Chùa Giác Lâm bỗng dưng bị rao bán đất nền với giá 60 tỉ đồng

Hồ Dương |

Những ngày cuối tháng 12, Thượng toạ Thích Từ Trí - Phó trụ trì Chùa Giác Lâm (quận Tân Bình, TPHCM) liên tục bị làm phiền bởi những cuộc gọi hỏi mua đất nền cổ tự. Sở dĩ có sự lạ này là bởi một phần đất chùa Giác Lâm, địa danh đã được cấp bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, vừa qua lại ngang nhiên bị rao bán với giá 60 tỉ đồng.

 
Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại TPHCM. Tọa lạc tại số 565 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, chùa thuộc phái Thiền lâm tế tông ở miền Nam Việt Nam. Kể từ lúc thành lập đến nay, chùa đã trải qua 3 lần trùng tu vào các năm: 1798–1804, 1906–1909 và 1999.
Phía ngoài chính điện, bên lối vào chùa có bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác. Tháp được khởi công xây dựng từ năm 1970 theo bản vẽ của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng, đến năm 1975 thì tạm ngưng cho đến 1993 mới được tiếp tục hoàn thiện. Tầng 7 của tháp thờ Xá Lợi Phật. Thời gian qua phần đất xây dựng ngôi bảo tháp của cổ tự  liên tục bị một số đối tượng rao bán trên thị trường BĐS với giá 60 tỉ đồng.
Phía ngoài chính điện, bên lối vào chùa có bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác. Tháp được khởi công xây dựng từ năm 1970 theo bản vẽ của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng, đến năm 1975 thì tạm ngưng cho đến 1993 mới được tiếp tục hoàn thiện tầng 7 của tháp thờ Xá Lợi Phật. Thời gian qua phần đất xây dựng ngôi bảo tháp của cổ tự liên tục bị một số đối tượng rao bán trên thị trường BĐS với giá 60 tỉ đồng.
Ngày 29.12, trao đổi với PV Lao Động, thượng toạ Thích Từ Tánh cho biết, phía nhà chùa khẳng định đây là phần của chùa, không tranh chấp và không thể đem ra mua bán. Trước đó, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM cũng xác định, tài sản chùa Giác Lâm là tài sản chung do Giáo hội Phật giáo quản lý; đề nghị nhà nước ngăn chặn tổ chức cá nhân mua bán, chuyển nhượng tài sản của chùa Giác Lâm.
Ngày 29.12, trao đổi với PV Lao Động, Thượng tọa Thích Từ Tánh (Trụ trì chùa Giác Lâm) cho biết, phía nhà chùa khẳng định đây là phần đất của chùa, không tranh chấp và không thể đem ra mua bán. Trước đó, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM cũng xác định, tài sản chùa Giác Lâm là tài sản chung do Giáo hội Phật giáo quản lý; đề nghị nhà nước ngăn chặn tổ chức cá nhân mua bán, chuyển nhượng tài sản của chùa Giác Lâm.
Kiến trúc của chùa được xây dựng theo kiểu kiến trúc chữ “Tam” gồm có 3 lớp nhà chính: Chính điện – Giảng đường – Nhà trai (còn gọi là nhà Ông Giám). Khu vực chính điện được dựng theo kiểu nhà dân gian truyền thống 1 gian 2 chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ.
Chùa Giác Lâm  được xây dựng theo kiểu kiến trúc chữ “Tam” gồm có 3 lớp nhà chính: Chính điện – Giảng đường – Nhà trai (còn gọi là nhà Ông Giám). Khu vực chính điện được dựng theo kiểu nhà dân gian truyền thống 1 gian 2 chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ.
Chùa được xây dựng năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ngôi chùa chính là nơi đào tạo về kinh pháp và giới luật đầu tiên cho chư tăng Gia Định và cả Nam bộ. Chùa là nơi in ấn các sách kinh phát hành cho vùng Nam bộ.
Chùa được xây dựng năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ngôi chùa chính là nơi đào tạo về kinh pháp và giới luật đầu tiên cho chư tăng Gia Định và cả Nam bộ. Chùa là nơi in ấn các sách kinh phát hành cho vùng Nam bộ.
 
Kiến trúc chùa Giác Lâm được xem như là tiêu biểu cho lối kiến trúc của các ngôi chùa tại Nam bộ. Hàng năm vào các dịp lễ lớn, chùa Giác Lâm đón hàng ngàn khách thập phương và khách quốc tế đến thắp hương, cầu bình an và tham quan. Chùa đã được Bộ VHTT-DL công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia vào năm 1989.
 
Mái chùa hình bánh ít, thường thấy trong kiến trúc Nam bộ, tạo cảm giác dân dã, gần gũi. Mái gồm bốn vạt với các sống mái thẳng, khác hẳn diềm mái hình đầu đao đặc trưng của kiến trúc miền Bắc. Trên đỉnh mái là hình ảnh "lưỡng long tranh châu" quen thuộc trong văn hóa chùa chiền Việt Nam.
 
Chính điện xây kiểu nhà cổ với một gian hai chái và tứ trụ. Bên trong điện khá rộng và sâu, có 56 cột lớn màu nâu sẫm. Cột nào cũng được chạm khắc câu đối, sơn son thếp vàng công phu.
 
Tọa ở trung tâm chính điện là tượng Phật và các bồ tát đặt trên bàn Tam bảo. Phần lớn tượng đều làm bằng gỗ, có tuổi đời hàng trăm năm.
Bên cạnh những nét độc đáo về kiến trúc, chùa Giác Lâm còn là một trong những chùa có số lượng tượng nhiều và độc đáo nhất với 113 pho tượng cổ (chủ yếu là tượng gỗ và 7 tượng đồng).
Bên cạnh những nét độc đáo về kiến trúc, chùa Giác Lâm còn là một trong những chùa có số lượng tượng nhiều và độc đáo nhất với 113 pho tượng cổ (chủ yếu là tượng gỗ và 7 tượng đồng).
 
Tượng Phật với chiều cao 3m trong khuôn viên chùa Giác Lâm.
 
Rất nhiều người đến đây rất thích thú khi được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của các cây Sala trong khuôn viên nhà chùa đang nở hoa và đã cho trái rất nhiều.
Hồ Dương
TIN LIÊN QUAN

60 năm cây bồ đề Ấn Độ được trồng tại chùa Trấn Quốc

LÊ QUANG VINH |

Tối 22.12, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 60 năm Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad trao tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh cây bồ đề và được trồng tại chùa Trấn Quốc (1959 - 2019). Sự kiện ngoại giao nhân dân này được sự phối hợp tổ chức của Đại sứ quán Ấn Độ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đẹp lạ Chùa Lá - Nơi rũ bỏ bụi trần phố thị

Lục Tùng |

Chùa Lá lưng tựa triền núi Vồ Bồ Hong – đỉnh cao nhất trong dãy Núi Cấm (Tịnh Biên – An Giang), mặt hướng ra hồ Thủy Liêm - hồ nước thiên tạo bốn mùa xanh mát. Xa xa bên kia bờ hồ là Tượng Di Lặc trên núi lớn nhất Châu Á và chùa Phật Lớn... Chính phong cảnh sơn – thủy hữu tình đã tạo cho Chùa Lá vị thế thanh bình và an lạc đến mức đặt chân đến đây du khách như rũ bỏ bụi trần nơi phố thị...

Vân Sơn tự - ngôi chùa số 1 trên núi Một

Lục Tùng |

Đứng bên hồ An Hải (Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu) bạt ngàn triệu cánh sen, nhìn lên triền núi Một, rực lên mái ngói đỏ tươi giữa nền xanh của rừng cây cổ thụ soi bóng lên mặt biển Đông, chùa Vân Sơn (Vân Sơn tự) rạng rỡ trong bức tranh thủy mặc...

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

60 năm cây bồ đề Ấn Độ được trồng tại chùa Trấn Quốc

LÊ QUANG VINH |

Tối 22.12, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 60 năm Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad trao tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh cây bồ đề và được trồng tại chùa Trấn Quốc (1959 - 2019). Sự kiện ngoại giao nhân dân này được sự phối hợp tổ chức của Đại sứ quán Ấn Độ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đẹp lạ Chùa Lá - Nơi rũ bỏ bụi trần phố thị

Lục Tùng |

Chùa Lá lưng tựa triền núi Vồ Bồ Hong – đỉnh cao nhất trong dãy Núi Cấm (Tịnh Biên – An Giang), mặt hướng ra hồ Thủy Liêm - hồ nước thiên tạo bốn mùa xanh mát. Xa xa bên kia bờ hồ là Tượng Di Lặc trên núi lớn nhất Châu Á và chùa Phật Lớn... Chính phong cảnh sơn – thủy hữu tình đã tạo cho Chùa Lá vị thế thanh bình và an lạc đến mức đặt chân đến đây du khách như rũ bỏ bụi trần nơi phố thị...

Vân Sơn tự - ngôi chùa số 1 trên núi Một

Lục Tùng |

Đứng bên hồ An Hải (Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu) bạt ngàn triệu cánh sen, nhìn lên triền núi Một, rực lên mái ngói đỏ tươi giữa nền xanh của rừng cây cổ thụ soi bóng lên mặt biển Đông, chùa Vân Sơn (Vân Sơn tự) rạng rỡ trong bức tranh thủy mặc...