Phóng sự

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

20 bảo vệ giữ gần 14.000ha rừng nghèo ở biên giới Ia Mơr

THANH TUẤN |

Gia Lai – 20 bảo vệ rừng chịu đựng khó khăn, thiếu thốn để bảo vệ 14.000ha rừng nghèo ở xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai. Trong đó, có gần 4.700ha đất có rừng đang trình lên Quốc hội xem xét có được phép chuyển đổi mục đích sang đất nông nghiệp - làm vùng tưới cho đại công trình thủy lợi Ia Mơr có vốn đầu tư 3.000 tỉ.  

Cạo trọc rừng thuốc quý Việt Nam

LÃNG QUÂN |

Trong khi hội nghị lớn về bảo tồn và phát huy giá trị của cây dược liệu Việt Nam cũng đang diễn ra tại Hà Nội, với nhiều phát biểu đau đáu và tâm huyết, thì tại tỉnh biên giới Cao Bằng, dược liệu quý bị khai thác ồ ạt đem bán sang Trung Quốc, trước sự ngơ ngác, bất lực của cơ quan chức năng.

Sài Gòn đêm và những mảnh đời

Hà Nguyễn |

Sài Gòn về đêm không tĩnh lặng mà huyên náo. Sài Gòn về đêm lung linh và huyền ảo sắc màu. Sài Gòn về đêm lập lòe mảng sáng tối với những cảnh đời mưu sinh vất vả, với những giấc ngủ chập chờn trong đêm… Tôi đã có dịp đi qua đêm ở nơi này, cùng những người vô gia cư làm bạn dọc đường.

“Giải cứu” thủ phủ hồ tiêu

ĐÌNH VĂN |

Hai huyện Chư Sê, huyện Chư Pưh được mệnh danh là thủ phủ hồ tiêu của Gia Lai. Thời vàng son được giá, hồ tiêu biến mảnh đất khô cằn mọc lên san sát những căn biệt thự, nhiều người thành “đại gia”. Bất ngờ, gần đây diện tích hồ tiêu chết đột ngột trên diện rộng làm người trồng lâm cảnh nợ nần, có người phải bỏ xứ ra đi.

Lời thề của “Vua tre” Bình Dương

LÊ TUYẾT |

Giám đốc Cty TNHH MTV Trung Tre - ông Phạm Hồng Trung - nổi tiếng ở Bình Dương về độ chịu khó, chịu chơi: Khởi nghiệp với số nợ “khủng” nhưng lại trở thành “Vua tre” khi ông tự thiết kế, thay đổi máy móc để làm các sản phẩm từ tre nứa. Cty ông trở thành chỗ dựa, mái ấm của những lao động khuyết tật cũng như tất cả công nhân (CN).

Hà Nội “đắt đỏ” nhất nước - ngạc nhiên chưa?

Ghi chép của LAM KỲ |

Là bởi vì nhạc sĩ Trần Tiến - một người Hà Nội “xịn” - đã viết “Ngẫu hứng phố” với câu mở đầu “Hà Nội cái gì cũng rẻ”. Ấy thế mà, hôm 29.3 vừa rồi Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố một con số trong đó khẳng định: Hà Nội “đắt đỏ” nhất cả nước, trên cả Lào Cai và TPHCM. Ngạc nhiên chưa?

La Dạ xa xăm…

NGUYỄN TRI THỨC |

Chúng tôi đến xã La Dạ, vùng đất xa xăm của huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận khi vụ đánh tráo nông cụ phát cho hộ nghèo vẫn chưa lắng xuống. Không chỉ có thế, dù đổi thay đã nhiều nhờ có sự đầu tư từ các chương trình lớn, ý nghĩa của Đảng và Nhà nước, La Dạ vẫn còn những vệt buồn xa xăm, đặc biệt là về đời sống của không ít đồng bào địa phương thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn này…

Uma “lên đồng”

HOÀNG VĂN MINH |

Sinh năm 1986, Nguyễn Nhật Minh Phương - đã quen thuộc với nickname Uma - có thể đã ghi tên vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam khi là người đầu tiên tạo ra một dòng tranh độc đáo: Tranh “vẽ” bằng chất liệu dây đồng. Cô gái quê Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh) cũng dường như đang “lên đồng” khi say sưa kể về cách khởi nghiệp không “đụng hàng” và lý tưởng “sống cho đi” đầy nhân bản, phóng khoáng...

Vụ chìm tàu Hải Thành 26 - BLC làm 9 người mất tích: Tin dữ xao xác xóm nghèo

HÀ ANH CHIẾN - LÊ NGÂN |

Đến chiều 29.3, chín thuyền viên tàu chìm Hải Thành 26-BLC bị mất tích vẫn chưa được tìm thấy. Ông Nguyễn Văn Công - Thứ trưởng Bộ GTVT - cho biết, hiện tại 99% đã xác định được tàu va chạm với tàu Hải Thành 26-BLC. Cảng vụ Hàng hải Việt Nam đang thu thập chứng cứ, điều tra nguyên nhân của vụ việc, trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ chuyển cơ quan điều tra làm rõ để xử lý theo quy định. Tìm về các gia đình thuyền viên còn mất tích, chúng tôi cảm nhận được nỗi buồn đau đang làm khô héo tâm can mọi người.

Theo chân công an, đi tìm... khuyết điểm

TRẦN LƯU |

“Khoe” lá thư người dân cảm ơn, khen công an tỉnh Trà Vinh, Thượng tá Huỳnh Thanh Triều - Phó trưởng phòng Công tác chính trị cười hóm hỉnh: “Đó là thành quả mà công an tỉnh đạt được sau nhiều năm đi tìm… khuyết điểm của chính mình”…

Ánh mắt cầu cứu của “biểu tượng Đà Nẵng”

HOÀNG VĂN MINH |

Có người bảo Đà Nẵng có ba nơi nhạy cảm. Một là bờ biển thì coi như đã “xong”. Hai là bờ sông Hàn hiện cũng đã “hòm hòm”. Điểm còn lại là Sơn Trà, hiện đang “dậy sóng” bởi dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng của Cty Cổ phần Biển Tiên Sa cùng với “quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia Sơn Trà, TP. Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Nếu đề án này thành hiện thực, Sơn Trà sẽ “nát như tương” và những đàn voọc chà vá chân nâu - biểu tượng của Đà Nẵng tại APEC 2017 tới đây sẽ không còn đất sống.

Nước mắt và nụ cười trong kỳ phát lương “vô tiền khoáng hậu”

LÊ TUYẾT |

Sau 5 năm kiên trì đeo bám, chạy ngược chạy xuôi theo đuổi vụ kiện doanh nghiệp FDI nợ lương công nhân rồi “biến mất”, vừa qua, LĐLĐ huyện Củ Chi (TPHCM) đã thắng kiện, đòi lại được hơn 4 tỉ đồng tiền lương cho 677 anh chị em. Trong buổi phát lương, những nụ cười, và nhiều nước mắt của CN đã rơi, vì thông cảm, chia sẻ với hoàn cảnh của nhau. Có thể coi đây là kỳ phát lương “không tiền khoáng hậu”, một sự kiện đặc biệt trong lịch sử hoạt động của tổ chức công đoàn.

“Giết” suối Củn và hơn thế nữa...

LÃNG QUÂN |

Xác lợn chết trải đầy đèo Bông Lau, trải từ Lạng Sơn sang Cao Bằng, từ Phú Thọ lên Tuyên Quang, Hà Giang. Những con lợn bị cho uống thuốc an thần, nằm ngất ngư trong xe, đi hàng nghìn cây số “vượt biên” đã chết thảm. Những xác lợn chết bị vứt bừa bãi, “bức tử” môi trường...

Sau bài “Bị treo lương 5 tháng, 3.700 công nhân sống vật vờ”: 120 tỉ tạm ứng như “gió vào nhà trống”

HUYÊN NGUYỄN |

Báo Lao Động số 65 (ra ngày 23.3.2017) có phóng sự điều tra về 3.700 công nhân sống vật vờ vì chậm lương 5 tháng. Sau khi bài báo đến tay bạn đọc, Lao Động nhận được thông tin TP.Hà Nội sẽ tạm ứng 120 tỉ đồng để giải quyết khó khăn trước mắt cho các Cty thuỷ nông trên địa bàn.

Phòng mạch “15 nghìn” và 3 nỗi sợ của bác sĩ khoa nhi

KHƯƠNG QUỲNH |

“Hai mươi tám năm làm bác sĩ, tôi sợ ba điều và luôn tìm cách chế ngự nó. Sợ nhất bệnh nhân chết, sau đó là sợ bỏ sót bệnh và thứ ba là sợ bệnh nhân nghèo đi”, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM bộc bạch, ánh mắt đầy ưu tư trên vầng trán rộng, với những sợi tóc đen xoã xuống. Ông là người mở phòng mạch vô cùng độc đáo mang tên “15 nghìn”, bao gồm mọi chi phí khám, chữa bệnh và thuốc men cho trẻ em, sau đó là “phòng mạch online” mà ông dồn bao tâm huyết.

Hai “mãnh hổ” giữ rừng hương

ĐÌNH VĂN |

Từng gốc hương trong khu rừng 2.000 cây ở xã Kriêng, huyện Đức Cơ (Gia Lai), hai ông Nguyễn Hữu Mạnh (SN 1962) và Rơ Mah Kem (1966) thuộc lòng như chỉ tay. Chỉ cần ông Rơ Mah Kem hét lên một tiếng như hổ gầm, lâm tặc bị bà con bủa vây, không đường thoát. Gần 20 năm được hai “mãnh hổ” trấn giữ, khu rừng hương vô giá không mất một cành cây.