Chuyện của những người già trong viện dưỡng lão tại Sóc Trăng

TẠ QUANG - YẾN PHƯƠNG |

Sóc Trăng – Mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng của mình, nhưng khi bước vào Nhà dưỡng lão Đức Thọ (Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) họ luôn được đùm bọc, thương yêu nhau.

Nhà dưỡng lão Đức Thọ có diện tích khoảng 1,5ha (Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng). Khuôn viên nơi đây được trồng nhiều cây xanh, thoáng mát và rất tĩnh lặng. Nhà dưỡng lão được xây dựng khang trang, phân chia thành từng khu khác nhau như: khu nhà cụ ông, nhà ở cho cụ bà, nhà bếp, khu y tế chăm sóc và khu nhà mát dùng làm nơi sinh hoạt tập thể cho các cụ…
Nhà dưỡng lão Đức Thọ có diện tích khoảng 1,5ha (Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng). Khuôn viên nơi đây được trồng nhiều cây xanh, thoáng mát và rất tĩnh lặng. Nhà dưỡng lão được xây dựng khang trang, phân chia thành từng khu khác nhau như: khu nhà cụ ông, nhà ở cho cụ bà, nhà bếp, khu y tế chăm sóc và khu nhà mát dùng làm nơi sinh hoạt tập thể cho các cụ…
Ông Nguyễn Trung Khánh (60 tuổi) - Trưởng ban quản lý nhà dưỡng lão Đức Thọ cho biết, năm 2007, ông Ngô Đoan Thanh (Thị xã Vĩnh Châu) xây dựng nhà dưỡng lão này trên phần đất gia đình rộng 1,5ha, kinh phí xây dựng hơn 4 tỷ đồng (khoảng 400 lượng vàng thời đó).
Ông Nguyễn Trung Khánh (60 tuổi) - Trưởng ban quản lý nhà dưỡng lão Đức Thọ cho biết, năm 2007, ông Ngô Đoan Thanh (Thị xã Vĩnh Châu) xây dựng nhà dưỡng lão này trên phần đất gia đình rộng 1,5ha, kinh phí xây dựng hơn 4 tỉ đồng (khoảng 400 lượng vàng thời đó).
Theo ông Khánh, sau hai năm xây dựng, mái ấm Đức Thọ chính thức hoạt động. Một năm sau, ông Ngô Đoan Thanh qua đời, để lại di nguyện cho người con trai tiếp tục kế thừa, duy trì việc thiện nguyện mà ông dành cả đời để xây dựng lên giúp người. “Lý tưởng, việc làm của ông Thanh quá cao cả. Tiếc là ông qua đời sau cơn bạo bệnh, để lại mái ấm tình thương này. Chúng tôi tự thấy phải có trách nhiệm để chung tay duy trì làm việc thiện này”, ông Khánh cho hay.
Theo ông Khánh, sau hai năm xây dựng, mái ấm Đức Thọ chính thức hoạt động. Một năm sau, ông Ngô Đoan Thanh qua đời, để lại di nguyện cho người con trai tiếp tục kế thừa, duy trì việc thiện nguyện mà ông dành cả đời để xây dựng lên giúp người. “Lý tưởng, việc làm của ông Thanh quá cao cả. Tiếc là ông qua đời sau cơn bạo bệnh, để lại mái ấm tình thương này. Chúng tôi tự thấy phải có trách nhiệm để chung tay duy trì làm việc thiện này”, ông Khánh cho hay.
Suốt 13 năm hoạt động, nơi đây đã cưu mang hơn 200 cụ già neo đơn, nghèo khó, không nơi nương tựa… Hiện tại nhà dưỡng lão đang cưu mang 20 cụ từ 60 - 80 tuổi.
Suốt 13 năm hoạt động, nơi đây đã cưu mang hơn 200 cụ già neo đơn, nghèo khó, không nơi nương tựa… Hiện tại nhà dưỡng lão đang cưu mang 20 cụ từ 60 - 80 tuổi.
Những ngày đầu đến đây, tâm trạng các cụ buồn bã, ít nói chuyện, ít tiếp xúc với những người xung quanh. Lấy tình thương làm trách nhiệm, các tình nguyện viên tại đây đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ, giúp các cụ lạc quan, vui vẻ trở lại, biến ngôi nhà thành một nơi của tình nhân ái.
Những ngày đầu đến đây, tâm trạng các cụ buồn bã, ít nói chuyện, ít tiếp xúc với những người xung quanh. Lấy tình thương làm trách nhiệm, các tình nguyện viên tại đây đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ, giúp các cụ lạc quan, vui vẻ trở lại, biến ngôi nhà thành một nơi của tình nhân ái.
Cụ Lưu Tiến Thành (85 tuổi, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) ở tại nhà dưỡng lão suốt 11 năm qua chia sẻ, 15 năm trước vợ ông mất, hai con thì đứa chết, đứa nghèo khó. “Mắt tôi thì gần như mù, không muốn làm gánh nặng cho con nên tôi xin vào nhà dưỡng lão Đức Thọ ở cho đến nay. Vào đây, tôi được các cô chú chăm sóc, lo lắng cho từng chút một. Tôi cảm thấy ở đây rất vui, giờ lớn tuổi rồi chỉ chờ ngày về đoàn tụ với ông bà…”, cụ Lưu Tiến Thành nói.
Cụ Lưu Tiến Thành (85 tuổi, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) ở tại nhà dưỡng lão suốt 11 năm qua chia sẻ, 15 năm trước vợ ông mất, hai con thì đứa chết, đứa nghèo khó. “Mắt tôi thì gần như mù, không muốn làm gánh nặng cho con nên tôi xin vào nhà dưỡng lão Đức Thọ ở cho đến nay. Vào đây, tôi được các cô chú chăm sóc, lo lắng cho từng chút một. Tôi cảm thấy ở đây rất vui, giờ lớn tuổi rồi chỉ chờ ngày về đoàn tụ với ông bà…”, cụ Lưu Tiến Thành nói.
Cụ Sơn Thị Tại (84 tuổi, Thị xã Vĩnh Châu) cả đời làm thuê mưu sinh, tới lúc già yếu thì không còn con cháu bên cạnh, nên bà xin vào nhà dưỡng lão ở đến nay được hơn 2 năm. Mọi người trong đây đa phần cùng cảnh ngộ nên ai cũng đùm bọc, thương yêu nhau.
Cụ Sơn Thị Tại (84 tuổi, Thị xã Vĩnh Châu) cả đời làm thuê mưu sinh, tới lúc già yếu thì không còn con cháu bên cạnh, nên bà xin vào nhà dưỡng lão ở đến nay được hơn 2 năm. Mọi người trong đây đa phần cùng cảnh ngộ nên ai cũng đùm bọc, thương yêu nhau.
Để tăng cảm giác ngon miệng cho các cụ, các món ăn của 3 bữa đều được thay đổi và đầy đủ dinh dưỡng. Chủ nhật sẽ có hủ tiếu, bún, bánh ngọt, trái cây… Bên cạnh đó, mỗi tháng, nhà dưỡng lão Đức Thọ chi ra hơn 30 triệu đồng để duy trì các hoạt động. Số tiền này được các tình nguyện viên, nhà hảo tâm và con trai người sáng lập chung tay đóng góp.
Để tăng cảm giác ngon miệng cho các cụ, các món ăn của 3 bữa đều được thay đổi và đầy đủ dinh dưỡng. Chủ nhật sẽ có hủ tiếu, bún, bánh ngọt, trái cây… Bên cạnh đó, mỗi tháng, nhà dưỡng lão Đức Thọ chi ra hơn 30 triệu đồng để duy trì các hoạt động. Số tiền này được các tình nguyện viên, nhà hảo tâm và con trai người sáng lập chung tay đóng góp.
Để tăng cảm giác ngon miệng cho các cụ, các món ăn của 3 bữa đều được thay đổi và đầy đủ dinh dưỡng. Chủ nhật sẽ có hủ tiếu, bún, bánh ngọt, trái cây… Bên cạnh đó, mỗi tháng, nhà dưỡng lão Đức Thọ chi ra hơn 30 triệu đồng để duy trì các hoạt động. Số tiền này được các tình nguyện viên, nhà hảo tâm và con trai người sáng lập chung tay đóng góp.
Ngoài ra, UBND thị xã Vĩnh Châu cấp thẻ BHYT cho các cụ; định kỳ mỗi tháng 2 lần, đội ngũ y, bác sĩ đến kiểm tra sức khỏe cho các cụ.
Ngoài ra, UBND thị xã Vĩnh Châu cấp thẻ BHYT cho các cụ; định kỳ mỗi tháng 2 lần, đội ngũ y, bác sĩ đến kiểm tra sức khỏe cho các cụ.
Ngoài ra, UBND thị xã Vĩnh Châu cấp thẻ BHYT cho các cụ; định kỳ mỗi tháng 2 lần, đội ngũ y, bác sĩ đến kiểm tra sức khỏe cho các cụ.
Ông Thái Trung Nghĩa - Chủ tịch Hội chữ thập đỏ thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Nhà dưỡng lão Đức Thọ hỗ trợ rất lớn cho những người neo đơn, nghèo khó, bệnh tật... lúc tuổi xế chiều. Địa phương cũng chung tay hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe và tổ chức tặng quà cho các cụ hàng tháng”.
Ông Thái Trung Nghĩa - Chủ tịch Hội chữ thập đỏ thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Nhà dưỡng lão Đức Thọ hỗ trợ rất lớn cho những người neo đơn, nghèo khó, bệnh tật... lúc tuổi xế chiều. Địa phương cũng chung tay hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe và tổ chức tặng quà cho các cụ hàng tháng”.
TẠ QUANG - YẾN PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Ý nghĩa và nguồn gốc của lễ Vu Lan báo hiếu

Huyền Chi |

Rằm tháng 7 âm lịch là thời điểm lễ Vu Lan diễn ra để tôn vinh, báo hiếu công lao dưỡng dục của đấng sinh thành.

Hình ảnh đẹp khắp phố phường Hà Nội mùa lễ Vu Lan

đình hiếu - nguyễn huế |

Hàng nghìn bông hoa sen nở rộ được kết thành hình trái tim đặt tại nhiều tuyến phố trung tâm Hà Nội như một thông điệp nhắc nhở một mùa Vu Lan nữa lại về.

Cụ bà 101 tuổi bán hàng rong ở Hà Nội và ước mơ vào viện dưỡng lão

Linh Chi - Cát Tường |

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng cụ Trần Thị Thắm vẫn ngày ngày ôm đàn chó đi khắp Hà Nội để mưu sinh kiếm sống qua ngày. 101 tuổi, cụ bảo giờ cụ chẳng còn ước mơ gì ngoài việc tích góp đủ tiền để được vào viện dưỡng lão.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Ý nghĩa và nguồn gốc của lễ Vu Lan báo hiếu

Huyền Chi |

Rằm tháng 7 âm lịch là thời điểm lễ Vu Lan diễn ra để tôn vinh, báo hiếu công lao dưỡng dục của đấng sinh thành.

Hình ảnh đẹp khắp phố phường Hà Nội mùa lễ Vu Lan

đình hiếu - nguyễn huế |

Hàng nghìn bông hoa sen nở rộ được kết thành hình trái tim đặt tại nhiều tuyến phố trung tâm Hà Nội như một thông điệp nhắc nhở một mùa Vu Lan nữa lại về.

Cụ bà 101 tuổi bán hàng rong ở Hà Nội và ước mơ vào viện dưỡng lão

Linh Chi - Cát Tường |

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng cụ Trần Thị Thắm vẫn ngày ngày ôm đàn chó đi khắp Hà Nội để mưu sinh kiếm sống qua ngày. 101 tuổi, cụ bảo giờ cụ chẳng còn ước mơ gì ngoài việc tích góp đủ tiền để được vào viện dưỡng lão.