Tuổi 20 bám đá Vị Xuyên

GIANG HẢI |

Trên đài tưởng niệm tại cao điểm 468, những ngày tháng 7 này, những câu hát của nhạc sĩ Trương Quý Hải vang vọng: “Hãy về đồng đội ơi! Còn nằm khe đá hay thung sâu... Về đây có nhau, như nguyện ước chiến hào”. Ai nghe, nước mắt cũng trào ra…

Một phần kỷ vật mang về từ Vị Xuyên

Khi Đỗ Việt Hùng mới chập chững bước vào lớp 1, thành phố Hà Giang nơi anh sống thi thoảng vẫn phải hứng chịu những quả đạn pháo bắn sang từ bên kia biên giới. Đó là vào năm 1988. Trí nhớ non nớt của một cậu bé khi đó đã đọng lại những tiếng đì đùng, đám khói đen muội trộn lẫn với những dáng người xáo xác trốn chạy.

12 năm sau, Hùng đã là một người lính. Những ngày trong quân ngũ, Đỗ Việt Hùng có dịp đi qua gần như tất cả các điểm cao ở Thanh Thủy, Xín Chải, Pa Hán, Minh Tân... Thế rồi những chuyến đi đi, về về các điểm cao ở Vị Xuyên ấy cứ đều đặn diễn ra, ngay cả khi anh đã rời quân ngũ. 20 năm nay, cứ một lần ra đi, trở về là Hùng lại khoác theo một balô lèn chặt. Trong đó là những phần khác nhau của một cuộc chiến tranh vừa được anh lượm lặt.

“Không ít người bảo tôi khùng. Nhưng tôi có lý của tôi khi bám lấy vùng chiến sự này. Nếu chúng ta không lưu giữ ký ức, câu chuyện về chiến trường ác liệt này có còn không? Cả nghìn kỷ vật được tìm thấy, hơn 300 loại khác nhau, đủ thứ, khá nhiều là vũ khí. Thật kinh khủng vì cuộc chiến đã diễn ra với những thứ “giết người” đó” - Hùng thốt lên.

Một phần kỷ vật mang về từ Vị Xuyên đang được trưng bày trong quán AK café của Hùng, trên đường Phạm Văn Đồng, TP.Hà Giang. Ở đó, những câu chuyện lịch sử là món quà tặng miễn phí dành cho khách hàng. Và ông chủ luôn nhận được những câu hỏi phản hồi. Cha ông chúng ta đã chiến đấu thế nào? Rất nhiều người trẻ, đã hỏi như vậy.

Giữ biên cương

Ông Nguyễn Ngọc Thạch đã có những sinh nhật đáng nhớ nhất của mình trên biên giới Vị Xuyên. Đó là ngày 12.7.1984. Thay vì sum vầy với những người trong gia đình như thường lệ, tay ông giữ chặt khẩu 12 ly 7 hướng về phía biên giới. Ông là một trong những người lính của trung đoàn 149, sư đoàn 356 yểm trợ cho đồng đội của mình ở tuyến trước. Ngày hôm đó, sư đoàn 356 nhận lệnh thực hiện chiến dịch MB84 giành lại các cao điểm, hướng chủ lực là vị trí 772. Nhiều cao điểm tại khu vực Thanh Thủy đã bị quân địch đánh chiếm từ 28.4.1984.

“Rạng sáng 12.7, sương mù dày đặc, người trước người sau đã không nhìn rõ mặt nhau. Chúng tôi đã phải dầm mưa từ tối hôm trước nhưng luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Tầm hơn 2 giờ sáng thì pháo cối địch bắn sang, liên hồi, cuộc chiến bắt đầu. Thực sự lúc đó, tôi không nghĩ rằng nó sẽ rất dữ dội” - ông Thạch nhớ lại. Mãi sau này, ông mới được nghe về những gì đã diễn ra ở tuyến trước. Những người đồng đội của ông Thạch đã vấp phải sự kháng cự bằng hỏa lực mạnh. Nhiều mũi tấn công bị hỏa lực 12,7 ly và DKZ địch dội thẳng vào lưng từ các vách đá. Nhưng ông Thạch “không thấy đồng chí nào lùi lại tuyến sau”.

Ở phía trước, ông Trần Xuân Tuyên dẫn đầu một tiểu đội của trung đoàn 876 nhận lệnh ém sát quân thù. “Từ điểm cao 468, chúng tôi hành quân sang 772 từ 8 giờ tối hôm trước. Đoàn quân đi không một tiếng động. Tới chân 772 thì trời đã rất khuya. Thời tiết hôm đó không ủng hộ, mưa liên miên, nhưng anh em vẫn nối nhau trườn ngược lên phía trên, tiếp cận chiến hào địch. Bùn lầy rất khó khăn”. Rất nhiều hàm ếch khoét vào sườn núi đã được đào thần tốc. Sau nhiều loạt pháo của kẻ thù, khoảng 4 giờ sáng lệnh nổ súng từ quân khu truyền tới. Những người lính, sẵn sàng cây súng trong tay chui ra từ các hàm ếch, tấn công. “Vì tổ quốc, vì đồng đội, tất cả nổ súng”. Ông Tuyên hô lớn như thế dưới bầu trời nhằng nhịt mưa và pháo đạn. “Thực ra đó là giây phút xúc động của tôi, khi chứng kiến sự hy sinh của đồng đội” - ông Tuyên kể. Có lẽ vì thế mà cứ người trước ngã xuống thì người sau lại xông lên. Có cả những người lính gục xuống nhưng vẫn cố giữ cho lá cờ quyết chiến, quyết thắng của sư đoàn không đổ gục.

Cho tới nhiều năm sau này, những vết máu loang trong bùn lầy, vẫn còn xuất hiện trong giấc ngủ của ông Tuyên. Cũng như nhạc sĩ Trương Quý Hải, lính tuyên văn của sư đoàn 356, không thể nào quên được khuôn mặt của những người nằm xuống. Ông kể: “Tôi đã tự tay tắm rửa, khâm liệm, chôn cất cho những người đồng đội của mình. Có người nguyên vẹn hình hài, có người không; có gương mặt còn, có gương mặt biến dạng… Đó là những hình ảnh đã làm thay đổi cuộc đời tôi”.

Khát vọng hòa bình

Cuộc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ ở biên giới Vị Xuyên không chỉ có một ngày 12.7.1984. Mà trong suốt 5 năm (1984 - 1989), liên tục là các trận đánh giành lại điểm cao. Trong đó, ở những cao điểm như 685, đã xảy ra tới 41 cuộc giằng co.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Tham mưu trưởng mặt trận Vị Xuyên: “Từ tháng 4.1984 đến tháng 5.1989, hơn 50 vạn quân Trung Quốc đã tấn công toàn diện biên giới tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang và Tuyên Quang), đánh chiếm sâu vào đất ta. Địch đã sử dụng binh lực và hỏa lực bắn phá tập trung với mức độ hủy diệt. Có những đợt trong ba ngày, khu vực Vị Xuyên tới Hà Giang bị bắn phá bởi hơn 150.000 quả đạn pháo. Nhiều điểm cao, núi đá thành vôi, núi đất thành đồi, nhiều đỉnh núi đá bị bạt đi đến 3m chiều cao”. Khoảng 5.000 chiến sĩ của 9 sư đoàn chủ lực thay nhau làm nhiệm vụ đã hy sinh.

Trong những năm tháng đó, đại tá Trần Văn Thu làm công tác chính trị, xây dựng tinh thần chiến đấu ở sư đoàn 316. Trong rất nhiều những cuộc trò chuyện với người lính, ông nhận thấy điểm chung, là tinh thần bảo vệ tổ quốc. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Đất đai biên cương bị xâm phạm, nhiệm vụ của mỗi người là phải giành lại. Tất nhiên, cuộc chiến nào cũng có mất mát. Đó là nỗi đau. Nhưng nhiều thế hệ người lính hy sinh cho đất nước, vì nhiệm vụ, đó là khúc tráng ca của dân tộc này” - đại tá Trần Văn Thu kể, giọng cương nghị.

Nhưng sự anh dũng của người lính, không chỉ tới khi cầm súng giáp chiến với kẻ thù mới bộc phát. Ông Nguyễn Đình Thắng, chàng thanh niên Hà Nội xung phong nhập ngũ khi mới 16 tuổi kể rằng: “Tôi viết đơn xin ra mặt trận vì muốn thể hiện máu nóng của tuổi trẻ. Mình muốn thể hiện một cái gì đó. Bằng cách nào đây? Chỉ có ra mặt trận”. Trước khi từ Hoàng Liên Sơn hành quân sang vùng chiến sự Hà Tuyên, ông Thắng và nhiều tân binh của sư đoàn 356 đã thề sẽ chiến đấu xứng đáng “với danh hiệu sư đoàn chủ lực, là người lính gác biên thùy, lá chắn thép bảo vệ một vùng biên giới và cửa ngõ thủ đô Hà Nội”.

Hơn 30 năm sau cuộc chiến, ông Đỗ Văn Chí ôm chầm lấy mộ phần của liệt sĩ Đặng Thế Ngọc (quê quán xã Cẩm Long, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) mà khóc nấc. Đó là một cuộc tái ngộ sau đúng 30 năm. Ông Trí kể: “Ngày 21.8.1987, Ngọc bị thương trong một trận pháo kích. Khi đó, chúng tôi ở Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 881, Sư đoàn 314 đóng quân ở xã Minh Tân. Tôi là người đã cõng Ngọc ra phẫu. Nhưng chưa ra đến nơi thì người đồng đội ấy đã ra đi. Ngọc đã chết trên vai tôi”. Mãi tới vừa rồi, ông Chí mới giải đáp được lời tự vấn trong bao nhiêu năm: “Ngọc đang nằm ở nơi nào?”. Cuộc tái ngộ đẫm những giọt nước mắt...

600 chiến sĩ của sư đoàn 356 đã hy sinh trong trận đánh giành cao điểm 772. Suốt 10 ngày sau đó, những cuộc “xuyên rừng, trở lại điểm cao” trong đêm vẫn tiếp tục, nhưng là để tìm kiếm thi thể các liệt sĩ. Trên tuyến cửa mở, có những người lính chết trong tư thế chiến đấu, tay còn cầm chắc súng, hướng về phía kẻ thù.

GIANG HẢI
TIN LIÊN QUAN

Những người lính Hà Nội cảm tử qua hồi ức một cựu chiến binh

Hồ Đại Đồng |

Báo Lao Động nhận được bài viết của một cựu chiến binh - ông Hồ Đại Đồng, thuộc Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 “lính mũ sắt”, chủ yếu là những người con Hà Nội, tham gia đánh trận Chư Tan Kra ác liệt và thương vong bậc nhất ở Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ.

Người thương binh già “truyền lửa” dân ca

HỮU NHÂN |

Điệu dân ca mượt mà phát ra từ lồng ngực của người thương binh già Võ Duy Khánh làm mê đắm lòng người. Chân trái teo tóp do bị thương bởi vướng mìn của Mỹ nhịp theo tiếng đàn, mắt mơ màng như đang ru hồn vào mộng, gần bước sang tuổi bảy mươi, ông vẫn cần mẫn truyền niềm say mê dân ca cho thế hệ trẻ…

Hành trình tìm mẹ

PHÓNG SỰ CỦA THANH HẢI |

“Bạn Dư chết thế cho tôi trong trận chiến đấu. Tôi được sống sót nên phải hoàn thành bổn phận làm con của Dư, tìm và chăm sóc mẹ già của bạn. Đó là lẽ thường ở đời. Chúng tôi đã thế mạng cho nhau, kẻ được sống, người đã hy sinh”. Cựu binh Gạc Ma Nguyễn Văn Dũng (quê Nha Trang) đã bắt đầu câu chuyện chiến chinh của mình trong ngày khánh thành Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, Cam Ranh giữa tháng 7.2017…

Nước mắt ngày trở về chiến trường Vị Xuyên của những cựu binh già

ĐĂNG KHOA |

Hàng năm, cứ vào ngày 12.7, những cựu binh già lại trở về thắp hương, tưởng nhớ đồng đội đã hi sinh trong trận đánh khốc liệt tại mặt trận Vị Xuyên cách đây 33 năm.

Nước mắt ngày trở về chiến trường Vị Xuyên của những cựu binh già

ĐĂNG KHOA |

Hàng năm, cứ vào ngày 12.7, những cựu binh già lại trở về thắp hương, tưởng nhớ đồng đội đã hi sinh trong trận đánh khốc liệt tại mặt trận Vị Xuyên cách đây 33 năm.

Nước mắt ngày trở về chiến trường Vị Xuyên của những cựu binh già

ĐĂNG KHOA |

Hàng năm, cứ vào ngày 12.7, những cựu binh già lại trở về thắp hương, tưởng nhớ đồng đội đã hi sinh trong trận đánh khốc liệt tại mặt trận Vị Xuyên cách đây 33 năm.

Thị trường chứng khoán diễn biến ra sao sau Tết Nguyên đán?

Thái Mạnh |

Sau dịp Tết Nguyên đán, các chuyên gia dự báo, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có thể bứt đà tăng trưởng nhờ mức định giá hấp dẫn, cùng với đó là hoạt động công bố kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian tới, giúp thúc đẩy dòng tiền tham gia thị trường mạnh hơn.

Lo con uể oải sau kỳ nghỉ lễ, phụ huynh rèn con từ trong Tết

Linh Chi - Dương Anh |

Trên thực tế, việc học sinh phát sinh tâm lý uể oải sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán là điều khó tránh khỏi. Theo chuyên gia tâm lý các phụ huynh nên có lịch trình hợp lý để học sinh làm quen dần cho tới khi đi học trở lại. Thói quen được dần hình thành thì khi con quay trở lại lớp học sẽ không cảm thấy quá ngại và mệt mỏi.

Những người lính Hà Nội cảm tử qua hồi ức một cựu chiến binh

Hồ Đại Đồng |

Báo Lao Động nhận được bài viết của một cựu chiến binh - ông Hồ Đại Đồng, thuộc Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 “lính mũ sắt”, chủ yếu là những người con Hà Nội, tham gia đánh trận Chư Tan Kra ác liệt và thương vong bậc nhất ở Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ.

Người thương binh già “truyền lửa” dân ca

HỮU NHÂN |

Điệu dân ca mượt mà phát ra từ lồng ngực của người thương binh già Võ Duy Khánh làm mê đắm lòng người. Chân trái teo tóp do bị thương bởi vướng mìn của Mỹ nhịp theo tiếng đàn, mắt mơ màng như đang ru hồn vào mộng, gần bước sang tuổi bảy mươi, ông vẫn cần mẫn truyền niềm say mê dân ca cho thế hệ trẻ…

Hành trình tìm mẹ

PHÓNG SỰ CỦA THANH HẢI |

“Bạn Dư chết thế cho tôi trong trận chiến đấu. Tôi được sống sót nên phải hoàn thành bổn phận làm con của Dư, tìm và chăm sóc mẹ già của bạn. Đó là lẽ thường ở đời. Chúng tôi đã thế mạng cho nhau, kẻ được sống, người đã hy sinh”. Cựu binh Gạc Ma Nguyễn Văn Dũng (quê Nha Trang) đã bắt đầu câu chuyện chiến chinh của mình trong ngày khánh thành Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, Cam Ranh giữa tháng 7.2017…

Nước mắt ngày trở về chiến trường Vị Xuyên của những cựu binh già

ĐĂNG KHOA |

Hàng năm, cứ vào ngày 12.7, những cựu binh già lại trở về thắp hương, tưởng nhớ đồng đội đã hi sinh trong trận đánh khốc liệt tại mặt trận Vị Xuyên cách đây 33 năm.

Nước mắt ngày trở về chiến trường Vị Xuyên của những cựu binh già

ĐĂNG KHOA |

Hàng năm, cứ vào ngày 12.7, những cựu binh già lại trở về thắp hương, tưởng nhớ đồng đội đã hi sinh trong trận đánh khốc liệt tại mặt trận Vị Xuyên cách đây 33 năm.

Nước mắt ngày trở về chiến trường Vị Xuyên của những cựu binh già

ĐĂNG KHOA |

Hàng năm, cứ vào ngày 12.7, những cựu binh già lại trở về thắp hương, tưởng nhớ đồng đội đã hi sinh trong trận đánh khốc liệt tại mặt trận Vị Xuyên cách đây 33 năm.