Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang

PHONG LINH - HOÀNG LỘC |

Óc Eo ngày nay là tên một địa danh thuộc huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang). Nơi đây được xem là nơi phát tích nhiều di tích, cổ vật của nền văn hóa Óc Eo. Hiện tại, Bảo tàng An Giang và Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo (An Giang) đang lưu giữ 8 bảo vật quốc gia thuộc nền văn hóa có niên đại hơn 3.500 năm này.

 
Tượng Phật gỗ Giồng Xoài là hiện vật có kích thước lớn, có niên đại thế kỷ IV - VI. Đây là hiện vật được làm bằng gỗ sao, sản phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình và điêu khắc.
 
Tượng được chế tác theo mẫu quy chuẩn của tượng Phật giáo Theravada (Ấn Độ), song chất liệu, đặc điểm khuôn mặt lại cho thấy quá trình giao lưu và tiếp biến thời kỳ văn hóa Óc Eo.
 
Sản phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình và điêu khắc, sản phẩm đỉnh cao của kỹ thuật chế tác thủ công: Điêu khắc, dát mỏng kim loại và phủ vàng nghề sơn.
 
Về tượng thần Brahma, đây là tượng bằng đá được tìm thấy rất ít trong văn hóa Óc Eo cũng như ở khu vực, là tượng bằng đá có niên đại sớm nhất và duy nhất thuộc văn hóa Óc Eo còn lại hiện nay.
 
Tượng thể hiện chặt chẽ các đặc điểm quy chuẩn của một tượng thần Brahma với nhiều nét đặc điểm của nghệ thuật Ấn-Âu còn rất rõ: Tỉ lệ vàng trong đặc điểm giải phẫu cơ thể học (đầu tượng có tỷ lệ bằng 1/2 so với độ rộng vai), khuôn mặt trái xoan với mũi thẳng và sống mũi khá cao; cổ thấp ngắn, đôi mắt hình hạnh nhân hơi xếch, đôi môi dầy, hai tai dài và mọng có phần thùy tai được căng rất rộng.
 
Tượng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thế kỷ VI sang đầu thế kỷ VII ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hay châu thổ sông Mekong, nhiều nơi trong khu vực Đông Nam Á.
 
Bộ linga-yoni bằng kim loại vàng, đồng thau, phát hiện ở khu di tích Đá Nổi (Phú Hòa, An Giang), tiêu biểu cho dấu ấn lịch sử mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ đối với vùng đất Nam Bộ và khu vực Đông Nam Á.
 
Cách thể hiện linga xuyên thủng yoni mang tính tượng trưng rất cao, rất sinh động, thể hiện đậm nét nội dung tôn giáo của Ấn Độ giáo và năng lực sáng tạo mạnh mẽ của người thợ thủ công.
 
Tượng phật đá Khánh Bình được chế tác trên nền chất liệu sa thạch mịn vốn là một loại nguyên liệu chính được ưu tiên sử dụng cho các điêu khắc tôn giáo ở đồng bằng sông Cửu Long từ giữa thiên niên kỷ I Công nguyên.
 
Tượng có niên đại thế kỷ VI - VII
 
Bộ Linga- Yoni Linh Sơn được tìm thấy năm 1985, có niên đại thế kỷ VII. Hiện vật sử dụng kết hợp hai loại chất liệu đá khác nhau đem lại hiệu ứng thẩm mỹ cũng như hướng tâm, làm cho khối linga - yoni nổi bật lên hẳn.
 
Hiện vật là một đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình trong lịch sử Vương quốc Phù Nam.
 
Phù điêu Phật Linh Sơn Bắc có trọng lượng khoảng 950.000 gram, là bức phù điêu chạm khắc nổi hình Phật trên mặt một khối đá granite lớn.
 
Đức Phật được chạm khắc trong tư thế ngồi thiền, hai bàn tay chắp trước ngực trong tư thế thủ ấn vô uý (abhaya-mudra). Trong ấn này, hai bàn tay với các ngón tay duỗi ra hướng về phía trước, ngang tầm vai. Đây là ấn quyết mà Phật Thích Ca sử dụng ngay sau khi đắc đạo.
 
Nhẫn Nandin Giồng Cát, chiếc nhẫn vàng hình tròn trơn, được khai quật tại di tích Gò Giồng Cát năm 2018. Mặt nhẫn là hình tượng bò đúc khối trong tư thế nằm xếp chân. Đây là vật cưỡi của thần Shiva, một trong ba vị thần trong truyền thuyết của Hindu giáo. Ảnh đồ họa: Phong Linh
 
Cuối cùng là tượng Mukhalinga Ba Thê vừa được Thủ tướng công nhận là bảo vật quốc gia đợt 11 (ngày 30.1.2023). Tượng có niên đại thế kỷ thứ VI, chất liệu sa thạch hạt mịn màu xám đen, bề mặt có lớp patin màu xám ghi sáng.
 
Tượng có trọng lượng 90kg được phát hiện tại địa bàn xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn (An Giang) vào năm 1986.
 
Theo bà Hồ Thị Hồng Chi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh An Giang, đây là Mukhalinga độc đáo nhất trong số 15 hiện vật Mukhalinga thuộc văn hoá Óc Eo ở Nam Bộ được phát hiện phân bố ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Long An và Tây Ninh.
PHONG LINH - HOÀNG LỘC
TIN LIÊN QUAN

Mukhalinga Ba Thê vừa được công nhận Bảo vật quốc gia có gì đặc biệt?

Hồ Thị Hồng Chi (Giám đốc Bảo tàng tỉnh An Giang) |

Mukhalinga Ba Thê hay còn gọi là Ekamukhalinga Ba Thê, vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia (đợt 11), là loại hình vật thờ rất đặc thù và chứa nhiều độc đáo về giá trị văn hoá, lịch sử, khoa học và nghệ thuật… so với những hiện vật cùng loại thuộc văn hóa Óc Eo được phát hiện ở đồng bằng sông Mê Kông.

Vì sao Mukhalinga Ba Thê được chọn là bảo vật quốc gia?

Lục Tùng |

An Giang - Tượng Mukhalinga Ba Thê tại Bảo tàng tỉnh An Giang vừa được Thủ tướng công nhận là bảo vật quốc gia đợt 11.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Mặt nạ vàng hơn 2.000 năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Thành An |

Ngày 23.12, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bảo tàng tỉnh.

Dối trá trong kiểm soát giết mổ: Bát nháo như lò mổ lậu

Nhóm PV |

Long An - Mang danh là lò mổ tập trung lớn nhất tỉnh Long An, có quy trình kiểm soát giết mổ đúng quy định, thế nhưng cách thức hoạt động của Lò giết mổ tập trung xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, bát nháo không khác gì các lò mổ lậu. Điều đáng nói, có thương lái từ bỏ lò mổ ở TPHCM để chuyển xuống đây hoạt động, sau đó lại vận chuyển thịt ngược về thành phố tiêu thụ.

Cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép ở TP Quy Nhơn chỉ làm chiếu lệ

Hoài Luân |

Bình Định - Về việc xử lý các công trình xây dựng trái phép tại thung lũng Quy Hòa, lãnh đạo phường Ghềnh Ráng khẳng định đã cưỡng chế xong các trường hợp vi phạm, tuy nhiên thực tế chỉ tháo dỡ qua loa.

Liên tục xảy ra tai nạn nghiêm trọng: Quảng Nam sẽ họp đột xuất tìm nguyên nhân

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Nam - Nhà chức trách ở Quảng Nam vẫn đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm 3 người chết, 13 người bị thương ở huyện Núi Thành vào 2h sáng ngày 21.2. Ủy ban ATGT quốc gia đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam xem xét tổ chức họp đột xuất để đánh giá nguyên nhân và đưa ra chỉ đạo khắc phục

Chuẩn bị xét xử cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên và đồng phạm

THANH BÌNH |

VKSND tỉnh Điện Biên vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Điện Biên Nguyễn Văn Kiên cùng 7 bị can khác về tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Lý do không nên quy định chiết khấu tối thiểu cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Góp ý sửa đổi Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị không quy định mức chiết khấu tối thiểu cho doanh nghiệp bán là để đảm bảo quyền tự quyết và điều chỉnh linh hoạt.

Mukhalinga Ba Thê vừa được công nhận Bảo vật quốc gia có gì đặc biệt?

Hồ Thị Hồng Chi (Giám đốc Bảo tàng tỉnh An Giang) |

Mukhalinga Ba Thê hay còn gọi là Ekamukhalinga Ba Thê, vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia (đợt 11), là loại hình vật thờ rất đặc thù và chứa nhiều độc đáo về giá trị văn hoá, lịch sử, khoa học và nghệ thuật… so với những hiện vật cùng loại thuộc văn hóa Óc Eo được phát hiện ở đồng bằng sông Mê Kông.

Vì sao Mukhalinga Ba Thê được chọn là bảo vật quốc gia?

Lục Tùng |

An Giang - Tượng Mukhalinga Ba Thê tại Bảo tàng tỉnh An Giang vừa được Thủ tướng công nhận là bảo vật quốc gia đợt 11.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Mặt nạ vàng hơn 2.000 năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Thành An |

Ngày 23.12, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bảo tàng tỉnh.