Cận cảnh bữa cơm 0 đồng của học trò Miệt Thứ

NGUYÊN ANH |

Những bữa cơm 0 đồng của trò nghèo Miệt Thứ không chỉ thơm ngon, sạch sẽ mà còn mang hương vị ấm áp nghĩa tình. Hơn một năm qua, những học trò nghèo, những người khó khăn tại xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang tựu chung về một ngôi nhà thứ hai chính nhờ những bữa cơm ấm tình người.
Trời tờ mờ sáng, 10 thành viên trong mô hình “suất cơm nhân ái” đã tập trung tại một ngôi miếu gần Trường Tiểu học Danh Coi để nấu nướng.
Trời tờ mờ sáng, 10 thành viên trong mô hình “suất cơm nhân ái” đã tập trung tại một ngôi miếu gần Trường Tiểu học Danh Coi để nấu nướng.
Người góp tiền, người góp công, người góp nồi, xoong, tủ lạnh... không ai bảo ai nhưng cùng nhau chung tay nấu ra những bữa cơm thơm ngon, ấm áp nghĩa tình.
Người góp tiền, người góp công, người góp nồi, xoong, tủ lạnh... không ai bảo ai nhưng cùng nhau chung tay nấu ra những bữa cơm thơm ngon, ấm áp nghĩa tình.
Sở dĩ gọi là cơm 0 đồng bởi vì những phần cơm này hoàn toàn miễn phí, những người làm ra cơm đã cùng nhau đóng góp tiền của, công sức.
Sở dĩ gọi là cơm 0 đồng bởi vì những phần cơm này hoàn toàn miễn phí, những người làm ra cơm đã cùng nhau đóng góp tiền của, công sức.
Đông Hưng B (An Minh) là một xã mà đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Theo Hội chữ thập đỏ xã cho biết, có rất nhiều hoàn cảnh các em học sinh nghèo, mỗi ngày đi học phải ôm bụng đói đến trường.
Đông Hưng B (An Minh) là một xã mà đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Theo Hội chữ thập đỏ xã cho biết, có rất nhiều hoàn cảnh các em học sinh nghèo, mỗi ngày đi học phải ôm bụng đói đến trường.
Cận cảnh những hộp cơm thơm ngon, nóng hổi chuẩn bị phát cho mọi người.
Cận cảnh những hộp cơm thơm ngon, nóng hổi chuẩn bị phát cho mọi người.
Nhìn thấy những hoàn cảnh khó khăn, Bà Võ Thị Thêm (áo nâu, bìa trái) đã đứng ra vận động các chị em trong xã cùng nhau chung tay đóng góp nấu cơm phát cho các em học sinh, những người nghèo khó, lang thang, bán vé số... Những người dân trong xã nhìn thấy việc làm ý nghĩa nên đã chung tay ủng hộ cho nhóm. Với kinh phí tự đóng góp nên những bữa cơm chỉ được 2 lần trong tháng, mỗi lần phát khoảng gần 300 phần.
Nhìn thấy những hoàn cảnh khó khăn, bà Võ Thị Thêm (áo nâu, bìa trái) đã đứng ra vận động các chị em trong xã cùng nhau chung tay đóng góp nấu cơm phát cho các em học sinh, những người nghèo khó, lang thang, bán vé số... Những người dân trong xã nhìn thấy việc làm ý nghĩa nên đã chung tay ủng hộ cho nhóm. Với kinh phí tự đóng góp nên những bữa cơm chỉ được 2 lần trong tháng, mỗi lần phát khoảng gần 300 phần.
Bà Võ Thị Thêm tâm sự: “Muốn làm nhiều, phát nhiều lần hơn nhưng kinh phí còn hạn hẹp. Mọi người đã cố gắng rất nhiều để làm sao các em học trò có được bữa cơm ngon và sạch”.
Bà Võ Thị Thêm tâm sự: “Muốn làm nhiều, phát nhiều lần hơn nhưng kinh phí còn hạn hẹp. Mọi người đã cố gắng rất nhiều để làm sao các em học trò có được bữa cơm ngon và sạch”.
Để duy trì và phát triển việc làm ý nghĩa này, Hội chữ thập đỏ của xã đã đăng kí làm mô hình dân vận khéo 2020 và cho phép thành lập mô hình “suất cơm nhân ái”để hoạt động được tốt hơn. Khi việc làm lan tỏa, không phải chỉ những người khá giả mà ngay cả những người khó khăn cũng góp công góp sức. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Mình góp tiền ít thì mình góp công nhiều hơn miễn sao giúp ích cho mọi người là hạnh phúc rồi”, bà Võ Thị Tám – một người tình nguyên tham gia đóng góp - tâm sự.
Để duy trì và phát triển việc làm ý nghĩa này, Hội chữ thập đỏ của xã đã đăng kí làm mô hình dân vận khéo 2020 và cho phép thành lập mô hình “suất cơm nhân ái” để hoạt động được tốt hơn. Khi việc làm lan tỏa, không phải chỉ những người khá giả mà ngay cả những người khó khăn cũng góp công góp sức. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Mình góp tiền ít thì mình góp công nhiều hơn miễn sao giúp ích cho mọi người là hạnh phúc rồi”, bà Võ Thị Tám – một người tình nguyện tham gia đóng góp - tâm sự.
Chị Phan Thị Đượm, không may khi sinh ra đã có khiếm khuyết. Sống với cha nhưng cha đã mất, mỗi ngày chị Đượm đi nhặt ve chai kiếm tiền. Chính chị cũng không có được những bữa cơm “lành lặn” cho đến khi đến với những bữa cơm 0 đồng.
Chị Phan Thị Đượm, không may khi sinh ra đã có khiếm khuyết. Sống với cha nhưng cha đã mất, mỗi ngày chị Đượm đi nhặt ve chai kiếm tiền. Chính chị cũng không có được những bữa cơm “lành lặn” cho đến khi đến với những bữa cơm 0 đồng.
Ông Đoàn Văn Quảng, làm nghề bán vé số dạo. Từ khi có phát cơm nhân ái ông Quảng cũng đến nhận và chia sẻ: “Có những bữa cơm thế này thật sự thấy ấm lòng, nhiều lúc bán không được mà có cơm ăn thiệt mừng không tả nổi. Ở đây làm sạch sẽ và rất ngon chứ không phải làm cho có đâu”.
Ông Đoàn Văn Quảng, làm nghề bán vé số dạo. Từ khi có phát cơm nhân ái ông Quảng cũng đến nhận và chia sẻ: “Có những bữa cơm thế này thật sự thấy ấm lòng, nhiều lúc bán không được mà có cơm ăn thiệt mừng không tả nổi. Ở đây làm sạch sẽ và rất ngon chứ không phải làm cho có đâu”.
Chị Trần Diệu Hiền, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Đông Hưng B, cho biết: “Chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục vận động để mở rộng mô hình phát cơm được nhiều lần hơn trong tháng. Ngoài các thành viên chính, hiện mô hình cũng thu hút  nhiều người  tham gia phụ giúp. Một địa bàn ấp khác cũng học theo mô hình và đang bắt đầu thực hiện phát cơm”.
Chị Trần Diệu Hiền, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Đông Hưng B, cho biết: “Chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục vận động để mở rộng mô hình phát cơm được nhiều lần hơn trong tháng. Ngoài các thành viên chính, hiện mô hình cũng thu hút nhiều người tham gia phụ giúp. Một địa bàn ấp khác cũng học theo mô hình và đang bắt đầu thực hiện phát cơm”.
NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Xem nhóm bạn mang vi sinh vật bản địa làm gì cho Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Những hiệu quả bất ngờ của vi sinh vật bản địa (IMO) vào xử lý rác thải, nông nghiệp và nhiều vấn đề khác của môi trường đã được nhóm Nông nghiệp bền vững Phú Quốc tiến hành thực nghiệm tại huyện đảo.

“Bức tranh gốm sứ dài nhất thế giới" bị vỡ nát, bong tróc nham nhở

Hoàng Vũ - Phạm Đông |

Thời gian gần đây, con đường gốm sứ ven sông Hồng được xây dựng nhân kỉ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã rơi vào tình trạng xuống cấp. Nhiều mảng ghép bị bong tróc, vỡ nát là thực trạng đã và đang diễn ra trên con đường gốm sứ khiến nhiều người tiếc nuối.

Hành tím đầy đồng, tỏi đầy chợ trên đảo Lý Sơn

ĐĂNG HUỲNH |

Đến đảo Lý Sơn trong cái nắng gió những ngày tháng 7, có thể dễ dàng bắt gặp những người nông dân đi lượm hành và những bà lão bên sạp "tỏi cô đơn". Đó là những hình ảnh đặc trưng khiến người ta luyến lưu nơi miền cát trắng.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Xem nhóm bạn mang vi sinh vật bản địa làm gì cho Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Những hiệu quả bất ngờ của vi sinh vật bản địa (IMO) vào xử lý rác thải, nông nghiệp và nhiều vấn đề khác của môi trường đã được nhóm Nông nghiệp bền vững Phú Quốc tiến hành thực nghiệm tại huyện đảo.

“Bức tranh gốm sứ dài nhất thế giới" bị vỡ nát, bong tróc nham nhở

Hoàng Vũ - Phạm Đông |

Thời gian gần đây, con đường gốm sứ ven sông Hồng được xây dựng nhân kỉ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã rơi vào tình trạng xuống cấp. Nhiều mảng ghép bị bong tróc, vỡ nát là thực trạng đã và đang diễn ra trên con đường gốm sứ khiến nhiều người tiếc nuối.

Hành tím đầy đồng, tỏi đầy chợ trên đảo Lý Sơn

ĐĂNG HUỲNH |

Đến đảo Lý Sơn trong cái nắng gió những ngày tháng 7, có thể dễ dàng bắt gặp những người nông dân đi lượm hành và những bà lão bên sạp "tỏi cô đơn". Đó là những hình ảnh đặc trưng khiến người ta luyến lưu nơi miền cát trắng.