Dãi nắng, dầm mưa canh giữ biên cương Tây Nam mùa dịch

Lục Tùng |

Để đảm bảo ngăn dịch COVID-19 lây lan qua đường biên, các cán bộ chiến sĩ đã bất chấp ngày đêm, dãi nắng dầm mưa tuần tra, kiểm soát toàn tuyến biên giới với những hình ảnh đầy cảm động.

Cán bộ chiến sĩ An Giang làm nhiệm vụ tuần tra biên giới mùa dịch COVID-19. Ảnh: LT
Là tỉnh có gần 100km đường biên giáp nước bạn Campuchia, vì vậy khi xảy ra dịch COVID-19, An Giang đã chỉ đạo và bố trí các lực lượng nghiệp vụ tổ chức tuần tra 24/24 để kiểm tra, kiểm soát người dân hai quốc gia qua lại biên giới, cũng như vận động giáo dục người qua lại biên giới áp dụng đúng các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo của ngành y tế nhằm đảm bảo không để xảy ra nạn lây lan dịch. Ảnh: Cán bộ chiến sĩ An Giang làm nhiệm vụ tuần tra biên giới mùa dịch COVID-19.
Bên cạnh các cửa khẩu chính, cán bộ chiến sĩ còn phải làm nhiệm vụ kiểm soát toàn tuyến biên giới dài gần 100km. Ảnh: LT
Trong đó, đặc biệt chú trọng đến các điểm là tuyến đường biên cách xa các cửa khẩu, trạm kiểm soát. Nơi đây thường xa dân cư, địa hình hoang sơ, đường sá đi lại khó khăn.
Thường xuyên tuần tra biên giới bất kể nắng mưa... Ảnh: LT
Vì vậy ngoài việc phải trú trong các căn lều dã chiến được dựng gấp để đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng chống dịch, mỗi ngày các cán bộ, chiến đi phải xuyên suốt tuần tra toàn tuyến biên giới.
Tuần tra trong đêm. Ảnh: LT
Bất kể nắng nóng như đổ lửa, bất kể đêm tối với màn trời đen như mực... cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ thay nhau bám chốt trực và thường xuyên tuần tra, kiểm soát để đảm bảo hạn chế khả năng dịch bệnh xâm nhập vào nội địa.
Ăn, ngủ trong những chiếc lều dã chiên dựng tạm để đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng chống COVID-19. Ảnh: LT
Trong lúc bám chốt, chờ đến phiên tuần tra, các cán bộ, chiến sĩ tranh tranh thủ ngã lưng, lấy sức cho chuyến đi tiếp theo... Thế nhưng, nhiều lúc, ước mơ rất đỗi bình thường ấy cũng không dễ có được.
Những căn lều dã chiến nơi hoang sơ chính là nhà của cán bộ chiến sĩ canh giữ dịch COVID-19 trên biên giới. Ảnh: LT
Những căn lều dã chiến nơi hoang sơ chính là nhà của cán bộ chiến sĩ canh giữ dịch COVID-19 trên biên giới.
Mưa chuyển mùa kèm giông lốc đã khiến nhiều lều dã chiến bị tạ nước... Ảnh: LT
Những ngày gần đây, thời tiết bắt đầu giao mùa. Những cơn mưa chuyển mùa thường xuất hiện với diễn biến phức tạp, vừa kéo dài vừa kèm giông lốc... đã vượt khỏi sức chịu đựng của một số lều dã chiến... khiến cả căn lều gần như ướt hết...
Những chiếc võng mắc vội, bên trên là tấm ni long phong phanh... là nơi ngã lưng của người linh canh giữ biên cương mùa dịch COVI-19. Ảnh: LT
Thậm chí có một số nơi địa hình phức tạp, không bố trí được lều dã chiến, cán bộ chiến sĩ phải vận dụng địa hình giăng võng rồi che nilon bên trên để làm nơi ngã lưng.
Vượt khó khăn thách thức, người lính Cụ Hồ hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ biên cương mùa dịch COVID-19. Ảnh: LT
Nhưng với tinh thần "thức cho dân ngủ, canh cho dân yên”, những người lính Cụ Hồ đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ canh giữ biên cương, góp phần làm nên thành công trong cuộc chiến chống giặc COVID-19 của tỉnh An Giang nói riêng, cả tuyến biên giới Tây Nam nói chung.
Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Bữa ăn tự túc của người lính giữ biên cương phòng dịch COVID-19

Lục Tùng |

Với những người lính canh giữ biên cương trong giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch COVID-19, dù làm việc rất vất vả, nhưng điều kiện ăn uống cũng hết sức đơn sơ...

15 tấn gạo do bạn đọc Lao Động đóng góp đã đến tay người nghèo biên giới

HƯNG THƠ |

Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động tiếp tục trao gạo hỗ trợ tại các đồn biên phòng tại huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị).

Những ngày chống dịch COVID-19 ở biên giới Thanh Hóa

Quách Du |

“Chia làm 3 ca, mỗi ca 8 giờ cứ thế thực hiện” – đây được xem như câu hiệu lệnh của tất cả 65 cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Yên Khương (huyện Lang Chánh, Thanh Hóa), để thay nhau túc trực, phòng, chống dịch bệnh COVID-19, tại các điểm chốt ở khu vực biên giới.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Bữa ăn tự túc của người lính giữ biên cương phòng dịch COVID-19

Lục Tùng |

Với những người lính canh giữ biên cương trong giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch COVID-19, dù làm việc rất vất vả, nhưng điều kiện ăn uống cũng hết sức đơn sơ...

15 tấn gạo do bạn đọc Lao Động đóng góp đã đến tay người nghèo biên giới

HƯNG THƠ |

Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động tiếp tục trao gạo hỗ trợ tại các đồn biên phòng tại huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị).

Những ngày chống dịch COVID-19 ở biên giới Thanh Hóa

Quách Du |

“Chia làm 3 ca, mỗi ca 8 giờ cứ thế thực hiện” – đây được xem như câu hiệu lệnh của tất cả 65 cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Yên Khương (huyện Lang Chánh, Thanh Hóa), để thay nhau túc trực, phòng, chống dịch bệnh COVID-19, tại các điểm chốt ở khu vực biên giới.