Độc đáo nghề “bà truyền cháu” làm thay đổi cuộc sống ở vùng biên

NGUYÊN ANH |

Nghề đan cỏ bàng của người dân vùng biên giới huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang từ lâu đã nổi tiếng gần xa. Không chỉ đem lại thu nhập khá ổn định mà nghề còn mang nét độc đáo trong cách truyền dạy.
Từ nhiều thế kỷ qua, nghề đan cỏ bàng của người Khmer ở xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang đã rộn ràng khắp xóm. Khắp các con đường hay bãi đất trống, người dân tận dụng để phơi cỏ bàng trông rất đẹp mắt.
Từ nhiều thế kỷ qua, nghề đan cỏ bàng của người Khmer ở xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang đã rộn ràng khắp xóm. Khắp các con đường hay bãi đất trống, người dân tận dụng để phơi cỏ bàng trông rất đẹp mắt.
Chúng tôi đến thăm gia đình bà Thị Thia đã có 4 đời làm nghề đan đệm cỏ bàng. Hơn 70 tuổi nhưng đôi tay vẫn khéo léo, nhanh nhẹn, bà Thia vui vẻ kể: “Mẹ truyền nghề lại cho tôi, tôi dạy lại cho con gái, giờ là đến 2 đứa cháu gái. Đứa nào đan cũng giỏi, nhỏ xíu chừng 5 tuổi là biết đan rồi”.
Chúng tôi đến thăm gia đình bà Thị Thia đã có 4 đời làm nghề đan đệm cỏ bàng. Hơn 70 tuổi nhưng đôi tay vẫn khéo léo, nhanh nhẹn, bà Thia vui vẻ kể: “Mẹ truyền nghề lại cho tôi, tôi dạy lại cho con gái, giờ là đến 2 đứa cháu gái. Đứa nào đan cũng giỏi, nhỏ xíu chừng 5 tuổi là biết đan rồi”.
Công việc đan lát các sản phẩm từ cỏ bàng khá nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi sự khéo léo, nên phù hợp cho phụ nữ và trẻ em. Cũng vì lẽ đó mà nghề này được bà con nói vui là nghề dành cho phụ nữ, bà truyền mẹ, mẹ truyền con gái cứ thế cho đến hôm nay. Năm 2018, làng nghề đan cỏ bàng được công nhận là làng nghề truyền thống của tỉnh Kiên Giang.
Công việc đan lát các sản phẩm từ cỏ bàng khá nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi sự khéo léo, nên phù hợp cho phụ nữ và trẻ em. Cũng vì lẽ đó mà nghề này được bà con nói vui là nghề dành cho phụ nữ, bà truyền mẹ, mẹ truyền con gái cứ thế cho đến hôm nay. Năm 2018, làng nghề đan cỏ bàng được công nhận là làng nghề truyền thống của tỉnh Kiên Giang.
Đồng cỏ bàng ở xã Phú Mỹ có diện tích tự nhiên hơn 2.500ha, cho thu hoạch quanh năm. Nhiều nhất là vào mùa nước nổi từ tháng 8 - 11 hàng năm. Đầu năm 2016, tỉnh Kiên Giang đã quyết định thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ nhằm ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái đồng cỏ bàng duy nhất còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng cỏ bàng ở xã Phú Mỹ có diện tích tự nhiên hơn 2.500ha, cho thu hoạch quanh năm. Nhiều nhất là vào mùa nước nổi từ tháng 8 - 11 hàng năm. Đầu năm 2016, tỉnh Kiên Giang đã quyết định thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ nhằm ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái đồng cỏ bàng duy nhất còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đến thăm HTX Phụ nữ cỏ bàng Phú Mỹ ở Ấp Trà Phọt, ai nấy đều tất bật với công việc. Năm 2019, không tính đơn hàng lẻ thì 25 thành viên thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đệm bàng với số lượng hơn 8.400 sản phẩm, thu về hơn 264 triệu đồng. Thu nhập bình quân cộng chia lợi nhuận thì mỗi thành viên kiếm thêm 3 triệu đồng/tháng từ thời gian rảnh đi đan cỏ bàng.
Đến thăm HTX Phụ nữ cỏ bàng Phú Mỹ ở Ấp Trà Phọt, ai nấy đều tất bật với công việc. Năm 2019, không tính đơn hàng lẻ thì 25 thành viên thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đệm bàng với số lượng hơn 8.400 sản phẩm, thu về hơn 264 triệu đồng. Thu nhập bình quân cộng chia lợi nhuận thì mỗi thành viên kiếm thêm 3 triệu đồng/tháng từ thời gian rảnh đi đan cỏ bàng.
Đến thăm HTX Phụ nữ cỏ bàng Phú Mỹ ở Ấp Trà Phọt, ai nấy đều tất bật với công việc. Năm 2019, không tính đơn hàng lẻ thì 25 thành viên thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đệm bàng với số lượng hơn 8.400 sản phẩm, thu về hơn 264 triệu đồng. Thu nhập bình quân cộng chia lợi nhuận thì mỗi thành viên kiếm thêm 3 triệu đồng/tháng từ thời gian rảnh đi đan cỏ bàng.
Ngoài thị trường trong nước, nhờ vào độ khéo léo và tính năng thân thiện môi trường mà các sản phẩm cỏ bàng đã có mặt ở Nhật Bản, Trung Quốc đặc biệt là thị trường khó tính như châu Âu. Chiếc túi xách có phần đáy bọc đen này là mặt hàng xuất đi Châu Âu.
Ngoài thị trường trong nước, nhờ vào độ khéo léo và tính năng thân thiện môi trường mà các sản phẩm cỏ bàng đã có mặt ở Nhật Bản, Trung Quốc đặc biệt là thị trường khó tính như châu Âu. Chiếc túi xách có phần đáy bọc đen này là mặt hàng xuất đi Châu Âu.
Anh Lý Hoàng Bảo, Giám đốc HTX cho biết: “Hiện nay theo xu thế của thị trường và được hỗ trợ dạy nghề nên bà con đã biết đan rất nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cỏ bàng. Các sản phẩm làm ra được các công ty đặt hàng và mang đi xuất khẩu”. Một số sản phẩm được vẽ thêm họa tiết, trang trí nên trông càng đặc sắc hơn.
Anh Lý Hoàng Bảo, Giám đốc HTX cho biết: “Hiện nay theo xu thế của thị trường và được hỗ trợ dạy nghề nên bà con đã biết đan rất nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cỏ bàng. Các sản phẩm làm ra được các công ty đặt hàng và mang đi xuất khẩu”. Một số sản phẩm được vẽ thêm họa tiết, trang trí nên trông càng đặc sắc hơn.
Anh Lý Hoàng Bảo, Giám đốc HTX cho biết: “Hiện nay theo xu thế của thị trường và được hỗ trợ dạy nghề nên bà con đã biết đan rất nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cỏ bàng. Các sản phẩm làm ra được các công ty đặt hàng và mang đi xuất khẩu”. Một số sản phẩm được vẽ thêm họa tiết, trang trí nên trông càng đặc sắc hơn.
Trước đây, bà con người Khmer chủ yếu dùng cỏ bàng để đan đệm, túi đơn giản, lợi ích chưa cao do sản phẩm làm ra bán ra theo lối tự phát. Hiện nay vào HTX thì thu nhập tăng cao hơn, giúp đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.
Trước đây, bà con người Khmer chủ yếu dùng cỏ bàng để đan đệm, túi đơn giản, lợi ích chưa cao do sản phẩm làm ra bán ra theo lối tự phát. Hiện nay vào HTX thì thu nhập tăng cao hơn, giúp đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.
Chị Lê Thị Hồng Diễm, Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Mỹ cho biết: “TW Hội LHPN, Hội LHPN tỉnh Kiên Giang đã có nhiều hỗ trợ cho các thành viên HTX.  Phần địa phương thì rất quan tâm và ủng hộ nghề truyền thống này. Phía phụ nữ xã chúng tôi cũng thường xuyên theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật đan mới cho bà con để đáp ứng yêu cầu hàng xuất khẩu”.
Chị Lê Thị Hồng Diễm, Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Mỹ cho biết: “TW Hội LHPN, Hội LHPN tỉnh Kiên Giang đã có nhiều hỗ trợ cho các thành viên HTX. Phần địa phương thì rất quan tâm và ủng hộ nghề truyền thống này. Phía phụ nữ xã chúng tôi cũng thường xuyên theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật đan mới cho bà con để đáp ứng yêu cầu hàng xuất khẩu”.
NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Khám phá nghề đã hơn trăm tuổi gắn liền với cây tre

NGUYÊN ANH |

Năm 2018, nghề đan đát tại xã Minh Hòa, huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang được công nhận là nghề truyền thống. Thăng trầm, biến đổi hơn trăm năm qua, nhưng cái nghề ông bà truyền lại vẫn được thế hệ sau cố công gìn giữ.

Kiếm bộn tiền nhờ nghề trang điểm cho "thức ăn"

Tuấn Anh |

Bằng đôi bàn tay khéo léo, chăm chỉ và niềm đam mê, một food stylist có thể kiếm được 25-30 nghìn USD từ việc "làm đẹp" cho đồ ăn, thức uống.

Mãn nhãn tay nghề của thầy dạy sửa đồng hồ chính quy duy nhất ở Việt Nam

QUANG MINH - Hoàng Vũ |

Trong căn phòng nhỏ yên ắng trên một góc phố của Hà Nội, ông Trần Văn Sơn (thầy dạy sửa đồng hồ chính quy duy nhất tại Việt Nam) tỉ mỉ hướng dẫn các học trò cách “giữ nhịp thời gian” bằng những dụng cụ siêu bé, để sửa chữa từng chiếc đồng hồ.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khám phá nghề đã hơn trăm tuổi gắn liền với cây tre

NGUYÊN ANH |

Năm 2018, nghề đan đát tại xã Minh Hòa, huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang được công nhận là nghề truyền thống. Thăng trầm, biến đổi hơn trăm năm qua, nhưng cái nghề ông bà truyền lại vẫn được thế hệ sau cố công gìn giữ.

Kiếm bộn tiền nhờ nghề trang điểm cho "thức ăn"

Tuấn Anh |

Bằng đôi bàn tay khéo léo, chăm chỉ và niềm đam mê, một food stylist có thể kiếm được 25-30 nghìn USD từ việc "làm đẹp" cho đồ ăn, thức uống.

Mãn nhãn tay nghề của thầy dạy sửa đồng hồ chính quy duy nhất ở Việt Nam

QUANG MINH - Hoàng Vũ |

Trong căn phòng nhỏ yên ắng trên một góc phố của Hà Nội, ông Trần Văn Sơn (thầy dạy sửa đồng hồ chính quy duy nhất tại Việt Nam) tỉ mỉ hướng dẫn các học trò cách “giữ nhịp thời gian” bằng những dụng cụ siêu bé, để sửa chữa từng chiếc đồng hồ.