửa Ngăn cũng xuất phát từ đó.
Cũng là một lối ra vào Kinh thành khác của nhà vua, cửa Sập nằm phía bên phải Kỳ Đài (hướng Bắc Nam) hay còn gọi là cửa Quảng Đức. Do tác động của trận lũ năm 1953, cửa thành này từng bị sụp đổ cả vọng lâu lẫn vòm cửa nên người dân khi đó gọi cửa này là “Cửa Sập”.
Cũng là một lối ra vào Kinh thành khác của nhà vua, cửa Sập nằm phía bên phải Kỳ Đài (hướng Bắc Nam) hay còn gọi là cửa Quảng Đức. Do tác động của trận lũ năm 1953, cửa thành này từng bị sụp đổ cả vọng lâu lẫn vòm cửa nên người dân khi đó gọi cửa này là “Cửa Sập”.
Kế đến là cửa Nhà Đồ (tức cửa Chánh Nam). Tên gọi Nhà Đồ hình thành bởi vào thời vua Gia Long, cửa thành này có một kho chứa vật dụng cho nhà vua, binh khí cho quân sĩ, dịch sang tiếng Việt là “Nhà Đồ”.
Kế đến là cửa Nhà Đồ (tức cửa Chánh Nam). Tên gọi Nhà Đồ hình thành bởi vào thời vua Gia Long, cửa thành này có một kho chứa vật dụng cho nhà vua, binh khí cho quân sĩ, dịch sang tiếng Việt là “Nhà Đồ”.
 Nằm ở phía Tây Nam Kinh thành là cửa Hữu (tức cửa Tây Nam), khi xưa tại đây vua Hàm Nghi đã xuất thành ban chiếu “Cần Vương” chống thực dân Pháp.
Nằm ở phía Tây Nam Kinh thành là cửa Hữu (tức cửa Tây Nam), khi xưa tại đây vua Hàm Nghi đã xuất thành ban chiếu “Cần Vương” chống thực dân Pháp.
Tây Thành Thủy Quan là một trong hai cửa đường thủy của Kinh thành Huế. Cửa thủy này nằm ở đầu phía Tây sông Ngự Hạ và phía đông dòng sông này là Đông Thành Thủy Quan.
Tây Thành Thủy Quan là một trong hai cửa đường thủy của Kinh thành Huế. Cửa thủy này nằm ở đầu phía Tây sông Ngự Hạ và phía đông dòng sông này là Đông Thành Thủy Quan.
Cửa Chánh Tây là cửa thành không có tên gọi phụ. Cửa nằm ở phía Tây Kinh thành, nơi từng xảy ra giao tranh ác liệt chiến sự Mùa Xuân 1968. Khi đó, phần vọng lâu phía trên thành đã bị phá hủy hoàn toàn, ngày nay đã được phục dựng lại.
Cửa Chánh Tây là cửa thành không có tên gọi phụ. Cửa nằm ở phía Tây Kinh thành, nơi từng xảy ra giao tranh ác liệt chiến sự Mùa Xuân 1968. Khi đó, phần vọng lâu phía trên thành đã bị phá hủy hoàn toàn, ngày nay đã được phục dựng lại.
Tiếp đến là cửa An Hòa, nằm hướng Tây Bắc của Kinh thành (tức Tây Bắc Môn). Do mặt ngoài cửa thành là làng và chợ cùng tên nên cái tên An Hòa được người dân đặt cho cửa thành này.
Tiếp đến là cửa An Hòa, nằm hướng Tây Bắc của Kinh thành (tức Tây Bắc Môn). Do mặt ngoài cửa thành là làng và chợ cùng tên nên cái tên An Hòa được người dân đặt cho cửa thành này.
Phía sau Kinh thành Huế là cửa Hậu, đặc biệt cửa thành này có tới 3 tên gọi, đó là cửa Hậu, Chánh Bắc Môn và cái tên Đồn Mang Cá xuất phát từ việc thực dân Pháp chiếm được Kinh thành Huế, đóng kín cửa thành và lập ra Đồn Mang Cá tại đây.
Phía sau Kinh thành Huế là cửa Hậu, đặc biệt cửa thành này có tới 3 tên gọi, đó là cửa Hậu, Chánh Bắc Môn và cái tên Đồn Mang Cá xuất phát từ việc thực dân Pháp chiếm được Kinh thành Huế, đóng kín cửa thành và lập ra Đồn Mang Cá tại đây.
Trấn Bình Môn là một cửa phụ, thuộc một phần của tường thành Kinh thành Huế. Cửa phụ này dẫn ra Trấn Bình đài - pháo đài bố trí hệ thống phòng thủ Kinh thành Huế xưa.
Trấn Bình Môn là một cửa phụ, thuộc một phần của tường thành Kinh thành Huế. Cửa phụ này dẫn ra Trấn Bình đài - pháo đài bố trí hệ thống phòng thủ Kinh thành Huế xưa.
Cửa Kẻ Trài (tức cửa Đông Bắc). Trước đó, Kẻ Trài vốn là tên của một xóm dân cư sinh sống phía trước cửa thành, họ tập trung buôn bán và hình thành hai dãy nhà, lều quán. Người dân Huế gọi đó là những dãy “nhà trài” hai bên bờ sông, lâu dần trở thành tên của cửa thành.
Cửa Kẻ Trài (tức cửa Đông Bắc). Trước đó, Kẻ Trài vốn là tên của một xóm dân cư sinh sống phía trước cửa thành, họ tập trung buôn bán và hình thành hai dãy nhà, lều quán. Người dân Huế gọi đó là những dãy “nhà trài” hai bên bờ sông, lâu dần trở thành tên của cửa thành.
Đông Thành Thủy Quan hay còn gọi là cống Lương Y, hiện là cây cầu Lương Y, nằm trên đường Xuân 68.
Đông Thành Thủy Quan hay còn gọi là cống Lương Y, hiện là cây cầu Lương Y, nằm trên đường Xuân 68.
Cửa Đông Ba (hay Chánh Đông Môn), là cửa thành liên quan đến chợ Đông Ba nổi tiếng.
Cửa Đông Ba (hay Chánh Đông Môn), là cửa thành liên quan đến chợ Đông Ba nổi tiếng.
Đứng bên trong phần vọng lâu những cửa thành, du khách có thể ngắm nhìn Kinh thành Huế.
Đứng bên trong phần vọng lâu những cửa thành, du khách có thể ngắm nhìn Kinh thành Huế.
Cuối cùng là cửa Thượn g Tứ (tức Đông Nam Môn). Ngày xưa ở vị trí này có một Viện Thượng Tứ được dựng lên để cai quản, chăm ngựa kéo xe cho vua nên về sau cái tên Thượng Tứ được sử dụng khi nhắc đến Đông Nam Môn.
Cuối cùng là cửa Thượng Tứ (tức Đông Nam Môn). Ngày xưa ở vị trí này có một Viện Thượng Tứ được dựng lên để cai quản, chăm ngựa kéo xe cho vua nên về sau cái tên Thượng Tứ được sử dụng khi nhắc đến Đông Nam Môn.

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN
TIN LIÊN QUAN

Rộn ràng không khí Tết cổ truyền bên trong Kinh thành Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Giáp Thìn 2024, hàng ngàn người dân, du khách đã cùng nhau tham gia trải nghiệm không khí Tết Cổ truyền ngay bên trong Kinh thành Huế, tạo nên không khí vui tươi, ấm cúng.

Tận mắt ngắm gần 100 châu bản có bút tích của vua về Kinh thành Huế

Ý Yên |

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Triển lãm “Kinh thành Huế - Dấu xưa còn lại”.

Nườm nượp người kéo đến check-in vườn hoa cỏ tranh ở Kinh thành Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Thượng thành (Kinh thành Huế) những ngày này trở thành địa điểm check-in của đông đảo người dân và du khách, khi những vườn hoa cỏ tranh tại đây nở rộ, đẹp đến nao lòng.

Công ty Công trình Giao thông Đồng Nai liên tiếp chậm trả lãi 4 kỳ trái phiếu

Anh Kiệt |

Số tiền lãi CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai chậm thanh toán đến nay với lô trái phiếu DGTH2224001 là 32 tỉ đồng.

Sau một đêm ra khơi, ngư dân Quảng Ngãi kiếm cả triệu đồng

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Chỉ sau một đêm đánh bắt cá cơm, nhiều tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bội thu, mỗi thuyền viên thu lợi nhuận từ 1- 5 triệu đồng.

Thuyền đầu tiên trong 11 thuyền buồm vòng quanh thế giới cập vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trưa nay (18.2), chiếc thuyền buồm đầu tiên trong đoàn đua thuyền buồm vòng quanh thế giới Clipper Race, gồm 11 chiếc, đã vào vịnh Hạ Long (TP Hạ Long). Dự kiến, trong ngày hôm nay sẽ có thêm 2 thuyền nữa vào vịnh Hạ Long.

Thương Tín cố gắng mưu sinh dù sức khỏe kém, hát yếu

ĐÔNG DU |

Video nghệ sĩ Thương Tín (đóng trong phim Biệt động Sài Gòn) đi hát sau Tết vừa được khán giả chia sẻ. Ông lộ rõ sức khỏe kém, hát không rõ lời và thân hình gầy gò.

Nhiều trạm dừng nghỉ trên cao tốc mới “ở dạng quy hoạch”

Xuyên Đông |

Báo Lao Động vừa phản ánh cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết chưa có trạm dừng nghỉ, khiến người dân phải tự dựng nhà vệ sinh.

Rộn ràng không khí Tết cổ truyền bên trong Kinh thành Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Giáp Thìn 2024, hàng ngàn người dân, du khách đã cùng nhau tham gia trải nghiệm không khí Tết Cổ truyền ngay bên trong Kinh thành Huế, tạo nên không khí vui tươi, ấm cúng.

Tận mắt ngắm gần 100 châu bản có bút tích của vua về Kinh thành Huế

Ý Yên |

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Triển lãm “Kinh thành Huế - Dấu xưa còn lại”.

Nườm nượp người kéo đến check-in vườn hoa cỏ tranh ở Kinh thành Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Thượng thành (Kinh thành Huế) những ngày này trở thành địa điểm check-in của đông đảo người dân và du khách, khi những vườn hoa cỏ tranh tại đây nở rộ, đẹp đến nao lòng.