Quỳnh Đôi, phi thương nhưng… “rất phú”

Xã nông thôn mới “chẳng nơi nào có được” ở xứ Nghệ

NGUYỄN KHIÊM - HƯNG THƠ |

Xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu), không chỉ tiếp nối quá khứ “vàng son” của truyền thống hiếu học, mà còn là xã đi đầu xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An, với những thành tựu đáng nể.

Bài trước: Truyền thống hiếu học ở Quỳnh Đôi

Bể bơi và nhà tang lễ ở làng

Dẫn chúng tôi đi qua những con đường bê tông thẳng tắp, hai bên đầy hoa, cây cảnh khoe sắc, ngát hương, anh Hồ Quang Thanh – cán bộ tư pháp xã nói: “Mời các anh đến xem một địa điểm đặc biệt, có lẽ cả nước không xã nào có”.

Phía cánh đồng, trước mắt chúng tôi là công trình kiến trúc trang nghiêm, to lớn, sơn màu trắng, tọa lạc trên diện tích hàng nghìn m2, xung quanh có tường rào, đó là Nhà tang lễ xã.

Cổng vào Nhà tang lễ xã Quỳnh Đôi. Ảnh: H.Thơ.
Cổng vào Nhà tang lễ xã Quỳnh Đôi. Ảnh: H.Thơ.

Năm 2013, ở xã Quỳnh Đôi khởi công xây dựng công trình nhà tang lễ do một người con của làng hỗ trợ đầu tư xây dựng với vốn đầu tư nhiều tỉ đồng. Lúc đó, nhiều người dân chưa mường tượng ra, là nhà tang lễ sẽ hoạt động như thế nào, bởi ở các làng quanh đó, thậm chí là thị trấn, thành phố ở khắp tỉnh Nghệ An cũng chưa có. Đến tháng 10.2014, nhà tang lễ được xây dựng hoàn thành, công trình được bàn giao cho địa phương quản lý, và làm nơi để tổ chức hoạt động văn hóa tâm linh của các tập thể, gia đình cá nhân.

Từ đó đến nay, bất kể gia đình nào (có hoặc không có hộ khẩu ở làng) có người mất, nếu có nhu cầu thì đăng ký tổ chức lễ tang ở nơi này, và chỉ phải bỏ ra 1 khoản kinh phí nhỏ. Nhà tang lễ nằm tách biệt với khu dân cư, từ khu nhà chính cho đến hệ thống cổng, tường rào được xây dựng kiên cố, trang trọng nên việc tổ chức tang lễ rất văn minh. Vì vậy, khi đón hài cốt các liệt sĩ, hoặc Mẹ Việt Nam Anh hùng về Quỳnh Đôi an táng, nhà tang lễ luôn được chính quyền chọn làm nơi tổ chức lễ.

Ông Hồ Sỹ Thông (65 tuổi), bảo vệ của nhà tang lễ đã nhiều năm nay cho hay, nhà tang lễ là của chung, nên có nội quy rõ ràng. Hễ gia đình nào muốn tổ chức việc tang, thì phải có giấy đề nghị và được UBND xã xác nhận. Khi đến, ai cũng phải thực hiện theo nội quy. Nếu gia đình nào thực hiện trái nội quy và quy ước văn hóa về việc tổ chức tang, thì sẽ bị đình chỉ, và báo cáo với chính quyền để xử lý. “Đặt ra quy định và thực hiện nghiêm ngặt để đảm bảo việc tổ chức lễ tang văn minh, tránh việc tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan, trái thuần phong mỹ tục và tập quán địa phương” – ông Thông, nói.

Ở làng Quỳnh Đôi, ngoài công trình nhà tang lễ rất đặc biệt, thì nơi này còn có một bể bơi hoàng tráng. “Nếu bể bơi này ở thành phố thì không có gì lạ, nhưng ở làng thì thuộc diện hiếm có” – ông Nguyễn Đức Trường – người quản lý bể bơi ở Trường PTCS Hồ Tùng Mậu (xã Quỳnh Đôi) cho hay. Theo ông Trường, cứ vào cuối tuần, đặc biệt là dịp hè vừa rồi, bể bơi không lúc nào vắng tiếng cười nói của lũ trẻ ở làng.

Bể bơi có 1 không 2 ở Quỳnh Đôi. Ảnh: H.Thơ.
Bể bơi có 1 không 2 ở Quỳnh Đôi. Ảnh: H.Thơ.

Bể bơi này xây dựng từ trước, vào tháng 9.2019 đã hoàn thành việc nâng cấp, trở thành sân chơi bổ ích cho các em học sinh. Để có kinh phí duy tu, bảo dưỡng và trả công cho người trong coi, người dân khi đến đây bơi sẽ phải trả phí. Nhưng phí “chỉ thu cho có”, nên rất đông người đến tắm, đặc biệt là các em học sinh đến tập bơi. Từ khi bể bơi được nâng cấp, trẻ ở làng được học bơi, tránh việc đi tắm ở ao hồ nên hạn chế được tình trạng đuối nước.

Xây dựng làng đáng sống

Lần đầu đến Quỳnh Đôi, không rành đường sá nên chúng tôi nhờ anh Hồ Quang Thanh – cán bộ tư pháp xã dẫn đi ngó nghiêng đây đó. Hỏi mới biết, Quỳnh Đôi xuất phát điểm là xã thuần nông với diện tích hẹp, sâu trũng. Nếu nói về tài nguyên do thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này và so sánh với những nơi khác, thì có thể Quỳnh Đôi được xếp từ dưới lên.

Tuy nhiên, từ lúc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, nhân dân cùng sự giúp đỡ của các cấp các ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài xã, quê hương nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã thay đổi chóng mặt. Quỳnh Đôi dần đạt được nhiều kết quả trong phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị, được UBND tỉnh Nghệ An công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2014, và năm 2016 xã Quỳnh Đôi được UBND tỉnh Nghệ An chọn xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2015-2020.

Người dân ở Quỳnh Đôi chia sẻ về vùng quê “đáng sống“. Ảnh: H.Thơ.
Người dân ở Quỳnh Đôi chia sẻ về vùng quê “đáng sống“. Ảnh: H.Thơ.

Từ những khó khăn ban đầu, Quỳnh Đôi vươn lên vị trí tốp đầu trong 6 xã ở huyện Quỳnh Lưu chỉ trong thời gian ngắn, không phải là chuyện đơn giản. Nhìn vào những con số là kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong giai đoạn 2016-2019 ở nơi này, mới thấy sự nỗ lực của chính quyền và người dân. Trong tổng kinh phí thực hiện nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở giai đoạn nói trên, tổng kinh phí thực hiện khoảng 215,500 tỉ đồng, nhưng trong đó số tiền do nhân dân đóng góp và đầu tư xây dựng là 105,525 tỉ đồng, chiếm đến 48,9% tổng kinh phí, còn ngân sách cấp trên hỗ trợ chỉ 32,250 tỉ đồng (chiếm 15%).

Vì sao ở Quỳnh Đôi có thể huy động được nguồn lực lớn từ người dân để xây dựng nông thôn mới? Đặt câu hỏi với lãnh đạo xã Quỳnh Đôi như vậy - và chúng tôi được thiết kế một chuyến đi đến khu dân cư ở các thôn, xóm để “xem bà con sống ra sao”. Từ các con đường liên thôn do xã quản lý với chiều dài hơn 5km; đường trục thôn, xóm với tổng chiều dài hơn 12km; đường nội đồng 13km... đều rộng rãi, được bê tông hóa hoặc nhựa hóa phẳng lỳ. Xe ôtô đi từ đầu làng đến cuối làng đều vi vu, nhiều con đường còn được trồng hoa, cây cảnh hai bên rất bắt mắt...

Cuộc sống của người dân ở Quỳnh Đôi rất sung túc. Ảnh: H.Thơ.
Cuộc sống của người dân ở Quỳnh Đôi rất sung túc. Ảnh: H.Thơ.

Ông Hồ Bảo Thông – Chủ tịch xã Quỳnh Đôi nói rằng, từ sự đóng góp của người dân và sự hỗ trợ của nhà nước, chính quyền và nhân dân Quỳnh Đôi đang chung sức xây dựng nơi này thành vùng quê đáng sống. “Quỳnh Đôi có 3 điểm nhấn, đó là môi trường, kết cấu hạ tầng và văn hóa tâm linh. Văn hóa tâm linh ở vùng đất này vốn nổi tiếng từ xưa đến nay, còn kết cấu hạ tầng và môi trường thì đã và đang từng bước được xây dựng, hoàn thiện ngày càng tốt hơn” – ông Hồ Bảo Thông, chia sẻ.

Bí thư huyện ủy Quỳnh Lưu – ông Hoàng Lai Danh rất tự hào về Quỳnh Đôi, chia sẻ: “Quỳnh Đôi là xã có truyền thống, thành tích học tập. Điều đáng quý là từ truyền thống hiếu học ấy, Đảng bộ và nhân dân Quỳnh Đôi đã phát huy, tiếp nối, xây dựng Quỳnh Đôi thành xã nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh. Đã và đang hình thành một không gian văn hóa Quỳnh Đôi, một Quỳnh Đôi kiểu mẫu và đáng sống, mang tính hiện đại và nhân văn sâu sắc”.

NGUYỄN KHIÊM - HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Chàng trai chiến khu D và mối lương duyên với xứ Nghệ

BÙI THUẬN |

Năm 1964, trong chiến tranh chống Mỹ, chàng trai Huỳnh Văn Bình quê Biên Hòa tập kết ra Bắc, bén duyên với đất và người Nghệ An.

Xứ Nghệ - hiện thực trong truyền thuyết

GIAO HƯỞNG |

Lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã ghi danh các văn thần, võ tướng, anh hùng, nhà văn hóa xứ Nghệ. Mảnh đất miền Trung nắng gió còn lưu giữ dày đặc các di tích, danh thắng gắn với những mốc lịch sử oanh liệt, những con người xứ Nghệ kiệt xuất.

Đảo chè - “bức tranh họa đồ” xứ Nghệ

HƯƠNG THỦY |

Những đồi cây công nghiệp xanh trên vùng đất cằn sỏi đá, đảo chè Thanh Chương (Nghệ An) như một nàng công chúa ngủ quên trên vùng đồi Tây Nghệ An bỗng được đánh thức với một vẻ đẹp tân kỳ và quyến rũ.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Chàng trai chiến khu D và mối lương duyên với xứ Nghệ

BÙI THUẬN |

Năm 1964, trong chiến tranh chống Mỹ, chàng trai Huỳnh Văn Bình quê Biên Hòa tập kết ra Bắc, bén duyên với đất và người Nghệ An.

Xứ Nghệ - hiện thực trong truyền thuyết

GIAO HƯỞNG |

Lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã ghi danh các văn thần, võ tướng, anh hùng, nhà văn hóa xứ Nghệ. Mảnh đất miền Trung nắng gió còn lưu giữ dày đặc các di tích, danh thắng gắn với những mốc lịch sử oanh liệt, những con người xứ Nghệ kiệt xuất.

Đảo chè - “bức tranh họa đồ” xứ Nghệ

HƯƠNG THỦY |

Những đồi cây công nghiệp xanh trên vùng đất cằn sỏi đá, đảo chè Thanh Chương (Nghệ An) như một nàng công chúa ngủ quên trên vùng đồi Tây Nghệ An bỗng được đánh thức với một vẻ đẹp tân kỳ và quyến rũ.