Cuộc sống của du học sinh Việt trong dịch COVID-19 ở khắp nơi trên thế giới

Thanh Chân - Hà Phương |

Dịch COVID-19 lan rộng khắp nơi trên thế giới khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Trong số đó, nhiều du học sinh Việt Nam ở Canada, Úc, Mỹ cũng thay đổi thói quen sinh hoạt để bảo vệ sức khoẻ của chính mình và mọi người.

Dịch COVID-19 bùng phát đầu tiên tại Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) hồi tháng 12.2019. Hiên nay, dịch bệnh đã tấn công tất cả 179 quốc gia, lục địa trên thế giới và khiến 10.030 người tử vong trong tổng số 244.801 ca nhiễm. Ảnh: Canada từ Hải Anh.
Dịch COVID-19 bùng phát đầu tiên tại Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) hồi tháng 12.2019. Hiện nay, dịch bệnh đã tấn công tất cả 182 quốc gia, lục địa trên thế giới và khiến 10.253 người tử vong trong tổng số 250.582 ca nhiễm. Ảnh: Canada từ Hải Anh.
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam hiện có khoảng 190.000 du học sinh, nhiều nhất là Mỹ 29.000, kế đó là Canada 21.000, Úc và New Zealand 30.000, Nhật Bản 15.000, Hàn Quốc 14.000, Anh 12.000, Italia và Trung Quốc mỗi nước khoảng 11.000, Đức 7.500, Pháp 6.500. Trong hình là Front Street, Downtown Toronto vắng vẻ mặc dù đang là giờ cao điểm. Ảnh: Canada từ Hải Anh.
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam hiện có khoảng 190.000 du học sinh, nhiều nhất là Mỹ 29.000, kế đó là Canada 21.000, Úc và New Zealand 30.000, Nhật Bản 15.000, Hàn Quốc 14.000, Anh 12.000, Italia và Trung Quốc mỗi nước khoảng 11.000, Đức 7.500, Pháp 6.500. Trong hình là Front Street, Downtown Toronto vắng vẻ mặc dù đang là giờ cao điểm. Ảnh: Canada từ Hải Anh.
Canada đã đồng loạt đóng cửa biên giới đối với người nước ngoài do lo ngại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan. Một số tỉnh của Canada đóng cửa trường học, các quán bar, hộp đêm, phòng tập, và kêu gọi cư dân giữ khoảng cách, hạn chế tiếp xúc và ở nhà khi có thể. Đối với các địa phương còn lại, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường. Trong hình là một con đường ở Winnipeg (Manitoba, Canada) vắng vẻ. Ảnh: Hải Châu.
Canada đã đồng loạt đóng cửa biên giới đối với người nước ngoài do lo ngại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan. Một số tỉnh của Canada đóng cửa trường học, các quán bar, hộp đêm, phòng tập, và kêu gọi cư dân giữ khoảng cách, hạn chế tiếp xúc và ở nhà khi có thể. Đối với các địa phương còn lại, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường. Trong hình là một con đường ở Winnipeg (Manitoba, Canada) vắng vẻ. Ảnh: Hải Châu.
Du học sinh Trần Mai Hải Anh (23 tuổi, du học sinh tại Toronto, Ontario, Canada) cho hay: “Ở đây cuộc sống của tôi vẫn diễn ra bình thường chỉ là hạn chế đi lại. Tôi vẫn thường xuyên liên lạc với bố mẹ và người thân ở Việt Nam. Mọi người có vẻ rất lo lắng cho tôi nhưng tôi áp dụng các biện pháp để hạn chế nhiễm dịch COViD-19“. Ảnh: Hải Anh.
Du học sinh Trần Mai Hải Anh (23 tuổi, du học sinh tại Toronto, Ontario, Canada) cho hay: “Ở đây cuộc sống của tôi vẫn diễn ra bình thường, chỉ là hạn chế đi lại. Tôi vẫn thường xuyên liên lạc với bố mẹ và người thân ở Việt Nam. Mọi người có vẻ rất lo lắng cho tôi nhưng tôi áp dụng các biện pháp để hạn chế mắc COVID-19“. Ảnh: Hải Anh.
Bữa sáng của du học sinh tại Canada. Ảnh: Hải Anh.
Bữa sáng của du học sinh tại Canada. Ảnh: Hải Anh.
Hôm 18.3, Thủ tướng Úc Scott Morrison tuyên bố tình trạng khẩn cấp về an toàn sức khoẻ, người dân nên hạn chế đi du lịch nước ngoài khi ông cảnh báo dịch có thể kéo dài ít nhất 6 tháng, thông tin từ hãng Reuters. Ảnh: Hải Đông.
Hôm 18.3, Thủ tướng Úc Scott Morrison tuyên bố tình trạng khẩn cấp về an toàn sức khoẻ, người dân nên hạn chế đi du lịch nước ngoài khi ông cảnh báo dịch có thể kéo dài ít nhất 6 tháng, thông tin từ hãng Reuters. Ảnh: Hải Đông.
Du học sinh Trịnh Hải Đông (23 tuổi, Sydney, Úc) cho biết: “Những trường học ở đây đa số vẫn mở cửa. Tôi nghe thông báo, một số trường đại học của các bạn du học sinh khác lên phương án dự phòng sẽ học online khi dịch bệnh diễn biến xấu“. Trong hình là sinh viên trường Đại học New South Wales (UNSW) ở Sydney đến trường học. Ảnh: Hải Đông.
Du học sinh Trịnh Hải Đông (23 tuổi, Sydney, Úc) cho biết: “Những trường học ở đây đa số vẫn mở cửa. Tôi nghe thông báo, một số trường đại học của các bạn du học sinh khác lên phương án dự phòng sẽ học online khi dịch bệnh diễn biến xấu“. Trong hình là sinh viên trường Đại học New South Wales (UNSW) ở Sydney đến trường học. Ảnh: Hải Đông.
Tính đến sáng 19.3, Úc ghi nhận có 709 ca nhiễm và có 7 người tử vong tính đến sáng 19.3. Nguyễn Đặng Hoài Nguyên (Du học sinh tại Melbourne, Victoria, Úc) chia sẻ: “Trường học của tôi đã chuyển sang học online. Một số bạn cùng sang Úc học với tôi đã quyết định về nước nhưng tôi ở lại đây. Tôi nghĩ mình hạn chế đi lại, tiếp xúc với người lạ cũng như áp dụng các biện pháp phòng dịch khác sẽ an toàn. Nếu tôi ra sân bay khả năng nhiễm dịch sẽ cao hơn“. Ảnh: Hoài Nguyên.
Tính đến sáng 19.3, Úc ghi nhận có 709 ca nhiễm và có 7 người tử vong tính đến sáng 19.3. Nguyễn Đặng Hoài Nguyên (Du học sinh tại Melbourne, Victoria, Úc) chia sẻ: “Trường học của tôi đã chuyển sang học online. Một số bạn cùng sang Úc học với tôi đã quyết định về nước nhưng tôi ở lại đây. Tôi nghĩ mình hạn chế đi lại, tiếp xúc với người lạ cũng như áp dụng các biện pháp phòng dịch khác sẽ an toàn. Nếu tôi ra sân bay khả năng nhiễm dịch sẽ cao hơn“. Ảnh: Hoài Nguyên.
Tại Boston (Mỹ), du học sinh Trần Châu Quốc Bảo (23 tuổi) cho biết: “Có thể một số nơi ở Mỹ vẫn bình thường nhưng ở Boston rất vắng vẻ. Dường như mọi người chỉ ở nhà. Đường phố ở đây gần như không một bóng người. Mọi người đề lo sợ sẽ nhiễm dịch COVID -19 nên họ không ra đường nếu không cần thiết“. Ảnh: Quốc Bảo.
Tại Boston (Mỹ), du học sinh Trần Châu Quốc Bảo (23 tuổi) cho biết: “Có thể một số nơi ở Mỹ vẫn bình thường nhưng ở Boston rất vắng vẻ. Dường như mọi người chỉ ở nhà. Đường phố ở đây gần như không một bóng người. Mọi người đều lo sợ sẽ nhiễm SARS-CoV-2 nên họ không ra đường nếu không cần thiết“. Ảnh: Quốc Bảo.
Theo hãng tin Reuters, hôm 19.3, Đức công bố các quy định hạn chế nhập cảnh sẽ áp dụng với các chuyến bay đến từ Ý, Tây Ban Nha, Áo, Pháp, Luxembourg, Đan Mạch và Thụy Sĩ. Việc hạn chế nhập cảnh vào Đức cũng được áp dụng với hoạt động giao thông vận tải đường biển từ Đan Mạch. Nhiều trường học và nhà dưỡng lão trên toàn lãnh thổ Đức đã đóng cửa trong tuần này cho tới sau kỳ nghỉ lễ Phục sinh vào cuối tháng 4. Ảnh: Kim Anh.
Theo hãng tin Reuters, hôm 19.3, Đức công bố các quy định hạn chế nhập cảnh sẽ áp dụng với các chuyến bay đến từ Ý, Tây Ban Nha, Áo, Pháp, Luxembourg, Đan Mạch và Thụy Sĩ. Việc hạn chế nhập cảnh vào Đức cũng được áp dụng với hoạt động giao thông vận tải đường biển từ Đan Mạch. Nhiều trường học và nhà dưỡng lão trên toàn lãnh thổ Đức đã đóng cửa trong tuần này cho tới sau kỳ nghỉ lễ Phục sinh vào cuối tháng 4. Ảnh: Kim Anh.
Chia sẻ với Lao Động, sinh viên Nguyễn Thị Kim Anh (Munich, Đức) cho hay: “Trường học của tôi đã tạm thời đóng cửa. Chúng tôi chuyển sang hình thức học online để phòng chống dịch COVID-19. Chúng tôi được nhà trường, chính quyền khu phố thông tin về cách phòng chống rất chi tiết. Những ngày này, không chỉ Munich vắng vẻ mà còn nhiều tuyến phố, địa điểm công cộng ở nơi khác trên đất nước Đức cũng đìu hiu. Cuộc sống của tôi những ngày này gần như chỉ quanh quẩn trong phòng. Tôi chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết. Ban đầu cũng khó chịu, nhưng bây giờ tôi nghĩ mình đã thích nghi được một phần“. Ảnh: Kim Anh.
Chia sẻ với Lao Động, sinh viên Nguyễn Thị Kim Anh (Munich, Đức) cho hay: “Trường học của tôi đã tạm thời đóng cửa. Chúng tôi chuyển sang hình thức học online để phòng chống dịch COVID-19. Chúng tôi được nhà trường, chính quyền khu phố thông tin về cách phòng chống rất chi tiết. Những ngày này, không chỉ Munich vắng vẻ mà còn nhiều tuyến phố, địa điểm công cộng ở nơi khác trên đất nước Đức cũng đìu hiu. Cuộc sống của tôi những ngày này gần như chỉ quanh quẩn trong phòng. Tôi chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết. Ban đầu cũng khó chịu, nhưng bây giờ tôi nghĩ mình đã thích nghi được một phần“. Ảnh: Kim Anh.
Những bến tàu ở Munich, Đức đều được dán bảng cảnh báo, chỉ dẫn cách phòng chống dịch bệnh dành cho người dân. Ảnh: Kim Anh.
Những bến tàu ở Munich, Đức đều được dán bảng cảnh báo, chỉ dẫn cách phòng chống dịch bệnh dành cho người dân. Ảnh: Kim Anh.

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều du học sinh quyết định về nước và được xác định mắc COVID-19, ngày 19.3 Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến cáo du học sinh cần tuân thủ tuyệt đối quy tắc phòng dịch ở nước sở tại và bám sát nội dung khuyến cáo của đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài.

Bộ khuyến cáo du học sinh bình tĩnh, đoàn kết, không truyền bá thông tin chưa được kiểm chứng, nên ở trong nhà và không đến nơi công cộng nếu không thực sự cần thiết. Du học sinh cần theo dõi chặt chẽ kế hoạch học tập, thủ tục liên quan đến việc nhập học lại và những rủi ro trong quá trình di chuyển, từ đó cân nhắc việc trở về Việt Nam.

"Trường hợp thật sự cần thiết phải trở về Việt Nam, du học sinh phải trung thực khai báo y tế, cách ly theo quy định của Bộ Y tế. Nếu có dấu hiệu bị sốt, ho, khó thở, du học sinh cần chủ động cách ly và liên hệ ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời", công văn của Bộ nêu.

Thanh Chân - Hà Phương
TIN LIÊN QUAN

Du học sinh Việt Nam chia sẻ chuyện "về hay ở" trong dịch COVID-19

Song Minh |

Về hay ở là câu hỏi không dễ có đáp án đúng hay sai mà nhiều du học sinh Việt Nam đang băn khoăn trong đại dịch COVID-19 này.

Trải lòng về kỳ "nghỉ dưỡng" ở khu cách ly của du học sinh về từ Hàn Quốc

Nhóm Phóng viên |

Từ tâm trạng hoang mang, lo âu đến sợ sệt của cô gái Nguyễn Thị Hà và các du học sinh khác về để tránh dịch COVID-19, chỉ sau một vài ngày, những công dân cách ly ấy đã cảm thấy an tâm bằng sự chăm sóc tận tuỵ của những người chiến sĩ tại trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô.

5 du học sinh trở về từ Hàn Quốc được cách ly tại Khánh Hòa

Phương Linh |

Thông qua tờ khai y tế 5 du học sinh trên chuyến bay từ hàn Quốc đến Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) được yêu cầu cách ly theo quy định.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Du học sinh Việt Nam chia sẻ chuyện "về hay ở" trong dịch COVID-19

Song Minh |

Về hay ở là câu hỏi không dễ có đáp án đúng hay sai mà nhiều du học sinh Việt Nam đang băn khoăn trong đại dịch COVID-19 này.

Trải lòng về kỳ "nghỉ dưỡng" ở khu cách ly của du học sinh về từ Hàn Quốc

Nhóm Phóng viên |

Từ tâm trạng hoang mang, lo âu đến sợ sệt của cô gái Nguyễn Thị Hà và các du học sinh khác về để tránh dịch COVID-19, chỉ sau một vài ngày, những công dân cách ly ấy đã cảm thấy an tâm bằng sự chăm sóc tận tuỵ của những người chiến sĩ tại trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô.

5 du học sinh trở về từ Hàn Quốc được cách ly tại Khánh Hòa

Phương Linh |

Thông qua tờ khai y tế 5 du học sinh trên chuyến bay từ hàn Quốc đến Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) được yêu cầu cách ly theo quy định.