Phóng sự

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

20 bảo vệ giữ gần 14.000ha rừng nghèo ở biên giới Ia Mơr

THANH TUẤN |

Gia Lai – 20 bảo vệ rừng chịu đựng khó khăn, thiếu thốn để bảo vệ 14.000ha rừng nghèo ở xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai. Trong đó, có gần 4.700ha đất có rừng đang trình lên Quốc hội xem xét có được phép chuyển đổi mục đích sang đất nông nghiệp - làm vùng tưới cho đại công trình thủy lợi Ia Mơr có vốn đầu tư 3.000 tỉ.  

Chuyện khó tin đầu năm học mới: Hàng ngàn học sinh phải học ca ba ngay giữa thành phố lớn

Lê Tuyết |

Dồn lớp, học ca ba… là chuyện ngỡ chỉ có ở các địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa còn khó khăn về cơ sở vật chất. Vậy nên chúng tôi đã không tin vào mắt mình khi chứng kiến những lớp học ca ba với gần 6000 học sinh ngay tại trung tâm của một thành phố lớn là Biên Hòa của tỉnh Đồng Nai

Rợn người với lò mổ tiêm thuốc ngủ, bơm nước vào heo

PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA CỦA LÊ NGÂN - HÀ ANH CHIẾN |

Để kiếm lời bất chính, các thương lái bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, đã tiêm thuốc ngủ, bơm nước vào heo để tăng trọng biến “heo lành” thành “heo độc”. Phóng viên Báo Lao Động đã thâm nhập một lò giết mổ heo với số lượng hơn 100 con mỗi ngày tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), để phanh phui thủ đoạn này.

Hồn hậu miền biên ải

Nhâm Thái Bình - nhamhonghac@gmail.com |

Hai ngày, hai đêm lặn lội tại vùng biên giới Tây Ninh với những nét văn hóa đặc thù ẩn chứa trong các chùa chiền, thánh địa, sóc, làng, trong những thành lũy, hào sâu lần lượt bị xoáy mòn theo lớp bụi thời gian, chúng tôi được tận thấy những dấu ấn của công cuộc khai phóng biên cương đầy nhọc nhằn của ông cha. Những cảm xúc lăn dài theo bước chân lữ hành trên miền quan tái của chúng tôi như được nhân lên khi được đàm đạo với Đại đức Danh Xương - trụ trì Chùa Hiệp Phước ở xã biên giới Hòa Thạnh.

Viếng Bác ở lưng chừng trời

Dương Quốc Bình - Phan Tuấn Khanh |

Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9.2015, khi triệu triệu con tim cả nước hướng về Quảng trường Ba Đình lịch sử, thì lại có hàng ngàn người lặng lẽ âm thầm vượt rừng, vượt núi lên đỉnh Ba Vì để thắp nén nhang tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Đi tìm Trường ca Sông Lô

GHI CHÉP CỦA NGUYỄN MINH QUÂN |

Ở trên bản đồ, sông Lô là một đường màu xanh thẫm chạy từ Trung Quốc vào Việt Nam ở cửa khẩu Thanh Thủy, men theo quốc lộ số 2 từ Hà Giang xuống Tuyên Quang, thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, cuối cùng đổ vào sông Hồng gần cầu Việt Trì. Bạn rủ tôi lên Hà Giang, nơi bắt nguồn con sông Lô ở đất Việt. Từ đó chúng tôi sẽ xuôi theo dòng về cầu Việt Trì, chỗ ngã ba sông.

Hết trợ cấp, học sinh nghèo kêu cứu (kỳ cuối): Sẽ bỏ học hàng loạt nếu chính sách hỗ trợ bị gián đoạn

Nhóm phóng viên giáo dục |

Trong những ngày thực hiện loạt phóng sự này, khắp mọi miền đất nước, ở đâu chúng tôi cũng gặp một thực trạng chung là cha mẹ em chỉ đồng ý cho em đến trường khi được miễn giảm và hỗ trợ học phí học tập. Nếu bây giờ không được hỗ trợ, cha mẹ em chẳng biết xoay sở ở đâu để có tiền cho em theo học nên chắc chắn sẽ buộc các em nghỉ học…

Hết trợ cấp, học trò nghèo kêu cứu (kỳ 3): “Học chay” và nguy cơ “đứt học”

Vũ Hải - Thông Chí |

Người vùng cao hay dùng từ “đứt bữa” với hộ nghèo khi nói về cái đói giáp hạt. Năm học 2015-2016, 100.000 học sinh hộ nghèo, mồ côi tại Lào Cai đối diện với nguy cơ cái “đứt” khác hiện hữu trên diện rộng là “đứt học”, khi các khoản hỗ trợ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập của Nghị định 49 và Nghị định 74 hết hiệu lực. Trong khi đó, như ở Lũng Gà (xã Ngũ Lão, huyện Hoà An, Cao Bằng), học sinh phải “học chay” vì không có sách, có vở, đồ dùng học tập…

Hết trợ cấp, học trò nghèo kêu cứu: Đành phải “làm liều”

Phước Bình |

Nguy cơ bỏ học hàng loạt của học sinh miền núi (Nam Giang, Quảng Nam) là điều đã hiển hiện trước mắt. Trả lời câu hỏi "Nghị định 74 đã hết hiệu lực, giờ phải làm thế nào để học sinh có sách vở và dụng cụ học tập?", thầy Phan Hùng Lực - Hiệu trưởng Trường THCS LaÊ (Nam Giang, Quảng Nam) trả lời: “Chúng tôi đã làm liều đăng ký mua dụng cụ học tập, sách vở cho các em học rồi sau đó tới đâu thì tới”.

Khai giảng năm học mới: Hàng vạn học trò nghèo kêu cứu vì hết trợ cấp

Đăng Khoa - Hưng Thơ |

Chính sách hỗ trợ cho học trò vùng cao, vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 và Nghị quyết 30A của Chính phủ - phao cứu sinh cho học trò nghèo vùng cao vừa hết hiệu lực khiến hàng vạn học sinh khắp cả nước như "ngồi trên lửa" và không biết cầu cứu ai khi bước vào năm học mới. Các em đang cần lắm những tấm lòng của các nhà hảo tâm cũng như sự “nối mạch” được chính sách để thầy cô yên tâm đứng lớp, học sinh không phải “chân không, tay không” đến trường…

Chuyện ở xứ sở đèn dầu

PHÓNG SỰ ẢNH CỦA DƯƠNG QUỐC BÌNH |

Cách đây chừng hơn 20 năm thôi, khi điện thoại di động còn chưa xuất hiện, máy vi tính còn là của hiếm, lác đác vài gia đình lắp được cái máy để bàn. Tôi vẫn nhớ, khi ấy, nhu cầu giải trí chỉ loanh quanh bên chiếc TV đen trắng với vài tờ sách báo. Ấy vậy mà mỗi khi mất điện, cả khu phố lại nháo nhào thở than, phe phẩy thao thức trong bóng tối cùng những chiếc quạt giấy giữa đêm hè oi ả. Âu cũng là thói quen.

Nụ cười nơi biên giới

LÊ PHI LONG |

Xã biên giới Trường Sơn nằm về phía tây của huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), cách trung tâm huyện hơn 70km đường rừng. Xã có hơn 900 hộ với gần 4.000 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Vân Kiều chiếm hơn 50%, tỷ lệ hồ nghèo toàn xã chiếm 52%.

Phú Quốc biến thành “chợ đất” vì tin đồn sắp “lên” thành phố

Lục Tùng |

Phú Quốc bây giờ như “chợ đất” sau thông tin sắp "lên" thành phố. Ngành chức năng Kiên Giang thì cho là đã qua cơn “sốt” đất đai, nhưng thực tế cho thấy việc mua bán đất trên Đảo Ngọc vẫn hầm hập. Điều đáng lo hơn là giá đất tăng, mặt trái của đồng tiền đã giằng xé, làm thay đổi và thậm chí làm biến dạng hào lũy cuối cùng của “tình làng nghĩa xóm” trên Đảo Ngọc...

70 năm Quốc khánh 2.9: Gặp người kể chuyện Bác Hồ hay nhất xứ Nghệ

Hưng Thơ - Quang Đại |

Với chục đầu sách, hàng trăm buổi nói chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu Trần Minh Siêu (Nghệ An) được mệnh danh là “Người kể chuyện Bác Hồ hay nhất xứ Nghệ”. Đã qua tuổi 81, nhưng nhà nghiên cứu Trần Minh Siêu vẫn nói linh hoạt, say sưa, quên cả thời gian khi nhắc đến đề tài Bác Hồ.

Khai giảng năm học mới: Công nhân Bình Dương “rung đùi” vì đã có… Công đoàn

Lê Tuyết |

Năm học mới, nhiều nơi, các ông bố bà mẹ công nhân đang trầy trật tìm chỗ gửi con thì nhiều công nhân đang làm việc ở Bến Cát (Bình Dương) lại ngồi “rung đùi” vì chỗ ăn học của con đã có Công đoàn lo.

Nguyên tử tù Liên Khui Thìn: Sau “Hoàn Lương” là giấc mơ cao lương đổi đời những người mãn hạn tù

Đăng Hải |

Ông Liên Khui Thìn, người từng bị kết án tử hình liên quan đến vụ án kinh tế Epco-Minh Phụng, trải qua hơn 4.380 ngày trong tù, trong đó có hơn 1.000 ngày bị biệt giam. Sau khi được đặc xá, ông cùng những người bạn tù lập ra Quỹ Hoàn Lương (nay là Quỹ Hòa nhập và Phát triển cộng đồng - HN&PTCĐ) tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.