Bệnh viện Tuệ Tĩnh tiếp tục nợ lương, y bác sĩ lại xuống đường kêu cứu

AN AN - Phương Anh |

Sự việc nợ lương tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh đang tái diễn với mức độ nghiêm trọng hơn bởi đã gần 2 tháng y bác sĩ tại đây không được trả 100% lương. Bất đắc dĩ những người khoác áo blouse lại phải xuống đường chăng băng rôn kêu cứu đầy xót xa: "Chúng tôi không muốn đi ăn xin từng tháng".

Chiều tối nay 21.3.2022, hơn 50 người trong tổng số 154 y, bác sỹ, nhân viên y tế tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh bị nợ lương đã tiếp tục xuống đường, tập trung trước cổng bệnh viện kêu cứu.
Chiều tối nay 21.3.2022, hơn 50 người trong tổng số 154 y, bác sỹ, nhân viên y tế tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh bị nợ lương đã tiếp tục xuống đường, tập trung trước cổng bệnh viện kêu cứu.
Sự việc nợ lương tưởng như chấm dứt vào tháng 1.2022 khi Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam thanh toán hết số tiền nợ lương nhưng nay lại tái diễn với mức độ nghiêm trọng hơn.
Sự việc nợ lương tưởng như chấm dứt vào tháng 1.2022 khi Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam thanh toán hết số tiền nợ lương nhưng nay lại tái diễn với mức độ nghiêm trọng hơn. Những dòng băng rôn đầy xót xa, bất lực "Chúng tôi không muốn đi ăn xin từng tháng".
Trước đó tình trạng nợ lương, thiếu lương 50% kéo dài từ tháng 5 năm 2021, sau đó được tạm thời giải quyết vào tháng 1. Chỉ chưa đầy 1 tháng sau, Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã tái diễn tình trạng này. Gần 2 tháng nay y bác sĩ tại đây chưa nhận được đồng lương nào, dù đó chỉ là khoản tiền ít ỏi 50% lương cơ bản.
Trước đó tình trạng nợ lương, thiếu lương 50% kéo dài từ tháng 5 năm 2021, sau đó được tạm thời giải quyết vào tháng 1. Chỉ chưa đầy 1 tháng sau, Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã tái diễn tình trạng này. Gần 2 tháng nay y bác sĩ tại đây chưa nhận được đồng lương nào, dù đó chỉ là khoản tiền ít ỏi 50% lương cơ bản.
Bà Lê Thanh Bình, Tổ trưởng Tổ Công đoàn 1, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết: “Chúng tôi tiếp tục bị nợ lương tháng 2 và tháng 3.2022, chúng tôi chưa thấy có hi vọng nào sẽ được nhận lương cả. Chúng tôi cảm thấy buồn phiền sau khi phải chiến đấu quá nhiều để dành lại đồng lương chính đáng cho bản thân mình. Đây là lần xuống đường biểu tình mà chúng tôi thấy lòng buồn nhất bởi vì mọi niềm tin về lời hứa của các ban ngành và lãnh đạo bệnh viện đều đổ vỡ. Tồi tệ hơn, năm 2021 chúng tôi bị nợ 50% lương nhưng sang năm 2022 chúng tôi bị nợ cả 100%“.
Bà Lê Thanh Bình, Tổ trưởng Tổ Công đoàn 1, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết: “Chúng tôi tiếp tục bị nợ lương tháng 2 và tháng 3.2022, chúng tôi chưa thấy có hi vọng nào sẽ được nhận lương cả. Chúng tôi cảm thấy buồn phiền sau khi phải chiến đấu quá nhiều để dành lại đồng lương chính đáng cho bản thân mình".
Bà Thanh Bình cũng cho hay đây là lần xuống đường biểu tình mà nhân viên bệnh viện thấy lòng buồn nhất bởi vì mọi niềm tin về lời hứa của các ban ngành và lãnh đạo bệnh viện đều đổ vỡ. “Tồi tệ hơn, năm 2021 chúng tôi bị nợ 50% lương nhưng sang năm 2022 chúng tôi bị nợ cả 100%“- bà Bình nói.
Bà Thanh Bình cũng cho hay đây là lần xuống đường biểu tình mà nhân viên bệnh viện thấy lòng buồn nhất bởi vì mọi niềm tin về lời hứa của các ban ngành và lãnh đạo bệnh viện đều đổ vỡ. “Tồi tệ hơn, năm 2021 chúng tôi bị nợ 50% lương nhưng sang năm 2022 chúng tôi bị nợ cả 100%“- bà Bình nói.
“Hãy cứu lấy áo blouse trắng” là câu khẩu hiệu khiến nhiều người cảm thấy vô cùng chạnh lòng bởi nghề y là một nghề cao quý. Ít ai nghĩ rằng có một ngày những người mặc áo blouse lại phải xuống lòng đường để kêu cứu, đòi quyền lợi chính đáng.
“Hãy cứu lấy áo blouse trắng” là câu khẩu hiệu khiến nhiều người cảm thấy vô cùng chạnh lòng bởi nghề y là một nghề cao quý. Hơn ai hết bản thân họ là những người đau xót nhất bởi không chỉ một mà đa rất nhiều lần những người mặc áo blouse này phải xuống lòng đường để kêu cứu.
Chị Trần Thị Hồng Minh (Khoa Nội nhi, Bệnh viện Tuệ Tĩnh) có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cả gia đình chỉ bám viu vào đồng lương ít ỏi. Chị cho biết những tháng được nhận 50% lương cơ bản chỉ được hơn 2 triệu 1 tháng cộng với phụ cấp ngành nhận tổng hơn 3 triệu. Nhưng 2 tháng gần đây thì không nhận được đồng lương nào. “Chúng tôi chỉ mong muốn không còn cảnh 1 cơ quan 2 chế độ như hiện nay.  Trong khi Viện Nghiên cứu Y Dược học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Trung tâm Đào tạo và cung ứng dịch vụ theo nhu cầu xã hội (cũng là những đơn vị trực thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam), cán bộ, nhân viên vẫn được hưởng lương, thưởng bình thường và còn xét tiền thu nhập tăng thêm thì chúng tôi phải mỏi mòn chờ đợi những đồng lương mồ hôi công sức đi làm” - chị Hồng Minh trải lòng.
Chị Trần Thị Hồng Minh (Khoa Nội nhi, Bệnh viện Tuệ Tĩnh) có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cả gia đình chỉ bám viu vào đồng lương ít ỏi. Chị cho biết những tháng được nhận 50% lương cơ bản chỉ được hơn 2 triệu 1 tháng cộng với phụ cấp ngành nhận tổng hơn 3 triệu. Nhưng 2 tháng gần đây thì không nhận được đồng lương nào.
“Chúng tôi chỉ mong muốn không còn cảnh 1 cơ quan 2 chế độ như hiện nay. Trong khi Viện Nghiên cứu Y Dược học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Trung tâm Đào tạo và cung ứng dịch vụ theo nhu cầu xã hội (cũng là những đơn vị trực thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam), cán bộ, nhân viên vẫn được hưởng lương, thưởng bình thường và còn xét tiền thu nhập tăng thêm thì chúng tôi phải mỏi mòn chờ đợi những đồng lương mồ hôi công sức đi làm” - chị Hồng Minh trải lòng.
“Chúng tôi chỉ mong muốn không còn cảnh 1 cơ quan 2 chế độ như hiện nay. Trong khi Viện Nghiên cứu Y Dược học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Trung tâm Đào tạo và cung ứng dịch vụ theo nhu cầu xã hội (cũng là những đơn vị trực thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam), cán bộ, nhân viên vẫn được hưởng lương, thưởng bình thường và còn xét tiền thu nhập tăng thêm thì chúng tôi phải mỏi mòn chờ đợi những đồng lương mồ hôi công sức đi làm” - chị Hồng Minh trải lòng.
Các y bác sĩ tại đây cho biết thực tế trong hợp đồng lao động của những y bác sĩ này vẫn là nhân sự của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam được phân công nhiệm vụ tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Trong những đơn vị trực thuộc chỉ có bệnh viện Tuệ Tĩnh hoạt động theo cơ chế tự chủ và đây cũng chính là nguyên nhân của việc người lao động bị nợ lương.
Các y bác sĩ tại đây cho biết thực tế trong hợp đồng lao động của những y bác sĩ này vẫn là nhân sự của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam được phân công nhiệm vụ tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Trong những đơn vị trực thuộc chỉ có bệnh viện Tuệ Tĩnh hoạt động theo cơ chế tự chủ và đây cũng chính là nguyên nhân của việc người lao động bị nợ lương.
Những y bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết nếu tình trạng này kéo dài họ sẽ không thể trang trải cuộc sống khi vật giá đang leo thang.
Những y bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết nếu tình trạng này kéo dài họ sẽ không thể trang trải cuộc sống khi vật giá đang leo thang.
Những y bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết nếu tình trạng này kéo dài họ sẽ không thể trang trải cuộc sống khi vật giá đang leo thang. Ước muốn duy nhất của nhân viên y tế tại đây là họ sớm được trả lương theo đúng quyền lợi, có một hướng đi rõ ràng cho bệnh viện để việc trả lương không phải chỉ là tạm thời vay chỗ nọ bù chỗ kia như hiện nay.
Ước muốn duy nhất của nhân viên y tế tại đây là các cơ quan sớm vào cuộc giải quyết triệt để giúp họ sớm được trả lương theo đúng quyền lợi. Nhưng hơn hết điều các bác sĩ thực sự cần đó là một hướng đi rõ ràng cho bệnh viện để việc trả lương không phải chỉ là tạm thời vay chỗ nọ bù chỗ kia như hiện nay.
AN AN - Phương Anh
TIN LIÊN QUAN

Loạn giá gói dịch vụ, khám hậu COVID-19 thế nào để không "mất tiền oan"?

THẢO ANH - MINH QUANG |

Nhiều F0 sau quá trình tự điều trị tại nhà chạy đôn chạy đáo tìm hiểu nơi khám hậu COVID-19. Tuy nhiên thực tế không phải bệnh nhân nào cũng gặp các di chứng hậu COVID. Vì thế để tránh mất tiền oan, người dân cần bình tĩnh và tỉnh táo trước hàng loạt quảng cáo gói khám hiện nay. 

Loạn giá khám hậu COVID-19 với hàng loạt dịch vụ, có gói gần 9 triệu đồng

THẢO ANH - MINH QUANG |

Hậu COVID-19 là một từ khoá gây ám ảnh với những F0 đã đang điều trị bệnh và người nhà bệnh nhân. Theo khảo sát của phóng viên Báo Lao Động, nhiều đơn vị y tế xây dựng các gói khám hậu COVID-19 từ cơ bản đến nâng cao, chuyên sâu, gói Vip. Đáng nói giá dịch vụ giữa các loại gói chênh lệch rất lớn dao động từ 450 đến gần 9 triệu đồng/gói.

Điều dưỡng bị nợ lương: Ngày mặc áo blouse, đêm tất tả đi bán rau bán trứng

AN AN - VY VY |

"Từ khi bước chân vào ngành y, tôi chưa từng nghĩ có một ngày mình phải ra đường bán rau, bán trứng, kiếm từng đồng lẻ mưu sinh mỗi ngày vì bị nợ lương như thế này", chị Lê Thanh Huyền - điều dưỡng của khoa Phụ sản, Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Loạn giá gói dịch vụ, khám hậu COVID-19 thế nào để không "mất tiền oan"?

THẢO ANH - MINH QUANG |

Nhiều F0 sau quá trình tự điều trị tại nhà chạy đôn chạy đáo tìm hiểu nơi khám hậu COVID-19. Tuy nhiên thực tế không phải bệnh nhân nào cũng gặp các di chứng hậu COVID. Vì thế để tránh mất tiền oan, người dân cần bình tĩnh và tỉnh táo trước hàng loạt quảng cáo gói khám hiện nay. 

Loạn giá khám hậu COVID-19 với hàng loạt dịch vụ, có gói gần 9 triệu đồng

THẢO ANH - MINH QUANG |

Hậu COVID-19 là một từ khoá gây ám ảnh với những F0 đã đang điều trị bệnh và người nhà bệnh nhân. Theo khảo sát của phóng viên Báo Lao Động, nhiều đơn vị y tế xây dựng các gói khám hậu COVID-19 từ cơ bản đến nâng cao, chuyên sâu, gói Vip. Đáng nói giá dịch vụ giữa các loại gói chênh lệch rất lớn dao động từ 450 đến gần 9 triệu đồng/gói.

Điều dưỡng bị nợ lương: Ngày mặc áo blouse, đêm tất tả đi bán rau bán trứng

AN AN - VY VY |

"Từ khi bước chân vào ngành y, tôi chưa từng nghĩ có một ngày mình phải ra đường bán rau, bán trứng, kiếm từng đồng lẻ mưu sinh mỗi ngày vì bị nợ lương như thế này", chị Lê Thanh Huyền - điều dưỡng của khoa Phụ sản, Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.