10 năm Cà Mau mất 5.200ha đất rừng, người dân vùng sạt lở dần bỏ quê

Tạ Quang - Nhật Hồ |

Cà Mau – Trong 10 năm qua, tỉnh Cà Mau mất hơn 5.200ha đất và rừng, tương đương với một xã. Đối với sạt lở bờ sông hiện nay, có khoảng 425km đang sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm. Điều đó dẫn đến cuộc sống của người dân bấp bênh phải bỏ quê lên các tỉnh/thành miền Nam, miền Tây.

Sạt lở bờ biển tỉnh Cà Mau đang có xu hướng ngày càng gia tăng, cả về mức độ và phạm vi, đã và đang là mối đe doạ rất lớn đến ổn định dân sinh, kinh tế, xã hội vùng ven biển.
Sạt lở bờ biển tỉnh Cà Mau đang có xu hướng ngày càng gia tăng, cả về mức độ và phạm vi, đã và đang là mối đe doạ rất lớn đến ổn định dân sinh, kinh tế, xã hội vùng ven biển.
Chỉ tay về phía biển, ông Vũ Văn Tăng (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) – cho biết, ông có hai vuông tôm, mỗi vuông khoảng 3,6ha, nếu tính thời gian đi về phải mất hơn 1 giờ đồng hồ mới hết, nhưng bây giờ không còn nữa bởi sạt lở.
Chỉ tay về phía biển, ông Vũ Văn Tăng (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) – cho biết, ông có hai vuông tôm, mỗi vuông khoảng 3,6ha, nếu tính thời gian đi về phải mất hơn 1 giờ đồng hồ mới hết, nhưng bây giờ không còn nữa bởi sạt lở.
Hơn 40 năm sinh sống tại tuyến đê biển Tây, ông Nguyễn Văn Vãng (66 tuổi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) – cho hay, từ năm 1995, biển mỗi lúc một lấn sâu vào. Đến mức lở không chịu được nữa gia đình ông mới chuyển vào trong. Từ đó, chuyển sang làm ruộng và không làm vuông tôm.
Hơn 40 năm sinh sống tại tuyến đê biển Tây, ông Nguyễn Văn Vãng (66 tuổi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) – cho hay, từ năm 1995, biển mỗi lúc một lấn sâu vào. Đến mức lở không chịu được nữa gia đình ông mới chuyển vào trong. Từ đó, chuyển sang làm ruộng và không làm vuông tôm.
“Mỗi năm biến đổi khí hậu càng nặng. Do đó, tôi mong ngành chức năng nhanh chóng gia cố đê biển để bà con ổn định cuộc sống. Hiện tại, làm hai mùa lúa nhưng chỉ được một mùa, mùa còn lại coi như bỏ vì nhiễm mặn, nhưng vẫn phải làm vì không thể bỏ đất hoang cho cỏ mọc được”, ông Vãng ngán ngẩm.
“Mỗi năm biến đổi khí hậu càng nặng. Do đó, tôi mong ngành chức năng nhanh chóng gia cố đê biển để bà con ổn định cuộc sống. Hiện tại, làm hai mùa lúa nhưng chỉ được một mùa, mùa còn lại coi như bỏ vì nhiễm mặn, nhưng vẫn phải làm vì không thể bỏ đất hoang cho cỏ mọc được”, ông Vãng ngán ngẩm.
Ông Nguyễn Văn Thà cho rằng, triều cường dâng cao khiến đất nhiễm phèn, mặn dẫn đến việc làm ruộng nhiều năm nay bị mất mùa, cá chết nhiều. Từ đó, nhiều hộ dân đã rời quê đi lên miền Đông mưu sinh và chỉ còn một số ít ở lại.
Ông Nguyễn Văn Thà cho rằng, triều cường dâng cao khiến đất nhiễm phèn, mặn dẫn đến việc làm ruộng nhiều năm nay bị mất mùa, cá chết nhiều. Từ đó, nhiều hộ dân đã rời quê đi lên miền Đông mưu sinh và chỉ còn một số ít ở lại.
Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Chi cục Trưởng Chi cục thủy lợi tỉnh Cà Mau – thông tin, Cà Mau có chiều dài bờ biển là 254km. Trong đó, 187km có tình trạng sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm.
Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Chi cục Trưởng Chi cục thủy lợi tỉnh Cà Mau – thông tin, Cà Mau có chiều dài bờ biển là 254km. Trong đó, 187km có tình trạng sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm.
Theo ông Tùng, đơn vị đã triển khai xây dựng công trình kè bảo vệ đối với bờ biển Tây là 47km và bờ biển Đông là khoảng 12km. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 91km chưa có công trình bảo vệ.
Theo ông Tùng, đơn vị đã triển khai xây dựng công trình kè bảo vệ đối với bờ biển Tây là 47km và bờ biển Đông là khoảng 12km. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 91km chưa có công trình bảo vệ.
“Qua thống kê, trong 10 năm chúng tôi đã mất khoảng 5.200ha đất và rừng, tương đương với một xã. Đối với sạt lở bờ sông, cũng đang diễn biến rất phức tạp, qua thống kê có khoảng 425km đang sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm. Trong đó, có 120km là cần bảo vệ ngay để phòng chống tình trạng sạt lở diễn biến ngày càng phức tạp, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân trong khu vực”, ông Tùng cho hay.
“Qua thống kê, trong 10 năm chúng tôi đã mất khoảng 5.200ha đất và rừng, tương đương với một xã. Đối với sạt lở bờ sông, cũng đang diễn biến rất phức tạp, qua thống kê có khoảng 425km đang sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm. Trong đó, có 120km là cần bảo vệ ngay để phòng chống tình trạng sạt lở diễn biến ngày càng phức tạp, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân trong khu vực”, ông Tùng cho hay.
Vị Phó Chi cục Trưởng Chi cục thủy lợi tỉnh Cà Mau – thông tin thêm, đối với chính sách tái định cư, tỉnh đang kiến nghị lên Trung ương nghiên cứu cơ chế, chính sách để cho người dân khi vào các khu tái định cư sinh sống cần được ổn định và phát triển kinh tế.
Vị Phó Chi cục Trưởng Chi cục thủy lợi tỉnh Cà Mau – thông tin thêm, đối với chính sách tái định cư, tỉnh đang kiến nghị lên Trung ương nghiên cứu cơ chế, chính sách để cho người dân khi vào các khu tái định cư sinh sống cần được ổn định và phát triển kinh tế.
Tạ Quang - Nhật Hồ
TIN LIÊN QUAN

Miền Tây Chào Ngày Mới: Đê biển Tây ở Cà Mau sạt lở nghiêm trọng

Nhóm PV |

Kiên Giang siết chặt quản lý chống khai thác IUU trên biển; “Tú bà” lừa bán 11 phụ nữ sang Trung Quốc lãnh án 30 năm tù; Đê biển tây ở Cà Mau bị sóng đánh tan tác… là những nội dung có trong chương trình Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.

Đê biển Tây ở Cà Mau bị sóng đánh tan tác

tạ Quang - Nhật Hồ |

Cà Mau - Ngoài tình trạng sạt lở diễn ra mỗi khi vào mùa mưa bão thì tình trạng triều cường dâng cao luôn là mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản người dân ở tuyến đê biển Tây có chiều dài 108km.

Mưa, triều cường ngập khắp nơi, người dân Cà Mau mong sớm có giải pháp

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Chỉ 3 ngày mưa cùng thời điểm với triều cường, khắp nơi tại tỉnh Cà Mau đều ngập. Người dân Cà Mau mong ngành chức năng sớm có giải pháp thoát cảnh cứ mưa là lại ngập.

Sạt lở nghiêm trọng "uy hiếp" nhà cửa, vườn tược của người dân

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Nhiều khu vực ven sông Hương và sông Bạch Yến đoạn qua phường Hương Hồ (TP. Huế) xảy ra sạt lở nghiêm trọng sau mưa lũ. Người dân cho biết, tình trạng này diễn ra như cơm bữa, thấp thỏm lo sợ suốt nhiều năm nay.

Gần nửa triệu vé tàu hỏa “hạng sang” SE19/SE20 được bán sau 2 ngày

Hiếu Anh |

Trao đổi với Báo Lao Động, ngày 22.10, đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, sau 2 ngày đưa vào khai thác tàu hỏa “hạng sang” SE19/SE20 Hà Nội đi Đà Nẵng, đơn vị bán được gần nửa triệu vé.

Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân bị đề xuất kỷ luật

Linh Anh |

Theo thông tin từ Uỷ ban quản lý vốn tại doanh nghiệp, các cá nhân là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa bị đề xuất kỷ luật liên quan đến điều hành, cung ứng điện trong thời gian qua.

Tiến độ Sân bay Long Thành rất chậm, Kho bạc Nhà nước dừng giải ngân

PHẠM ĐÔNG |

Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tiến độ triển khai thực hiện dự án Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Sân bay Long Thành là “rất chậm”, không đáp ứng yêu cầu của Quốc hội. UBND tỉnh Đồng Nai đã tạm ứng ngân sách tỉnh để tiếp tục thực hiện dự án.

Bộ Công an sẽ định danh số nhà và căn hộ chung cư

Quang Việt |

Bộ Công an dự kiến định danh số nhà và căn hộ chung cư để xác định mỗi người đang sở hữu bao nhiêu bất động sản.

Miền Tây Chào Ngày Mới: Đê biển Tây ở Cà Mau sạt lở nghiêm trọng

Nhóm PV |

Kiên Giang siết chặt quản lý chống khai thác IUU trên biển; “Tú bà” lừa bán 11 phụ nữ sang Trung Quốc lãnh án 30 năm tù; Đê biển tây ở Cà Mau bị sóng đánh tan tác… là những nội dung có trong chương trình Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.

Đê biển Tây ở Cà Mau bị sóng đánh tan tác

tạ Quang - Nhật Hồ |

Cà Mau - Ngoài tình trạng sạt lở diễn ra mỗi khi vào mùa mưa bão thì tình trạng triều cường dâng cao luôn là mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản người dân ở tuyến đê biển Tây có chiều dài 108km.

Mưa, triều cường ngập khắp nơi, người dân Cà Mau mong sớm có giải pháp

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Chỉ 3 ngày mưa cùng thời điểm với triều cường, khắp nơi tại tỉnh Cà Mau đều ngập. Người dân Cà Mau mong ngành chức năng sớm có giải pháp thoát cảnh cứ mưa là lại ngập.