ĐBSCL: Đầu nguồn khát nước giữa mùa lũ

Lục Tùng |

Đã sắp hết tháng 7 âm lịch, tức vượt qua thời khắc “Tháng 7, nước nhảy khỏi bờ” theo quy luật trăm năm, nhưng hiện nay những cánh đồng, con sông ở vùng đầu nguồn sông Cửu Long vẫn khát nước giữa mùa lũ.

Mực nước lũ cuối tháng 7 âm lịch trên đồng đất xã Nhơn Hội, xã ven biên của huyện đầu nguồn An Phú. Ảnh: Lục Tùng
Dù đang vào mùa lũ, nhưng An Giang, nơi đầu nguồn lũ vẫn trong cơn khát nước. Huyện An Phú, nơi đón nhận lượng nước đầu tiên từ thượng nguồn sông Mê Kong đổ về, nhưng mực nước vẫn ở mức thấp so với trung bình cùng kỳ nhiều năm. Hiện lượng nước trên đồng lẫn dưới sông đều ở mức thấp nhiều so với mức báo động I. Ảnh: Mực nước lũ cuối tháng 7 âm lịch trên đồng đất xã Nhơn Hội, xã ven biên của huyện đầu nguồn An Phú.
Đây là điều bất thường, bởi lâu nay, mỗi khi bước vào mùa lũ, những đồng đất ở Nhơn Hội bị nước từ thượng nguồn đổ về nhấn chìm và biến những cánh đồng lúa thành biển nước. Giờ thì bờ ruộng vẫn còn khô ráo, người dân tự do đào bới bắt chuột. Ảnh: Lục Tùng
Người dân vùng lũ này cho biết: Đây là điều bất thường, bởi lâu nay, mỗi khi bước vào mùa lũ, những đồng đất ở Nhơn Hội bị nước từ thượng nguồn đổ về nhấn chìm và biến những cánh đồng lúa thành biển nước. Giờ thì bờ ruộng vẫn còn khô ráo, người dân tự do đào bới bắt chuột.
Trên hai nhánh sông chính của đầu nguồn sông Cửu Long là sông Tiền, sông Hậu cũng ở mức thấp, lưu tốc không mạnh. Theo số liệu của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh An Giang, tính đến ngày 14.9, mực nước cao nhất trên sông Tiền và sông Hậu đều ở mức dưới báo động I. Cụ thể, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại Tân Châu là 1,64m. Tương tự trên sông Hậu, tại Châu Đốc là 1,71m. Ảnh: Lục Tùng
Trên hai nhánh sông chính của đầu nguồn sông Cửu Long là sông Tiền, sông Hậu nước lũ cũng ở mức thấp, lưu tốc không mạnh. Theo số liệu của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh An Giang, tính đến ngày 14.9, mực nước cao nhất trên sông Tiền và sông Hậu đều ở mức dưới báo động I. Cụ thể, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại Tân Châu là 1,64m. Tương tự trên sông Hậu, tại Châu Đốc là 1,71m.
Điều này không chỉ khiến nước lũ không đủ năng lượng để chuyển tải nguồn lợi thủy sản mùa lũ mà còn gây khó khăn trong việc đi lại cũng như việc cung cấp phù sa, vệ sinh đồng ruộng. Ảnh: Lục Tùng
Điều này không chỉ khiến nước lũ không đủ năng lượng để chuyển tải nguồn lợi thủy sản mùa lũ mà còn gây khó khăn trong việc đi lại cũng như việc cung cấp phù sa, vệ sinh đồng ruộng.
Do bất ngờ nên trước đó nhiều nông dân đã đầu tư, triển khai các phương tiện đánh bắt thủy sản. Ảnh: Lục Tùng
Do bất ngờ nên trước đó nhiều nông dân đã đầu tư, triển khai các phương tiện đánh bắt thủy sản.
Tuy nhiên, đến nay nhiều nơi, mực nước chưa đủ ngập phương tiện đánh bắt nên nhiều khả năng người đầu tư phải đối mặt với thua lỗi. Ảnh: Lục Tùng
Tuy nhiên, đến nay nhiều nơi, mực nước chưa đủ ngập phương tiện đánh bắt nên nhiều khả năng người đầu tư phải đối mặt với thua lỗ.
Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh An Giang, đỉnh lũ năm 2020 tại khu vực đầu nguồn sông Cửu Long có khả năng xấp xỉ mức báo động I (Tân Châu 3,5m và Châu Đốc 3,0m). Ảnh: Lục Tùng
Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh An Giang, đỉnh lũ năm 2020 tại khu vực đầu nguồn sông Cửu Long chỉ có khả năng xấp xỉ mức báo động I (Tân Châu 3,5m và Châu Đốc 3,0m).
Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Mùa lũ về muộn, ĐBSCL đối diện nguy cơ bị xâm nhập mặn, triều cường

Vũ Long |

Đồng bằng sông Cửu Long đối diện với nguy cơ bị xâm nhập mặn và triều cường khi lũ năm nay về muộn, mực nước thấp.

Lưỡi câu, lờ bắt cá, năm quăng... "rộn rã" đón mùa nước nổi

TRẦN LƯU |

Từ tháng 7 âm lịch, khi con nước ở các vùng thượng nguồn ĐBSCL lên cao, cũng là lúc cư dân miền Tây chuẩn bị đón mùa nước nổi. Những con nước nặng trĩu phù sa, đã rửa sạch ruộng đồng, mang lại nguồn lợi thủy sản dồi dào để người dân đánh bắt, tạo thêm kế sinh nhai. Đây cũng là thời điểm, những làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các ngư cụ tất bật vào mùa làm ăn, rộn rã...

Khám phá sinh hoạt người lính phòng chống COVID-19 vùng biên mùa lũ

Lục Tùng |

Không chỉ đối mặt với cảm giác thiếu thốn... do vị trí đóng quân đặc thù, những người lính phòng chống COVID-19 vùng biên mùa lũ càng vất vả hơn khi năm nay nước đổ về ở mức thấp.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Mùa lũ về muộn, ĐBSCL đối diện nguy cơ bị xâm nhập mặn, triều cường

Vũ Long |

Đồng bằng sông Cửu Long đối diện với nguy cơ bị xâm nhập mặn và triều cường khi lũ năm nay về muộn, mực nước thấp.

Lưỡi câu, lờ bắt cá, năm quăng... "rộn rã" đón mùa nước nổi

TRẦN LƯU |

Từ tháng 7 âm lịch, khi con nước ở các vùng thượng nguồn ĐBSCL lên cao, cũng là lúc cư dân miền Tây chuẩn bị đón mùa nước nổi. Những con nước nặng trĩu phù sa, đã rửa sạch ruộng đồng, mang lại nguồn lợi thủy sản dồi dào để người dân đánh bắt, tạo thêm kế sinh nhai. Đây cũng là thời điểm, những làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các ngư cụ tất bật vào mùa làm ăn, rộn rã...

Khám phá sinh hoạt người lính phòng chống COVID-19 vùng biên mùa lũ

Lục Tùng |

Không chỉ đối mặt với cảm giác thiếu thốn... do vị trí đóng quân đặc thù, những người lính phòng chống COVID-19 vùng biên mùa lũ càng vất vả hơn khi năm nay nước đổ về ở mức thấp.