Cận cảnh hơn 4.700ha rừng ở Gia Lai đang xin chuyển đổi làm vùng tưới

Phan Tuấn |

Đắk Lắk, Gia Lai - Hồ thủy lợi Ia Mơr, ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có tổng mức đầu tư các giai đoạn là 3.000 tỉ đồng, dung tích chứa hơn 180m3 nước. Thế nhưng, kho nước lớn này chưa hoạt động hết công suất vì đang chờ chuyển đổi hơn 4.700ha rừng thành vùng tưới. Do chậm thực hiện chuyển đổi nên cây rừng ở đây đang được tái sinh, phát triển mạnh mẽ, thậm chí nhiều nơi còn có chất lượng rừng rất tốt.

Công trình Hồ thủy thủy lợi Ia Mơr có khoảng 2.800ha diện tích mặt nước, dung tích chứa khoảng 180 triệu m3 nước. Đến nay, Dự án Hồ thủy lợi Ia Mơr đã hoàn thành giai đoạn 1 và giai đoạn 2 bảo đảm đủ năng lực cấp nước tưới cho 14.347ha.
Công trình Hồ thủy thủy lợi Ia Mơr có khoảng 2.800ha diện tích mặt nước, dung tích chứa khoảng 180 triệu m3 nước. Đến nay, Dự án Hồ thủy lợi Ia Mơr đã hoàn thành giai đoạn 1 và giai đoạn 2 bảo đảm đủ năng lực cấp nước tưới cho 14.347ha.
Ở khu tưới đã hình thành, người dân đang sản xuất nông nghiệp khoảng 9.449ha (đạt 66%). Như vậy, dự án này còn 34% trữ lượng nước chưa được khai thác, sử dụng, hạn chế hiệu quả trong đầu tư.
Ở khu tưới đã hình thành, người dân đang sản xuất nông nghiệp khoảng 9.449ha (đạt 66%). Như vậy, dự án này còn khoảng 34% trữ lượng nước chưa được khai thác, sử dụng, gây lãng phí hiệu quả trong đầu tư dự án.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, hiện có hơn 4.757ha rừng thuộc vùng tưới hồ Ia Mơr (nằm trong phạm vi diện tích 4.898ha đất tự nhiên vùng dự án) chưa thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thành vùng sản xuất nông nghiệp.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, nguyên nhân của việc này là có hơn 4.757ha rừng thuộc vùng tưới hồ Ia Mơr (nằm trong phạm vi diện tích 4.898ha đất tự nhiên vùng dự án) chưa thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thành vùng sản xuất nông nghiệp.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơ xung quanh khu vực hơn 4.7000ha rừng, đất rừng chờ chuyển đổi thành vùng tưới đang có khoảng 1.000ha nương rẫy của người dân (đã canh tác từ lâu nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơ xung quanh khu vực hơn 4.700ha rừng, đất rừng đang chờ chuyển đổi thành vùng tưới thì có khoảng 1.000ha nương rẫy của người dân (đã canh tác từ lâu nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơ, trong lúc chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chuyển đổi vùng tướt, chính quyền địa phương đang phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt cho 4.757ha rừng không để người dân xâm chiếm.
Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơ, trong lúc chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chuyển đổi đất rừng thành vùng tưới thì chính quyền địa phương đang phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt cho 4.757ha rừng không để người dân xâm chiếm.
Tuy nhiên, vẫn có những người dân nghĩ rằng, diện tích hơn 4.700ha đất rừng này sẽ được chuyển đổi thành đất nông nghiệp nên lén lút tìm cách để phá rừng, lấn chiếm đất. Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn có 7 vụ cơi nới, lấn chiếm đất rừng. Không những vậy, mấy năm nay, trên địa bàn đã xã xảy ra 3 - 4 vụ chống người thi hành công vụ, gây thương tích cho lực lượng quản lý bảo vệ rừng. Trước thực tế này, UBND xã Ia Mơr mong muốn cơ quan có thẩm quyền cần có phương án rõ ràng là có chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 4.757ha rừng thành vùng tưới hay không.
Tuy nhiên, vẫn có những người dân nghĩ rằng, diện tích hơn 4.700ha đất rừng này sẽ được chuyển đổi thành đất nông nghiệp nên lén lút tìm cách để phá rừng, lấn chiếm đất. Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn xã Ia Mơ có 7 vụ cơi nới, lấn chiếm đất rừng. Mấy năm nay, trên địa bàn đã xảy ra 3 - 4 vụ chống người thi hành công vụ, gây thương tích cho lực lượng quản lý bảo vệ rừng. Trước thực tế này, UBND xã Ia Mơr mong muốn cơ quan có thẩm quyền cần có phương án rõ ràng là có chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 4.757ha rừng thành vùng tưới hay không.
Nhìn chung, nhiều đám rừng nằm ngay bên cạnh nương rẫy của người dân đang được bảo vệ tốt, thậm chí đang tái sinh mạnh mẽ. Đặc biệt còn có nhiều diện tích cây rừng đã lớn, có đường kính từ 20-50cm tùy loại. Việc cơ quan chức năng nơi đây bảo vệ rừng hiệu quả đã giúp cho khu vực biên giới được trả lại màu xanh.
Nhiều đám rừng nằm ngay bên cạnh nương rẫy của người dân đang được cơ quan chức năng bảo vệ tốt. Do đó, ở khu vực này có nhiều diện tích cây rừng đã lớn, có đường kính từ 20-50cm tùy loại. Việc cơ quan chức năng bảo vệ rừng hiệu quả đã tạo điều kiện cho cây rừng nơi đây được tái sinh mạnh mẽ, trả lại màu xanh cho khu vực biên giới.
Đối với kho nước ở Hồ thủy lợi Ia Mơ đang dư, chưa có vùng tưới, các ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk đang đề xuất kéo dài hệ thống kênh chính, kênh nhánh về giải quyết tình trạng thiếu nước sản xuất cho người dân vùng kinh tế mới xã Ia Rvê, huyện Ea Súp. Theo tính toán, nếu đầu tư hệ thống kênh mương từ hồ thủy lợi Ia Mơr về đến xã Ia Rvê thì sẽ có 1.850ha tưới theo hình thức tự chảy, 1.650ha tưới động lực, 1.257,5ha diện tích dọc ven kênh chính Đông.
Đối với kho nước ở Hồ thủy lợi Ia Mơ còn dư thừa, chưa có vùng tưới, các ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk đang đề xuất kéo dài hệ thống kênh chính, kênh nhánh về giải quyết tình trạng thiếu nước sản xuất cho người dân vùng kinh tế mới xã Ia Rvê, huyện Ea Súp. Theo tính toán, nếu đầu tư hệ thống kênh mương từ hồ thủy lợi Ia Mơr về đến xã Ia Rvê thì sẽ có 1.850ha tưới theo hình thức tự chảy, 1.650ha tưới động lực, 1.257,5ha diện tích dọc ven kênh chính Đông.
Việc triển khai dự án đưa nước từ Hồ thủy lợi Ia Mơ, tỉnh Gia Lai về xã Ia R'vê, huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk sẽ giúp khoảng 4.700ha đất có nước tưới, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, an ninh quốc phòng. Đặc biệt, dự án sẽ giúp hàng ngàn hộ dân kinh tế mới nơi đây có cơ hội được thoát nghèo, ổn định đời nơi vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
Việc triển khai dự án đưa nước từ Hồ thủy lợi Ia Mơ, ở tỉnh Gia Lai về xã Ia R'vê, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk sẽ giúp khoảng 4.700ha đất nông nghiệp ở địa phương này có nước tưới, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, an ninh quốc phòng. Đặc biệt, dự án sẽ giúp hàng ngàn hộ dân đi kinh tế mới giải quyết vấn đề thiếu nước sản xuất, sinh hoạt hơn 20 năm nay. Qua đó, tạo điều kiện cho người dân nơi đây có cơ hội được thoát nghèo, ổn định đời nơi vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Dự án nằm trên giấy, hàng nghìn hộ dân khổ vì thiếu nước

Hồng Thúy |

Người dân chấp nhận đóng phí cho dự án cấp nước, doanh nghiệp cũng sẵn sàng đầu tư. Thế nhưng, sau 5 năm triển khai vẫn chưa có bất cứ đường ống nào được lắp đặt tại xã Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội). Hơn 4.000 hộ dân tại đây mòn mỏi sống chung với tình trạng thiếu nước sạch...

Dự án thủy lợi hàng chục tỉ đồng ở Đắk Lắk: Chưa bàn giao đã gặp sự cố nghiêm trọng

Bảo Trung |

Dự án Cấp nước cho cây cà phê tại thôn Tiến Cường (xã Quảng Tiến, huyện Cư M’gar) được đầu tư hàng chục tỉ đồng xây dựng với mục đích cấp nước tưới tiêu cho bà con nông dân trong vùng. Tuy nhiên, khi công trình cơ bản hoàn thiện, đưa vào chạy thử đã gặp sự cố nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tốn kém chi phí bảo trì, sửa chữa...

Nghịch lý hàng ngàn hộ dân thiếu nước tưới bên hồ thủy lợi chờ... vùng tưới

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Hồ thủy lợi Ia Mơr, ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có khoảng 180 triệu m3 nước nhưng chưa hoạt động hết công suất vì còn chờ chuyển đổi đất rừng thành vùng tưới.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Dự án nằm trên giấy, hàng nghìn hộ dân khổ vì thiếu nước

Hồng Thúy |

Người dân chấp nhận đóng phí cho dự án cấp nước, doanh nghiệp cũng sẵn sàng đầu tư. Thế nhưng, sau 5 năm triển khai vẫn chưa có bất cứ đường ống nào được lắp đặt tại xã Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội). Hơn 4.000 hộ dân tại đây mòn mỏi sống chung với tình trạng thiếu nước sạch...

Dự án thủy lợi hàng chục tỉ đồng ở Đắk Lắk: Chưa bàn giao đã gặp sự cố nghiêm trọng

Bảo Trung |

Dự án Cấp nước cho cây cà phê tại thôn Tiến Cường (xã Quảng Tiến, huyện Cư M’gar) được đầu tư hàng chục tỉ đồng xây dựng với mục đích cấp nước tưới tiêu cho bà con nông dân trong vùng. Tuy nhiên, khi công trình cơ bản hoàn thiện, đưa vào chạy thử đã gặp sự cố nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tốn kém chi phí bảo trì, sửa chữa...

Nghịch lý hàng ngàn hộ dân thiếu nước tưới bên hồ thủy lợi chờ... vùng tưới

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Hồ thủy lợi Ia Mơr, ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có khoảng 180 triệu m3 nước nhưng chưa hoạt động hết công suất vì còn chờ chuyển đổi đất rừng thành vùng tưới.