Bản nhỏ chuyển mình giữa lõi rừng nguyên sinh

Phong Quang - Quốc Việt |

Tuyên Quang - Bản Bung nằm trong lõi rừng già Khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung (Na Hang). Ở đây chỉ có 50 hộ dân là người dân tộc Tày và Dao, giấc mơ điện sáng, đường bê tông về tới bản đã thành hiện thực sau bao đời mơ ước.
Bản Bung nằm cách thị trấn Na Hang (Tuyên Quang) khoảng 7km, trên thực tế đây là một thôn bản nằm trong lõi rừng nguyên sinh Khu bảo tồn thiên thiên Tát Kẻ - Bản Bung được bảo vệ nghiêm ngặt. Người dân ở đây chủ yếu là người dân tộc Tày và Dao cùng chung sống hoà thuận.
Bản Bung nằm cách thị trấn Na Hang (Tuyên Quang) khoảng 7km, trên thực tế đây là một thôn bản nằm trong lõi rừng nguyên sinh Khu bảo tồn thiên thiên Tát Kẻ - Bản Bung được bảo vệ nghiêm ngặt. Người dân ở đây chủ yếu là người dân tộc Tày và Dao cùng chung sống hoà thuận.
Cả Bản Bung hiện chỉ có khoảng 50 hộ dân với khoảng hơn 200 nhân khẩu. Những nếp nhà sàn nằm ngay mép ruộng lúa trải dài tới chân những cánh rừng nguyên sinh. Vì là trong lõi khu bảo tồn nên cuộc sống của con người nơi đây rất gần gũi và gắn bó mật thiết với rừng.
Cả Bản Bung hiện chỉ có khoảng 50 hộ dân với khoảng hơn 200 nhân khẩu. Những nếp nhà sàn nằm ngay mép ruộng lúa trải dài tới chân những cánh rừng nguyên sinh. Vì là trong lõi khu bảo tồn nên cuộc sống của con người nơi đây rất gần gũi và gắn bó mật thiết với rừng.
Trước năm 2021, để ra được trung tâm huyện, người dân Bản Bung chỉ có thể đi bộ nhưng nay con đường bê tông như một sợi chỉ trắng bắt qua cánh rừng già đã giúp đồng bào đi lại dễ dàng hơn. Có đường là có điện lưới Quốc gia, cuộc sống từ đó mà cũng khởi sắc hơn.
Trước năm 2021, để ra được trung tâm huyện, người dân Bản Bung chỉ có thể đi bộ nhưng nay con đường bê tông như một sợi chỉ trắng bắt qua cánh rừng già đã giúp đồng bào đi lại dễ dàng hơn. Có đường là có điện lưới Quốc gia, cuộc sống từ đó mà cũng khởi sắc hơn.
Ông Triệu Thế Hải - Bí thư Chi bộ thôn Bản Bung cho biết: “Con đường gần 7km này có sự hiến đất của rất nhiều người dân, bản thân gia đình tôi hiến hơn 700m2, có người còn nhiều hơn. Bà con đều hiểu có đường thì cuộc sống mới khác, mà đúng là có đường ô tô vào đến bản giờ hàng hoá buôn bán thuận tiện lắm“.
Ông Triệu Thế Hải - Bí thư Chi bộ thôn Bản Bung cho biết: “Con đường gần 7km này có sự hiến đất của rất nhiều người dân, bản thân gia đình tôi hiến hơn 700m2, có người còn nhiều hơn. Bà con đều hiểu có đường thì cuộc sống mới khác, mà đúng là có đường ô tô vào đến bản giờ hàng hoá buôn bán thuận tiện lắm“.
Khi giao thông, điện sáng đã thuận lợi, người dân bản Bung tính chuyện làm gì ra nhiều tiền trên đất của mình. Những giống ngô, lạc lai đã được đưa về trồng cấy để cho năng suốt cao hơn.
Khi giao thông, điện sáng đã thuận lợi, người dân bản Bung tính chuyện làm gì ra nhiều tiền trên đất của mình. Những giống ngô, lạc lai đã được đưa về trồng cấy để cho năng suất cao hơn.
Có một điều mà người dân ở bản Bung vẫn truyền tai và dạy bảo con cháu qua nhiều đời đó là: “tuyệt đối không xâm phạm đến rừng“. Rừng ở đây sát đến chân nhà sàn, thậm chí những chiếc cây trong vườn nhà người dân cũng không chặt bởi họ hiểu chỉ có chung sống được với rừng thì cũng chính là bảo vệ cho cuộc sống của thế hệ tương lai.
Có một điều mà người dân ở bản Bung vẫn truyền tai và dạy bảo con cháu qua nhiều đời đó là: “Tuyệt đối không xâm phạm đến rừng“. Rừng ở đây sát đến chân nhà sàn, thậm chí những chiếc cây trong vườn nhà người dân cũng không chặt bởi họ hiểu chung sống được với rừng thì cũng chính là bảo vệ cho cuộc sống của thế hệ tương lai.
Ông Lục Văn Thiên - Trưởng Trạm Kiểm lâm Thanh Tương cho hay, người dân Bản Bung chung sống hoà hợp và đề cao trách nhiệm giữ rừng. Lực lượng Kiểm lâm mỏng, nếu không có người dân thì làm sao mà giữ được những cây rừng to đùng như vậy. Đây là “báu vật” không chỉ của Bản Bung mà của cả Na Hang để khách du lịch đến đây thưởng ngoạn.
Ông Lục Văn Thiên - Trưởng Trạm Kiểm lâm Thanh Tương cho hay, người dân Bản Bung chung sống hoà hợp và đề cao trách nhiệm giữ rừng. Lực lượng Kiểm lâm mỏng, nếu không có người dân thì làm sao mà giữ được những cây rừng to đùng như vậy. Đây là “báu vật” không chỉ của Bản Bung mà của cả Na Hang để khách du lịch đến đây thưởng ngoạn.
Với những lợi thế như truyền thống văn hoá người Tày, người Dao phong phú cùng với thiên nhiên hùng vĩ hoang sơ, khí hậu trong lành trong lõi rừng già Khu bảo tồn Tát Kẻ - Bản Bung. Bản Bung đang mang trong mình tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái và nâng cao thu nhập cho đồng bào.
Với những lợi thế như truyền thống văn hoá người Tày, người Dao phong phú cùng với thiên nhiên hùng vĩ hoang sơ, khí hậu trong lành trong lõi rừng già Khu bảo tồn Tát Kẻ - Bản Bung, Bản Bung đang mang trong mình tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái và nâng cao thu nhập cho đồng bào.

Khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung có diện tích 41.930 ha, bao gồm diện tích bảo vệ nghiêm ngặt 27.520 ha, nằm trên địa bàn 4 xã: Khau Tinh, Côn Lôn, Sơn Phú và Thanh Tương (Na Hang).

Tại đây hiện còn lưu giữ được trên 2.000 loài thực vật, có nhiều loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam như trai, mun, lát hoa, đinh, thông tre, hoàng đàn, trầm gió, đặc biệt là hàng trăm cây nghiến có đường kính từ 2 - 3m sừng sững ôm lấy những khối đá vôi.

Bên cạnh đó còn có 263 loài chim, 61 loài bò sát, 35 loài ếch nhái và 90 loài thú, nhiều loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam như: voọc mũi hếch, voọc đen má trắng, gấu ngựa.

Phong Quang - Quốc Việt
TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng những cây đào rừng độc, lạ, giá cao ngất ngưởng vẫn hút khách

Minh Hà - Thái Mạnh |

Hiện nay, đào rừng cổ, có thế độc lạ đang được nhiều người săn lùng về chơi Tết. Những cây đào có giá lên tới hàng trăm triệu đồng vẫn hút khách.

Du khách trải nghiệm nhổ mạ, cấy lúa, vào rừng bắt ba khía... tại sao không

NHẬT HỒ |

Tại buổi đối thoại với nông dân ngày 29.12, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đặt vấn đề: Bạc Liêu là tỉnh nông nghiệp, xu hướng khách du lịch muốn tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp, tại sao không phát triển du lịch nông nghiệp. Tại sao không để du khách nhổ mạ, cấy lúa, bắt cá đồng, thu hoạch tôm, vào rừng bắt ba khía... Thực tế, tại Bạc Liêu không hiếm những mô hình du lịch nông nghiệp nhỏ lẻ đang phát triển mạnh, hút hồn giới trẻ.

Có một cứ điểm ngành gỗ giữa lõi rừng Việt Bắc

Phùng Minh |

Tuyên Quang - Phát triển lâm nghiệp bền vững, chú trọng chuyển đổi sang cây gỗ lớn đang là hướng đi mới tại nhiều địa phương của tỉnh miền núi Tuyên Quang cũng như hiện thực hóa mục tiêu trở thành cứ điểm ngành gỗ của cả nước.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Chiêm ngưỡng những cây đào rừng độc, lạ, giá cao ngất ngưởng vẫn hút khách

Minh Hà - Thái Mạnh |

Hiện nay, đào rừng cổ, có thế độc lạ đang được nhiều người săn lùng về chơi Tết. Những cây đào có giá lên tới hàng trăm triệu đồng vẫn hút khách.

Du khách trải nghiệm nhổ mạ, cấy lúa, vào rừng bắt ba khía... tại sao không

NHẬT HỒ |

Tại buổi đối thoại với nông dân ngày 29.12, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đặt vấn đề: Bạc Liêu là tỉnh nông nghiệp, xu hướng khách du lịch muốn tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp, tại sao không phát triển du lịch nông nghiệp. Tại sao không để du khách nhổ mạ, cấy lúa, bắt cá đồng, thu hoạch tôm, vào rừng bắt ba khía... Thực tế, tại Bạc Liêu không hiếm những mô hình du lịch nông nghiệp nhỏ lẻ đang phát triển mạnh, hút hồn giới trẻ.

Có một cứ điểm ngành gỗ giữa lõi rừng Việt Bắc

Phùng Minh |

Tuyên Quang - Phát triển lâm nghiệp bền vững, chú trọng chuyển đổi sang cây gỗ lớn đang là hướng đi mới tại nhiều địa phương của tỉnh miền núi Tuyên Quang cũng như hiện thực hóa mục tiêu trở thành cứ điểm ngành gỗ của cả nước.