Châu Á quyết liệt trong cuộc chiến chống dịch COVID-19

Thanh Chân |

Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, chính quyền các nước châu Á triển khai hàng loạt biện pháp quyết liệt như quyết định phong tỏa, người dân hạn chế đi lại, tạm ngừng các hoạt động tụ tập đông người, đóng cửa trường học...

Ngày 18.3, lệnh kiểm soát di chuyển ở Malaysia bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, lệnh này cấm công dân Malaysia đi du lịch nước ngoài và đóng cửa tất cả các doanh nghiệp ngoại trừ các cửa hàng bán thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Sau khi lệnh cấm có hiệu lực, đường phố Malaysia trở nên vắng vẻ, hình ảnh ghi nhận tại Tòa tháp đôi (Kuala Lumpur, Malaysia) ngày 18.3. Ảnh: AP.
Ngày 18.3, lệnh kiểm soát di chuyển ở Malaysia bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, lệnh này cấm công dân Malaysia đi du lịch nước ngoài và đóng cửa tất cả các doanh nghiệp ngoại trừ các cửa hàng bán thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Sau khi lệnh cấm có hiệu lực, đường phố Malaysia trở nên vắng vẻ, hình ảnh ghi nhận tại Tòa tháp đôi (Kuala Lumpur, Malaysia) ngày 18.3. Ảnh: AP.
Thêm vào đó, lệnh còn yêu cầu các hoạt động và các cuộc tụ họp đông người trên khắp đất nước tạm ngừng. Trong đó, hoạt động tôn giáo tại nhà thờ Hồi giáo đều bị dừng lại. Trong hình, Nhà thờ Hồi giáo Quốc gia ở Kuala Lumpur (Malaysia), vốn được nhiều tín độ đến dự, nay không còn bóng người. Ảnh: AP.
Thêm vào đó, lệnh còn yêu cầu các hoạt động và các cuộc tụ họp đông người trên khắp đất nước tạm ngừng. Trong đó, hoạt động tôn giáo tại nhà thờ Hồi giáo đều bị dừng lại. Hình ảnh ghi nhận tại nhà thờ Hồi giáo Quốc gia ở Kuala Lumpur (Malaysia), vốn thu hút đông đảo tín đồ đến dự, nay không còn bóng người. Ảnh: AP.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ra lệnh gần 55 triệu người trên đảo chính Luzon, bao gồm thủ đô Manila, phải ở nhà trong 1 tháng. Theo đó, lệnh phong tỏa Luzon, có hiệu lực từ ngày 17.3, không cho người dân đi làm hay sử dụng phương tiện công cộng. Trong hình, lực lượng cảnh sát đo nhiệt độ tại một trạm kiểm soát ở thành phố Quezon (Philippines). Ảnh: AP.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ra lệnh gần 55 triệu người trên đảo chính Luzon, bao gồm thủ đô Manila, phải ở nhà trong 1 tháng. Theo đó, lệnh phong tỏa Luzon, có hiệu lực từ ngày 17.3, không cho người dân đi làm hay sử dụng phương tiện công cộng. Trong hình, lực lượng cảnh sát đo nhiệt độ tại một trạm kiểm soát ở thành phố Quezon (Philippines). Ảnh: AP.
Đồng thời, các cuộc tụ họp đông người cũng bị cấm, đình chỉ hầu hết các công việc của chính phủ và lớp học tiếp tục tạm nghỉ trên đảo chính Luzon. Trong hình, hàng loạt taxi đậu đỗ, tạm ngưng hoạt động tại thành phố Quezon, Philippines hôm 17.3, ngay khi lệnh có hiệu lực. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Đồng thời, các cuộc tụ họp đông người cũng bị cấm, đình chỉ hầu hết các công việc của chính phủ và lớp học tiếp tục tạm nghỉ trên đảo chính Luzon. Trong hình, hàng loạt taxi đậu đỗ, tạm ngưng hoạt động tại thành phố Quezon, Philippines hôm 17.3, ngay khi lệnh có hiệu lực. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Tại Hàn Quốc, chính phủ nơi đây vẫn tiếp tục tăng cường các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Trong hình, nhân viên phun thuốc khử trùng tại một chợ địa phương ở Seoul (Hàn Quốc) ngày 18.3. Ảnh: AP.
Tại Hàn Quốc, chính phủ nơi đây vẫn tiếp tục tăng cường các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Trong hình, nhân viên phun thuốc khử trùng tại một chợ địa phương ở Seoul (Hàn Quốc) ngày 18.3. Ảnh: AP.
Tương tự, chính phủ Singapore đã đưa ra thêm nhiều biện pháp nghiêm ngặt hơn  như tăng cường các biện pháp giảm tiếp xúc ở nơi làm việc và nơi công cộng, kiểm soát cách ly người bệnh và những người có tiếp xúc với người bệnh... Dẫn tin từ tờ The New York Times, bà Vernon Lee, giám đốc bộ phận bệnh truyền nhiễm tại Bộ Y tế Singapore cho biết: “Chúng tôi muốn đi trước virus một bước. Nếu bạn đuổi theo virus, bạn sẽ luôn tụt lại phía sau“. Hình ảnh ghi nhận công tác kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 bên ngoài một khu trung tâm mua sẵm ở Singapore hồi 17.3. Ảnh: The New York Times.
Tương tự, chính phủ Singapore đã đưa ra thêm nhiều biện pháp nghiêm ngặt hơn như tăng cường các biện pháp giảm tiếp xúc ở nơi làm việc và nơi công cộng, kiểm soát cách ly người bệnh và những người có tiếp xúc với người bệnh... Dẫn tin từ tờ The New York Times, bà Vernon Lee, giám đốc bộ phận bệnh truyền nhiễm tại Bộ Y tế Singapore cho biết: “Chúng tôi muốn đi trước virus một bước. Nếu bạn đuổi theo virus, bạn sẽ luôn tụt lại phía sau“. Hình ảnh ghi nhận công tác kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 bên ngoài một khu trung tâm mua sẵm ở Singapore hồi 17.3. Ảnh: The New York Times.
Trong bộ đồ bảo hộ, nhân viên của Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai phun thuốc khử trùng tại một nhà thờ ở Surabaya (Java, Indonesia) vào ngày 18.3. Ảnh: AP.
Trong bộ đồ bảo hộ, nhân viên của Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai phun thuốc khử trùng tại một nhà thờ ở Surabaya (Java, Indonesia) vào ngày 18.3. Ảnh: AP.
Trong hình, các nhân viên chuẩn bị phun khử trùng khu đền Prambanan ở Yogyakarta, (Indonesia) Ảnh: The New York Times.
Trong hình, các nhân viên chuẩn bị phun khử trùng khu đền Prambanan ở Yogyakarta, (Indonesia). Ảnh: The New York Times.
Nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh, nhiều nước ở châu Á tiến hành các biện pháp chủ động tìm kiếm, khoanh vùng, cách ly người nhiễm, nghi nhiễm trong cộng đồng. Những giải pháp tạm hoãn xuất nhập cảnh, siết chặt an ninh cửa khẩu, đóng cửa biên giới... đang được áp dụng một cách nghiêm ngặt. Tại Trung Quốc và Hàn Quốc, hai quốc gia hơn một tháng trước đây dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, nay tỉ lệ gia tăng các ca nhiễm và tử vong mới giảm xuống, sự lây lan virus SARS-CoV-2 được kiểm soát tốt. Hình ảnh các nhân viên trong bộ đồ bảo hộ thực hiện nhiệm vụ khử trùng tại một tòa nhà ở Daegu (Hàn Quốc). Ảnh:Reuters.
Nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh, nhiều nước ở châu Á tiến hành các biện pháp chủ động tìm kiếm, khoanh vùng, cách ly người nhiễm, nghi nhiễm trong cộng đồng. Những giải pháp tạm hoãn xuất nhập cảnh, siết chặt an ninh cửa khẩu, đóng cửa biên giới... đang được áp dụng một cách nghiêm ngặt. Tại Trung Quốc và Hàn Quốc, hai quốc gia hơn một tháng trước đây dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, nay tỉ lệ gia tăng các ca nhiễm và tử vong mới giảm xuống, sự lây lan virus SARS-CoV-2 được kiểm soát tốt. Hình ảnh các nhân viên trong bộ đồ bảo hộ thực hiện nhiệm vụ khử trùng tại một tòa nhà ở Daegu (Hàn Quốc). Ảnh: Reuters.
Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

Hàn Quốc căng mình chiến đấu chống lại dịch COVID-19

Phương Thảo |

Tính đến sáng 23.2, Hàn Quốc ghi nhận 123 ca nhiễm COVID-19, nâng tổng số người bị nhiễm lên 556, trong đó 4 người đã tử vong. Hầu hết các địa điểm công cộng của thành phố Daegu đều đóng cửa, các y bác sĩ nỗ lực điều trị cho các ca bệnh.

Chiến đấu chống COVID-19, vợ chồng bác sĩ ngủ trên xe ôtô 23 ngày liên tiếp

Thanh Chân |

Để làm tốt nhiệm vụ chống lại dịch bệnh COVID-19, vợ chồng bác sĩ tại Trung Quốc sử dụng chiếc xe ôtô của mình làm nơi nghỉ ngơi di động liên tiếp 23 ngày.

Bắc Kinh căng mình chống COVID-19 giữa mùa tuyết trắng

Thanh Chân |

Tuyết rơi dày đặc ở Bắc Kinh nhưng rất nhiều người vẫn bất chấp cái lạnh để xuống đường làm việc không lương. Họ là những tình nguyện viên của chiến dịch chống COVID-19.

10 cán bộ cấp huyện ở Cao Bằng bị khởi tố vì sai phạm đất đai

Tân Văn |

Cao Bằng - Nhiều cán bộ, công chức huyện Thạch An bị khởi tố, điều tra vì những sai phạm trong lĩnh vực đất đai.

Bụi đỏ sân dự án sân bay Long Thành bao trùm, học sinh lấm lem tới trường

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Trường tiểu học tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai nằm sát đại công trường thi công dự án sân bay Long Thành. Nơi đây, hàng trăm con em người dân vùng dự án đang miệt mài học tập. Tuy nhiên thời gian gần đây, ngôi trường đã bị bụi từ dự án sân bay bao trùm lên toàn bộ ngôi trường một màu đất đỏ.

Sạt lở ở TP. Sa Đéc: Ngày 3.4, đơn vị tư vấn thiết kế tiến hành khảo sát

HOÀNG LỘC |

Ngay sau sạt lở, chính quyền xã Tân Phú Đông huy động lực lượng dân quân địa phương di dời tài sản có giá trị của người dân, gia cố đoạn sạt lở dài hơn 70m ở tuyến đường kênh Đốc Phủ Hiền (ấp Tân Thuận, xã Tân Phú Đông, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).

Công ty của những người mắc chứng tự kỷ

Thùy Linh |

"Những khách hàng đến đây ngoài sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ còn hiểu thêm về giá trị lao động của người tự kỷ", anh Nguyễn Đức Trung - người sáng lập Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ đầu tiên tại Việt Nam (VAPs) - chia sẻ.

Loạt ảnh hiếm chưa từng công bố về Trịnh Công Sơn và Hồng Nhung thời trẻ

Việt Phong |

Trong triển lãm "Giọt nước rơi trên kính", những hình ảnh của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Hồng Nhung lần đầu được công bố qua ống kính của nhiếp ảnh gia Dương Minh Long.

Hàn Quốc căng mình chiến đấu chống lại dịch COVID-19

Phương Thảo |

Tính đến sáng 23.2, Hàn Quốc ghi nhận 123 ca nhiễm COVID-19, nâng tổng số người bị nhiễm lên 556, trong đó 4 người đã tử vong. Hầu hết các địa điểm công cộng của thành phố Daegu đều đóng cửa, các y bác sĩ nỗ lực điều trị cho các ca bệnh.

Chiến đấu chống COVID-19, vợ chồng bác sĩ ngủ trên xe ôtô 23 ngày liên tiếp

Thanh Chân |

Để làm tốt nhiệm vụ chống lại dịch bệnh COVID-19, vợ chồng bác sĩ tại Trung Quốc sử dụng chiếc xe ôtô của mình làm nơi nghỉ ngơi di động liên tiếp 23 ngày.

Bắc Kinh căng mình chống COVID-19 giữa mùa tuyết trắng

Thanh Chân |

Tuyết rơi dày đặc ở Bắc Kinh nhưng rất nhiều người vẫn bất chấp cái lạnh để xuống đường làm việc không lương. Họ là những tình nguyện viên của chiến dịch chống COVID-19.