Độc đáo cách làm nem cá dịp Tết cổ truyền của người dân miền tây xứ Thanh

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Hàng năm, cứ dịp Tết đến Xuân về, người đồng bào dân tộc Thái (ở huyện Quan Sơn) lại khẩn trương chuẩn bị làm nem cá, một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng gia tiên ngày Tết. Đây cũng được xem là món ăn độc đáo, thơm ngon của người dân nơi đây.

Theo nhiều dân ở (huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, tục làm nem cá trong ngày Tết của đồng bào dân tộc Thái nơi đây đã có từ lâu. Hàng năm cứ vào những này cận Tết là nhiều người bắt tay vào công việc làm nem. Ảnh: Quách Du
Theo nhiều dân ở (huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, tục làm nem cá trong ngày Tết của đồng bào dân tộc Thái nơi đây đã có từ rất lâu. Hàng năm cứ vào những ngày cận Tết là nhiều người lại bắt tay vào công việc làm nem. Ảnh: Quách Du
Bà Ngân Thị Phế (68 tuổi, trú tại khu 5, thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, tục lệ làm nem cá của người đồng bào dân tộc Thái nơi đây đã có từ xa xưa, từ đời này truyền sang đời khác. Nem cá được người dân làm trước dịp Tết Nguyên đán hàng năm để cúng tổ tiên và dùng trong các đám cưới hỏi. Ảnh: Quách Du
Bà Ngân Thị Phế (68 tuổi, trú tại khu 5, thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, tục lệ làm nem cá của người đồng bào dân tộc Thái nơi đây đã có từ xa xưa, từ đời này truyền sang đời khác. Nem cá được người dân làm trước dịp Tết Nguyên đán hàng năm để cúng tổ tiên và dùng trong các đám cưới hỏi. Ảnh: Quách Du
Cũng chia sẻ về tục lệ làm nem cá, ông Vi Văn Niêm (62 tuổi, trú tại thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn) cho biết, năm nào cũng vậy, cứ độ tháng 12 Âm lịch là gia đình ông lại chuẩn bị làm món nem cá để kịp cho dịp Tết. Ảnh: Quách Du
Chia sẻ về tục lệ làm nem cá, ông Vi Văn Niêm (62 tuổi, trú tại thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn) cho biết, năm nào cũng vậy, cứ độ tháng 12 Âm lịch là gia đình ông lại chuẩn bị làm món nem cá để kịp cho dịp Tết. Ảnh: Quách Du
Trước đây, hầu hết các gia đình người dân tộc Thái ở đây đều dùng nguyên liệu là cá Mại Mại (một loại cá đặc sản trong vùng. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, loài cá này không còn bắt được nhiều, nên người dân chuyển sang dùng loài cá trắm (trong lượng khoảng 4 đến 5kg/1con) để làm nem cá.
Cũng theo ông Niêm, trước đây hầu hết các gia đình người dân tộc Thái ở đây đều dùng nguyên liệu là cá Mại Mại (một loại cá đặc sản trong vùng). Tuy nhiên, những năm trở lại đây, loài cá này không còn bắt được nhiều, nên người dân chuyển sang dùng loài cá trắm (trong lượng khoảng 4 đến 5kg/1con) để làm nem cá. Quách Du
Được biết, cách làm nem cá có phần cầu kỳ và trải qua nhiều công đoạn khác nhau, từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến và ủ cá lên men. Ảnh: Quách Du
Được biết, cách làm nem cá có phần cầu kỳ và trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Ảnh: Quách Du
 
Cá sau khi lọc hết xương, sẽ được thái ra thành từng miếng nhỏ. Ảnh: Quách Du
Tiếp đó, mang đi ướp muối (loại muối hạt to) trong nhiều giờ và để thịt cá ráo nước. Ảnh: Quách Du
Sau đó mang đi ướp muối (loại muối hạt to), và để thịt cá ráo nước trong khoảng 4 đến 5 giờ đồng hồ. Ảnh: Quách Du
Trong khoảng thời gian chờ thịt cá ráo nước, người dân phải chuẩn bị rang và xay thính (thính bằng ngô hoặc gạo nếp). Ảnh: Quách Du
Trong khoảng thời gian chờ thịt cá ráo nước, người dân phải chuẩn bị rang và xay thính (thính làm bằng ngô hoặc gạo nếp). Ảnh: Quách Du
Sau khi thịt cá ráo nước, sẽ được rắc đều thính và phủ kín miếng cá. Ảnh: Quách Du
Sau khi thịt cá ráo nước, sẽ được rắc đều thính sao cho phủ kín từng miếng cá. Ảnh: Quách Du
Rồi tiến hành bỏ cá vào ống để ủ chua. Ảnh: Quách Du
Rồi tiến hành bỏ cá vào ống để ủ chua. Ảnh: Quách Du
Kể từ khi bỏ cá vào ống, trong thời gian từ 7 đến 10 ngày là cá chín và có thể mang ra ăn. Ảnh Quách Du
Kể từ khi bỏ cá vào ống, trong thời gian từ 7 đến 10 ngày là cá chín và có thể mang ra ăn. Với món nem cá sau khi chín, vẫn có thể bảo quản và sử dụng trong khoảng thời gian hơn 1 tháng. Ảnh: Quách Du
 
Ông Chu Đình Trọng - Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, món cá muối (hay còn gọi là nem cá) đã tồn tại, gắn bó bao đời nay với đồng bào dân tộc Thái nơi đây. Với món ăn này, người dân thường làm dịp trước Tết Nguyên đán, trong những đám cưới hỏi và trở thành nét văn hóa đặc sắc. Ảnh: Quách Du

Cũng theo ông Chu Đình Trọng - Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, những năm trở lại đây, địa phương đón khá nhiều du khách đến tham quan, khám phá các điểm du lịch nổi tiếng của huyện như Động Bo Cúng (khu động lớn nhất xứ Thanh), bản du lịch cộng đồng (bản Ngàm, xã Sơn Điện)…

Vậy nên trong tương lai, nếu xây dựng, phát triển món nem cá trở thành món đặc sản của địa phương là điều rất tốt. Bởi ngoài lưu giữ được nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Thái nơi đây, còn tạo ra một sản phẩm du lịch, món quà lưu niệm khi du khách đến với địa phương.

QUÁCH DU
TIN LIÊN QUAN

Độc đáo lễ trưởng thành của người Dao

Văn Đức |

Đối với người Dao, dù 80 - 90 tuổi nhưng nếu chưa làm lễ cấp sắc vẫn bị coi là người chưa trưởng thành. Do đó, lễ cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của đàn ông người Dao để được công nhận là người đàn ông đã trưởng thành.

Điện Biên: Độc đáo phiên chợ lúc nửa đêm

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Có một phiên chợ độc đáo chỉ họp từ lúc nửa đêm đến rạng sáng ngay tại trung tại trung tâm TP Điện Biên Phủ nhưng không phải ai cũng biết.

Nghề độc đáo tuốt lá đếm tiền vào vụ Tết

Nguyễn Thúy |

Thời điểm này, các nhà vườn trồng đào ở Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) đang tất bật với công việc tuốt lá để đào bung nở đúng dịp Tết. Công việc này thường diễn ra trước Tết Nguyên đán 30-45 ngày. Đây cũng là khoảng thời gian giúp nhiều lao động thời vụ có thêm thu nhập.

Công đoàn tặng thêm quà Tết cho 2.000 công nhân

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Ngoài phần quà đã thống nhất tặng trước đó là 450.000 đồng/suất, Công đoàn cơ sở Công ty TNHH S.M (TP Thuận An, Bình Dương) bố trí thêm nguồn lực tại chỗ, tặng thêm mỗi công nhân 100.000 đồng. Nhờ đó, 2.000 công nhân trước đó không nhận quà Tết ở Công ty TNHH S.M sẽ nhận quà vào ngày 29.1.

Dự kiến phát ấn đền Trần Nam Định cho người dân vào sáng 25.2

Lương Hà |

Nam Định - Lễ hội Khai Ấn đền Trần xuân Giáp Thìn 2024 tại Nam Định sẽ được tổ chức từ ngày 20 - 25.2 (tức ngày 11 - 16 tháng Giêng). Ban tổ chức dự kiến phát ấn cho nhân dân và du khách từ 5h sáng ngày 25.2.

Giờ thứ 9: Cặp đôi ngược tính - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Một chàng trai đồng tính cố tình kết hôn với cô gái hàng xóm dù không có tình yêu vì áp lực của gia đình. Sau khi kết hôn, vợ của anh ta lại tiết lộ một bí mật động trời mà cô đã giấu kín bấy lâu nay. Cuộc hôn nhân này sẽ đi về đâu?

Rút ví trăm triệu, đại gia vẫn không mua được đào Thất Thốn cổ

Thảo Trang |

Những gốc đào Thất Thốn có tuổi đời lên đến hàng chục năm, mang vẻ đẹp riêng biệt đã xuống phố đón Tết. Tuy nhiên, các nhà vườn chỉ cho thuê chứ không bán, giá dao động từ 15 - 80 triệu đồng/cây.

Lên vùng cao đi chợ Xuân ở xã vùng 3 duy nhất của TP Hoà Bình

Đinh Đại |

Phiên chợ Xuân ở xã Độc Lập, xã vùng 3 duy nhất của TP Hòa Bình vừa đạt chuẩn nông thôn mới được tổ chức với nhiều gian hàng và hoạt động hấp dẫn mang đậm bản sắc vùng cao.

Độc đáo lễ trưởng thành của người Dao

Văn Đức |

Đối với người Dao, dù 80 - 90 tuổi nhưng nếu chưa làm lễ cấp sắc vẫn bị coi là người chưa trưởng thành. Do đó, lễ cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của đàn ông người Dao để được công nhận là người đàn ông đã trưởng thành.

Điện Biên: Độc đáo phiên chợ lúc nửa đêm

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Có một phiên chợ độc đáo chỉ họp từ lúc nửa đêm đến rạng sáng ngay tại trung tại trung tâm TP Điện Biên Phủ nhưng không phải ai cũng biết.

Nghề độc đáo tuốt lá đếm tiền vào vụ Tết

Nguyễn Thúy |

Thời điểm này, các nhà vườn trồng đào ở Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) đang tất bật với công việc tuốt lá để đào bung nở đúng dịp Tết. Công việc này thường diễn ra trước Tết Nguyên đán 30-45 ngày. Đây cũng là khoảng thời gian giúp nhiều lao động thời vụ có thêm thu nhập.