Cô giáo mầm non gửi lại con thơ lên núi nuôi học trò nghèo

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Có con nhỏ chưa tròn 8 tháng, cô giáo mầm non Lò Thị Tươi đã quyết định cai sữa để đến lớp. Khi con vừa được 18 tháng, cô quyết định để chồng chăm sóc con rồi lên núi nuôi dạy trẻ em nghèo...

Là giáo viên của Trường Mầm non xã Pa Tần, huyện Nập Pồ, tỉnh Điện Biên, cô giáo Lò Thị Tươi được giao phụ trách điểm bản Huổi Tre.
Là giáo viên của Trường Mầm non xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, đầu năm học 2021-2022 cô giáo Lò Thị Tươi (SN 1995) được giao phụ trách điểm bản Huổi Tre để nuôi dạy 23 em nhỏ.
Đây là một điểm bản trên núi cao có 46 hộ dân, 253 nhân khẩu là dân tộc Mông và đều thuộc diện hộ nghèo, đặc biệt khó khăn.
Đây là một điểm bản trên núi cao có 46 hộ dân, 253 nhân khẩu là dân tộc Mông và đều thuộc diện hộ nghèo, đặc biệt khó khăn.
Chưa có đường, chưa có điện, các hộ dân ở bản Huổi Tre lại sinh sống thành 2 nhóm. Do điểm trường đặt ở nhóm 1 nên các em ở nhóm 2 phải đi bộ mất hơn 2 tiếng mới đến được lớp học.
Chưa có đường, chưa có điện, các hộ dân ở bản Huổi Tre lại sinh sống thành 2 nhóm. Do điểm trường đặt ở nhóm 1 nên các em ở nhóm 2 phải đi bộ mất hơn 2 tiếng mới đến được lớp học.
 
Vì vậy, nhà trường đã phải vận động gia đình các em ở nhóm 2 cho con đến lớp rồi để lại cho cô giáo nuôi và cuối tuần bố mẹ đến đón về để đảm bảo sự chuyên cần cho các em. Điều đó đồng nghĩa với việc cô giáo cũng phải ở lại điểm bản để nuôi những học trò nghèo.
 
Điểm trường Huổi Tre cách Trường Mầm non Pa Tần khoảng 28km, trong đó có 18km đường núi trơn trượt và toàn đá hộc nên đi bằng xe máy cùng phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ. Khi nhận nhiệm vụ tại điểm trường này, con nhỏ mới được 18 tháng tuổi, con lớn gần 4 tuổi nên cô Lò Thị Tươi đã quyết định gửi con về nhà cách gần 40km cho chồng nuôi để toàn tâm chăm sóc "những đứa con" trên đỉnh núi.
Mỗi buổi chiều, khi những đứa trẻ ở nhóm 1 trở về nhà thì tại điểm trường chỉ còn lại người mẹ hiền và 6 đứa con thơ.
Mỗi buổi chiều muộn, khi những đứa trẻ ở nhóm 1 trở về nhà thì tại điểm trường chỉ còn lại người mẹ hiền và 6 đứa con thơ.
Cô giáo Lò Thị Tươi lại tất bật chuẩn bị cho bữa tối của các con trong căn bếp tạm.
Cô giáo Lò Thị Tươi lại tất bật chuẩn bị cho bữa tối cho các con trong căn bếp tạm.
Trong lúc đó bọn trẻ được thoải mái chơi đùa trong khuôn viên.
Trong lúc đó bọn trẻ được thoải mái chơi đùa trong khuôn viên.
Một số em thì tranh thủ ngồi xem truyện tranh ở một góc khuôn viên để chờ “mẹ Tươi” đun nước nóng cho chúng tắm.
Một số em thì tranh thủ ngồi xem truyện tranh ở một góc khuôn viên để chờ “mẹ Tươi” đun nước nóng cho chúng tắm.
Sau khi đun một nồi nước to rồi pha đủ độ ấm, lần lượt từng đứa trẻ được người mẹ hiền tắm, gội sạch sẽ thơm tho.
Sau khi đun một nồi nước to rồi pha đủ độ ấm, lần lượt từng đứa trẻ được người mẹ hiền tắm, gội sạch sẽ thơm tho.
Từ đầu tuần đến lớp, hành trang của mỗi em là 1 chiếc ba lô nhỏ, bên trong chỉ có 1-2  bộ quần áo.
Từ đầu tuần đến lớp, hành trang của mỗi em là 1 chiếc ba lô nhỏ, bên trong chỉ có 1-2 bộ quần áo.
Bữa tối là khoảng khắc ấm cúng nhất, khi người mẹ hiền đã chuẩn bị xong thức ăn và cơm canh nóng hổi. Có em nhỏ thì vẫn được cô giáo vừa bón cơm vừa dạy tự xúc ăn.
Bữa tối là khoảnh khắc ấm cúng nhất, khi người mẹ hiền đã chuẩn bị xong thức ăn và cơm canh nóng hổi. Có em nhỏ thì vẫn được cô giáo vừa bón cơm vừa dạy tự xúc ăn.
“Những lúc như thế, em thấy giống như mình đang chăm chút cho chính những đứa con mình đẻ ra và đôi khi cũng chạnh lòng nghĩ thương chồng và con đang thiếu đi bàn tay chăm sóc của người vợ, người mẹ” - Cô Lò Thị Tươi chia sẻ.
“Những lúc như thế, em thấy giống như mình đang chăm chút cho chính những đứa con của mình và đôi khi cũng chạnh lòng nghĩ thương chồng và con ở nhà đang thiếu đi bàn tay chăm sóc của người vợ, người mẹ” - Cô Lò Thị Tươi chia sẻ.
Trước khi cho các con đi ngủ, người mẹ hiền lại đi chuẩn bị chăn đệm rồi kiểm tra và dặn dò từng đứa. Đứa nhỏ nhất thì được ngủ cùng cô giáo để tiện chăm sóc.
Trước khi cho các con đi ngủ, người mẹ hiền lại đi chuẩn bị chăn đệm rồi kiểm tra và dặn dò từng đứa. Đứa nhỏ nhất thì được ngủ cùng cô giáo để tiện chăm sóc.
Cô Tươi cho biết: “Em sợ nhất là nửa đêm trong số các con có người bị ốm, gia đình các em thì ở xa, có gọi thì cũng phải 2 tiếng sau mới đến. Mà ở đây sóng điện thoại cũng chập chờn nên không phải gọi lúc nào cũng được...”
Cô Tươi cho biết: “Em sợ nhất là nửa đêm trong số các con có người bị ốm, gia đình các em thì ở xa, có gọi thì cũng phải 2 tiếng sau mới đến. Mà ở đây sóng điện thoại cũng chập chờn nên không phải gọi lúc nào cũng được...”
Chiều thứ 6 là thời điểm cô Tươi mong đợi nhất. Khi những đứa trẻ đã an toàn về với gia đình thì cô cũng sửa soạn để trở về nhà với chồng và những đứa con thơ dại.
Chiều thứ 6 là thời điểm cô Tươi mong đợi nhất. Khi những đứa trẻ đã an toàn về với gia đình thì cô cũng sửa soạn để trở về nhà với chồng và những đứa con thơ dại.
Với quãng đường gần khoảng 40km, có những hôm màn đêm buông xuống cô vẫn chưa về được đến nhà.
Với quãng đường gần khoảng 40km, có những hôm màn đêm buông xuống cô vẫn chưa về được đến nhà.
 
Từ nhiều tháng qua, cô giáo mầm non Lò Thị Tươi vẫn 1 mình một xe, và 1 tuần 2 lần đi đi về về trên con đường đầy sỏi đá để "vẹn tròn việc nước, việc nhà".
VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Nhật ký "xung trận" chống COVID-19 của cô giáo mầm non

Tường Vân |

Ngày dịch bệnh ập đến, Việt Yên (Bắc Giang) trở thành tâm dịch của cả nước. Như bao thầy cô giáo khác, "gác bút nghiên" lên đường... chống dịch, cô Cao Thị Vân - Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Minh (Việt Yên, Bắc Giang) đã xung phong ở lại điểm cách ly, phục vụ công tác hậu cần.

Theo cô giáo vùng cao đến nơi không điện, không đường

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Bản Vàng Lếch 2, xã Nậm Tin, huyện Nậm Pồ, Điện Biên là nơi không điện, không đường nhưng có 1 cô giáo vùng cao mỗi ngày vẫn vượt suối, băng rừng để đến lớp học đầy tình yêu thương.

Cô giáo vùng cao vượt nước lũ, tự chèo bè đến lớp

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Hôm nào cũng vậy, trước 6h sáng, cô giáo vùng cao Ly Thị Cộng lại phải có mặt tại trường, sau đó ra bờ suối để đi bè đến lớp. Đó là một lớp học trên đỉnh núi, cách điểm trường trung tâm chỉ hơn 1km...

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nhật ký "xung trận" chống COVID-19 của cô giáo mầm non

Tường Vân |

Ngày dịch bệnh ập đến, Việt Yên (Bắc Giang) trở thành tâm dịch của cả nước. Như bao thầy cô giáo khác, "gác bút nghiên" lên đường... chống dịch, cô Cao Thị Vân - Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Minh (Việt Yên, Bắc Giang) đã xung phong ở lại điểm cách ly, phục vụ công tác hậu cần.

Theo cô giáo vùng cao đến nơi không điện, không đường

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Bản Vàng Lếch 2, xã Nậm Tin, huyện Nậm Pồ, Điện Biên là nơi không điện, không đường nhưng có 1 cô giáo vùng cao mỗi ngày vẫn vượt suối, băng rừng để đến lớp học đầy tình yêu thương.

Cô giáo vùng cao vượt nước lũ, tự chèo bè đến lớp

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Hôm nào cũng vậy, trước 6h sáng, cô giáo vùng cao Ly Thị Cộng lại phải có mặt tại trường, sau đó ra bờ suối để đi bè đến lớp. Đó là một lớp học trên đỉnh núi, cách điểm trường trung tâm chỉ hơn 1km...