Con đường gốm sứ và các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long giờ ra sao?

TÔ THẾ - HOÀI ANH |

10 năm kể từ ngày mừng Đại lễ 1.000 Thăng Long (2010), nhiều công trình "khủng" được xây dựng khi đó đến nay đã xuống cấp, đìu hiu và đang phải chờ nâng cấp.
 
1. Con đường gốm sứ (thuộc địa bàn quận Ba Đình và  quận Tây Hồ): Con đường gốm sứ là công trình chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nằm ven sông Hồng đi qua địa phận quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ. Con đường gốm sứ bắt đầu thực hiện năm 2008, có chiều dài gần 4.000m, diện tích 7.000m2. Bức tranh có 21 trường đoạn với nhiều chủ đề, ghép từ các mảnh gốm lên tường ven đê sông Hồng. Con đường gốm sứ được Tổ chức Guinness thế giới công nhận đây là "bức tranh gốm dài nhất thế giới". Mỗi năm, ban quản lý được hỗ trợ 300 triệu đồng chỉ để phun nước rửa bức tranh và sửa chữa.Tuy nhiên, sau khánh thành hơn 3 năm nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
 
Trải qua 10 năm, bức tranh gốm có nhiều mảng bị bong tróc, nứt nẻ.
 
Mới đây, để phục vụ việc mở rộng mặt đê, Hà Nội đang tiến hành phá 600m con đường gốm sứ trong sự tiếc nuối của nhiều người.
 
2. Bảo tàng Hà Nội (Mễ Trì, Nam Từ Liêm): Bảo tàng Hà Nội được đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng, khánh thành tháng 10.2010 nhân Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. 10 năm qua, bảo tàng rất ít hoạt động và gần như chưa mang lại lợi ích tương ứng với số tiền bỏ ra xây dựng. Hiện bảo tàng thông báo tạm dừng đón tiếp khách tham quan từ ngày 22.5.2020 và mở cửa trở lại vào cuối năm 2021. Đại diện bảo tàng cho biết tạm dừng để có mặt bằng phục vụ công tác thi công trưng bày và tập trung nguồn nhân lực cho công tác sưu tầm tài liệu, hiện vật, nội dung trưng bày thường xuyên.
 
3. Công viên Hoà Bình ( Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm): Công viên Hoà Bình được xây dựng để kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội và đi vào hoạt động từ tháng 10.2010.
 
Công viên có diện tích hơn 20 ha với tổng mức đầu tư là 282 tỉ đồng.
 
Hiện tại công viên vẫn là địa điểm thể dục, vui chơi cho những người dân ở khu vực xung quanh vào lúc chiều tối. Thời điểm còn lại, công viên thưa thớt người tới. Đặc biệt, các khu vực vui chơi giải trí, dịch vụ, lưu niệm hầu như không còn hoạt động.
 
4. Cầu Vĩnh Tuy (nối 2 quận Hai Bà Trưng và Long Biên): Cầu Vĩnh Tuy được khởi công vào ngày 3.2.2005, tổng mức đầu tư gần 3.600 tỉ đồng. Cầu có tổng chiều dài gần 15km, phần cầu qua sông gần 3,7 km, có 2 làn xe cơ giới. Năm 2010, UBND TP Hà Nội đã công bố quyết định công nhận và gắn biển cầu Vĩnh Tuy là “Công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”.
 
Cầu Vĩnh Tuy được xây dựng góp phần giảm áp lực cho cầu Chương Dương, tuy nhiên hiện tại, cầu Vĩnh Tuy thường xuyên bị ùn tắc. Cầu Vĩnh Tuy hiện có 75.596 xe lưu thông 1 ngày, gấp 6,3 lần lưu lượng thiết kế.

TÔ THẾ - HOÀI ANH
TIN LIÊN QUAN

Tin Hà Nội 24h: Vì sao 600m con đường gốm sứ bị phá bỏ?

Anh Thư (T.H) |

Tiếc nuối khi Hà Nội phá 600m con đường gốm sứ để mở rộng mặt đê; Trầm trồ căn biệt thự "khoác áo" phòng dịch COVID-19 siêu độc tại Hà Nội... là những tin nổi bật trong 24h qua.

Tiếc nuối khi Hà Nội phá 600m con đường gốm sứ để mở rộng mặt đê

Phạm Đông - Tùng Giang |

Để phục vụ việc mở rộng mặt đê, Hà Nội đang tiến hành phá 600m con đường gốm sứ trong sự tiếc nuối của nhiều người.

Bảo tàng Hà Nội về Bộ liệu có đông khách hơn: Nỗ lực thay đổi

Mai Hương (thực hiện) |

“Đón trên 100.000 lượt khách tham quan/năm, nhưng chúng tôi vẫn không phấn khởi”. Ông Nguyễn Tiến Đà - Giám đốc Bảo tàng Hà Nội, cho biết vậy khi trả lời phỏng vấn Báo Lao Động. Từ tháng 8.2020, đơn vị này sẽ khởi công xây dựng trưng bày nội thất bảo tàng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021 để mở cửa đón khách tham quan.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Tin Hà Nội 24h: Vì sao 600m con đường gốm sứ bị phá bỏ?

Anh Thư (T.H) |

Tiếc nuối khi Hà Nội phá 600m con đường gốm sứ để mở rộng mặt đê; Trầm trồ căn biệt thự "khoác áo" phòng dịch COVID-19 siêu độc tại Hà Nội... là những tin nổi bật trong 24h qua.

Tiếc nuối khi Hà Nội phá 600m con đường gốm sứ để mở rộng mặt đê

Phạm Đông - Tùng Giang |

Để phục vụ việc mở rộng mặt đê, Hà Nội đang tiến hành phá 600m con đường gốm sứ trong sự tiếc nuối của nhiều người.

Bảo tàng Hà Nội về Bộ liệu có đông khách hơn: Nỗ lực thay đổi

Mai Hương (thực hiện) |

“Đón trên 100.000 lượt khách tham quan/năm, nhưng chúng tôi vẫn không phấn khởi”. Ông Nguyễn Tiến Đà - Giám đốc Bảo tàng Hà Nội, cho biết vậy khi trả lời phỏng vấn Báo Lao Động. Từ tháng 8.2020, đơn vị này sẽ khởi công xây dựng trưng bày nội thất bảo tàng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021 để mở cửa đón khách tham quan.