Cùng giáo viên vùng cao đi "bắt" học trò trước năm học mới

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Lai Châu - Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa khai trường các giáo viên vùng cao ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè lại phải vượt suối, băng rừng để "bắt" học trò... đến lớp.
Xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có khoảng hơn 850 hộ dân, gần 100% là đồng bào dân tộc La Hủ và hầu hết thuộc diện nghèo đói.
Xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có khoảng hơn 850 hộ dân, gần 100% là đồng bào dân tộc La Hủ và hầu hết thuộc diện nghèo đói.
Do quanh năm vất vả mưu sinh nên việc cho con, em đến lớp ít được quan tâm, trú trọng. Vì thế, sau mỗi kỳ nghỉ dài và đặc biệt là trước năm học mới, những giáo viên vùng cao nơi đây lại phải đi từng bản, đến từng nhà để vận động các gia đình cho con, em đến lớp.
Do quanh năm vất vả mưu sinh nên việc cho con, em đến lớp ít được quan tâm, chú trọng. Vì thế, sau mỗi kỳ nghỉ dài và đặc biệt là trước năm học mới, những giáo viên vùng cao nơi đây lại phải đi từng bản, đến từng nhà để vận động các gia đình cho con, em đến lớp.
Trước thềm năm học mới, những giáo viên vùng cao nơi đây phải mất nhiều ngày để theo chân các nhỏ đi từng bản, từng lán nương tìm học sinh theo danh sách để đưa về trường. Họ nói vui là mùa khai trường cũng là mùa đi “bắt” học trò...
Cô giáo Bùi Mình Khuyên - Giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học Pa Ủ cho biết, khi vào các bản để gặp được 1 gia đình đang quây quần đông đủ bên mâm cơm thế này là rất khó vì hầu hết vào ban ngày người lớn đều đi nương, còn học trò thì đi chơi, thậm chí theo bố mẹ lên nương 2-3 ngày mới về
Cô giáo Bùi Mình Khuyên - Giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học Pa Ủ cho biết, khi vào các bản để gặp được 1 gia đình đang quây quần đông đủ bên mâm cơm thế này là rất khó vì hầu hết vào ban ngày người lớn đều đi nương, còn học trò thì đi chơi, thậm chí theo bố mẹ lên nương 2-3 ngày mới về.
Do vậy, mỗi khi tìm được học sinh là các thầy cô phải cố gắng chở các em về trường hết, nếu không chỉ 1 lúc sau quay lại có thể các em lại đi chơi đâu, không tìm được.
Do vậy, mỗi khi tìm được học sinh là các thầy cô phải cố gắng chở các em về trường hết, nếu không chỉ 1 lúc sau quay lại có thể các em lại đi chơi đâu, không tìm được.
Thầy Nguyễn Thành Long – Phó hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Pa Ủ cho biết, năm học 2022-2023 nhà trường có trên 570 học sinh, với quy mô 29 lớp học. Do thiếu giáo viên nên nhiều thầy cô sẽ phải dạy tăng ca.
Hàng chục học sinh ở 1 bản đã được các thầy cô tìm thấy và "gom" lại để đợi tăng bo về trường.
Trước đó, trong năm học 2021 – 2022 toàn trường có gần 250 học sinh không được hỗ trợ nuôi ăn tại trường do có sự thay đổi về chế độ, chính sách. Do vậy nhà trường đã phải viết thư ngỏ kêu gọi xã hội hóa giáo dục để “xin” bữa ăn trưa cho các em.
Thầy Nguyễn Thành Long – Phó hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Pa Ủ cho biết, năm học 2021 – 2022 toàn trường có gần 250 học sinh không được hỗ trợ nuôi ăn tại trường do có sự thay đổi về chế độ, chính sách. Do vậy nhà trường đã phải viết thư ngỏ kêu gọi xã hội hóa giáo dục để “xin” bữa ăn cho các em.
Tuy nhiên, chỉ có một nhóm nhà hảo tâm nhận hỗ trợ cho 8 học sinh mồ côi và số tiền huy động để lo bữa ăn trưa cho các em được hơn 30 triệu đồng nên chỉ lo được 1 phần.
Tuy nhiên, chỉ có một nhóm nhà hảo tâm nhận hỗ trợ cho 8 học sinh mồ côi và số tiền huy động để lo bữa ăn cho các em được hơn 30 triệu đồng nên chỉ lo được 1 phần nhỏ.
Năm học 2022 - 2023 cũng vậy, vẫn còn đó hơn 250 em học sinh không được hỗ trợ bữa ăn trưa
Năm học 2022 - 2023 cũng vậy, vẫn còn đó hơn 250 em học sinh không được hỗ trợ nuôi ăn. Các thầy cô lại phải tìm đủ mọi cách để vận động các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm xin hỗ trợ bữa anh bán trú cho các em.
Mặc dù vẫn chưa “bắt” được hết học trò đem về trường, thế nhưng năm học mới đã bắt đầu. Những giáo viên vùng cao nơi đây lại phải bắt tay vào chuẩn bị cơ sở vật chất, lớp học.
Mặc dù vẫn chưa “bắt” được hết học trò đem về trường, thế nhưng năm học mới đã bắt đầu. Những giáo viên vùng cao nơi đây lại phải bắt tay vào chuẩn bị cơ sở vật chất, lớp học.
Sau đó lại tiếp tục đi tìm và “bắt” nốt những học trò còn thiếu...
Sau đó lại tiếp tục đi tìm và “bắt” nốt những học trò còn thiếu để đưa các em về lớp...
VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên vùng cao chênh vênh trên những con đường đến lớp

THÀNH CHƯƠNG - Ngọc mai |

Điện Biên - Năm nào cũng vậy, đầu tháng 8 là các giáo viên vùng cao lại phải đến trường để chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới. Những con đường núi cách trở, gập ghềnh, chênh vênh và mờ mịt không ngăn được những trái tim đầy tình thương và trách nhiệm...

Giáo viên vùng cao - những hy sinh thầm lặng!

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Khi tình nguyện đến các bản vùng cao dạy chữ, mỗi "giáo viên vùng cao" đều mang theo một trái tim sẵn sàng hy sinh thầm lặng để cho con chữ được nảy mầm, sinh sôi trên những vùng đất khó...

Giáo viên vùng cao: Con thơ gửi lại, cắm bản nuôi trò nghèo

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Mỗi giáo viên vùng cao phụ trách điểm bản khó khăn đều phải nhận thêm một trách nhiệm nặng nề, đó là trách nhiệm của người mẹ chăm sóc cả đàn con thơ dại. Thế nhưng ngoài đồng lương ít ỏi, các cô không được nhận thêm gì ngoài những nụ cười ròn tan trên môi trẻ…

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giáo viên vùng cao chênh vênh trên những con đường đến lớp

THÀNH CHƯƠNG - Ngọc mai |

Điện Biên - Năm nào cũng vậy, đầu tháng 8 là các giáo viên vùng cao lại phải đến trường để chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới. Những con đường núi cách trở, gập ghềnh, chênh vênh và mờ mịt không ngăn được những trái tim đầy tình thương và trách nhiệm...

Giáo viên vùng cao - những hy sinh thầm lặng!

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Khi tình nguyện đến các bản vùng cao dạy chữ, mỗi "giáo viên vùng cao" đều mang theo một trái tim sẵn sàng hy sinh thầm lặng để cho con chữ được nảy mầm, sinh sôi trên những vùng đất khó...

Giáo viên vùng cao: Con thơ gửi lại, cắm bản nuôi trò nghèo

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Mỗi giáo viên vùng cao phụ trách điểm bản khó khăn đều phải nhận thêm một trách nhiệm nặng nề, đó là trách nhiệm của người mẹ chăm sóc cả đàn con thơ dại. Thế nhưng ngoài đồng lương ít ỏi, các cô không được nhận thêm gì ngoài những nụ cười ròn tan trên môi trẻ…