Tự “tê liệt”, những người giữ rừng mặc rừng bị tàn sát

HƯNG THƠ - ĐĂNG KHOA |

Có hay không nạn lâm tặc đang hoành hành như chốn không người ở những cánh rừng tự nhiên thuộc lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) - chúng tôi đặt câu hỏi với những người giữ rừng và chính quyền địa phương tỉnh Quảng Trị. Câu trả lời nhận được, chỉ là những con số rất nhỏ về vài ba vụ phá rừng lẻ tẻ, kèm lời khẳng định “không còn nóng”.
Ngay sau đó, những hình ảnh rừng phòng hộ bị tàn sát do PV Báo Lao Động ghi lại trong 1 tháng lội rừng được trưng ra, lời khẳng định phía trên lập tức chuyển thành “quá nóng”.

Rừng xanh vang tiếng máy cưa

Suốt một tuần trong rừng phòng hộ, nhưng vẫn chưa tiếp cận trực tiếp với người đang phá rừng và “quy trình” vận chuyển gỗ ra khỏi cửa rừng, nên chúng tôi lội ngược trở lại Bản 3 (Vĩnh Ô, Vĩnh Linh, Quảng Trị). Lần này, không chỉ men theo đường mòn lâm tặc đã mở, chúng tôi rẽ vào những con đường nối với trục đường này rồi dẫn lên những ngọn núi rậm rì, còn nhiều cây lớn.

Mất hơn 2 giờ đi bộ, tiếng máy cưa bắt đầu vang lên từ phía bên kia đỉnh núi, tiếng máy to dần, có lúc mất hút một vài phút rồi lại rú lên, phá tan không gian im ắng của khu rừng tự nhiên. Lần theo tiếng máy cưa, chúng tôi phát hiện một lối mòn nhỏ ở ngay cạnh bãi gỗ hôm trước dẫn lên núi, hai bên la liệt cây rừng bị cưa ngã.

“Họ (lâm tặc) vừa hạ cây thôi, còn chưa kịp rọc bìa mà. Khoảng 2 ngày là tất cả những cây lớn ở núi này chỉ còn trơ gốc. Rồi hết núi này, đến núi khác, cứ rứa là làm, không có ai ngăn cản mô” - người dẫn đường lắc đầu, nói.

Như một trò chơi trốn tìm, chúng tôi vừa lên đến đỉnh núi, thì nghe tiếng máy cưa vang lên từ phía bên kia, chuyển hướng chưa được nửa chặng đường thì máy cưa lại nổi lên ở nơi khác. Té ra, không phải chỉ một “cỗ máy” phá rừng đang hoạt động ở nơi này, mà đầy rẫy ở tứ phía - chúng tôi nhận ra điều ấy khi tiếng máy cưa cùng vang lên một lúc.

Tiếp cận một điểm gần nhất, chúng tôi chứng kiến hai lâm tặc người bản địa chỉ trong vòng vài “nốt nhạc” đã hạ gục thân cây gỗ chũa, rồi vài giây sau đó đã xén ngang thân cây, để lại phần ngọn chỏng chơ, ngổn ngang giữa rừng. Cứ như vậy, cưa cây này xong, các cây khác đã được đánh dấu từ trước lần lượt nằm xuống, cả một khoảng rừng rậm trở thành trống trải, xơ xác chỉ sau vài giờ đồng hồ. Sau khi cưa xong cây, lâm tặc trở lại dùng máy cưa rọc bìa, đánh dấu thứ tự rồi chuẩn bị cho cuộc mua bán chớp mắt ngay giữa rừng.

Xế chiều, một chiếc xe ba cầu theo đường Lò Than vào đến địa điểm này, đã có hẹn từ trước nên lâm tặc không chần chừ dẫn lên đến bãi gỗ. Xem hết các bãi gỗ và tính toán xong xuôi, chủ xe ba cầu trả tiền ngay cho lâm tặc (khoảng 2 triệu/m3), rồi dùng tời chuyển gỗ tập kết trên đường Lò Than. Mỗi xe ba cầu khi chất được từ 5 - 7m3 gỗ, thì lập tức quay đầu về lại đường cũ. Dù việc di chuyển của xe ba cầu rất thuận lợi, nhưng chở theo một lượng gỗ lớn trên con đường giữa rừng không ít vết hằn lún và bùn lầy, nên phải mất đến 10h lăn lộn xe mới đến địa điểm tập kết gỗ cách đường rải nhựa tầm 500 mét. Bãi tập kết gỗ này rất lớn, hầu hết xe chở gỗ khai thác lậu ở rừng tự nhiên đều vận chuyển đến đây để giao dịch. Tùy lúc, nhưng chủ yếu là vào sẩm tối, xe ôtô hiệu Julong từ ngã ba đường Lò Than chạy vào đây, bốc số gỗ này lên xe, rồi bon bon về xuôi mà không thấy gặp trở ngại gì...

 

Gỗ lậu tập kết trên đường Lò Than.

Việc khai thác gỗ của cánh xe trâu cũng tương tự như trên, chỉ khác ở chỗ người dân đem trâu vào rừng, dùng cưa tự hạ cây, xẻ thành gỗ rồi để trâu kéo về đến nơi tập kết ở bãi trên. Nhưng phần lớn, gỗ khi ra khỏi cửa rừng đều được tập trung lại, bán cho “trùm” chứ ít ai tự vận chuyển về xuôi bán. Theo anh H - người lái xe ba cầu chở gỗ trên đường Lò Than, thì gỗ muốn về trót lọt phải có sự chung chi. “Không ăn chia, thì bọn em không có đường làm ăn mô. Chưa ra khỏi cửa rừng là bị tóm cả rồi” - anh H kể.

Không làm đúng nhiệm vụ

Sau khi tìm hiểu đầy đủ thông tin, chúng tôi lặng lẽ rời khỏi cửa rừng và tìm đến cơ quan chức năng. Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Linh là nơi chúng tôi liên hệ đầu tiên, nhưng ông Bùi Quang Linh (lúc đó là hạt trưởng) hẹn đến buổi chiều. Đợi đến chiều, liên lạc lại thì ông Linh bảo, vừa nhận được quyết định chuyển công tác, nên không có trách nhiệm phát ngôn hay thông tin gì với chúng tôi nữa.

Ngược lại với thái độ thiếu trách nhiệm của Hạt kiểm lâm huyện Vĩnh Linh, ngay khi nhận được phản ánh của chúng tôi, ông Trần Hữu Hùng - Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh lập tức liên hệ với những người được giao nhiệm vụ giữ rừng, yêu cầu báo cáo. “Kiểm lâm huyện Vĩnh Linh và BQL rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải đều trả lời chưa nhận được thông tin gì về tình trạng phá nát rừng như các anh cung cấp” - ông Hùng, nói.

Nhưng ngay sau khi xem những hình ảnh, clip mà chúng tôi đã ghi lại trong một tháng luồn rừng, ông Hùng lặng người, đặt câu hỏi: “Rõ ràng như thế này mà sao không biết được hè. BQL rừng phòng hộ, kiểm lâm địa bàn, công an địa bàn, chính quyền địa phương ở đó mà rừng phòng hộ bị phá thế này mà sao không ai biết được?”. Và ông Hùng tự trả lời rằng: “Quy mô như thế này mà không biết là vô lý, vì họ có chức năng chốt ở các trạm, tuần tra thường xuyên, mà chốt là ở các nút thắt nên không thể không biết được. Dân khai thác trong rừng phòng hộ thì BQL rừng phòng hộ chịu trách nhiệm. Nhưng vào đó khai thác được gỗ thì cũng về con đường đó, mà gỗ vẫn lọt về thì kiểm lâm là người chịu trách nhiệm. Làm sai thì phải chịu trách nhiệm, tôi sẽ tổ chức họp đầy đủ các ban ngành để làm rõ điều này” - ông Hùng, nói.

Còn ông Nguyễn Ngọc Hùng - Phó GĐ phụ trách BQL rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải thông tin rằng, đơn vị quản lý hơn 21.000ha rừng, riêng ở địa bàn huyện Vĩnh Linh gần 10.000 ha, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên. “Tình trạng phá rừng trước đây rất nóng, vì tồn tại nhiều đường mòn giữa rừng. Nhưng nay thì giảm rồi, không hết hẳn nhưng nhỏ lẻ” - ông Hùng, khẳng định.

Khẳng định như vậy, nhưng khi chúng tôi thắc mắc về con đường được san ủi phẳng lỳ để xe ba cầu chở gỗ, rồi trưng ra những hình ảnh, clip mà trước đó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh đã lặng người khi trông thấy, thì ông Hùng cũng chùng giọng.

“Giám đốc của BQL rừng mới về hưu... lúc sáng, tôi vừa cầm trong tay quyết định phụ trách, nên tình hình nắm chưa được rõ. Chủ yếu là tôi nghe anh em báo cáo, chứ chưa đi thực tế nên không nắm rõ tình hình. Tôi sẽ tổ chức đi kiểm tra ngay để xác minh lại, có biện pháp ngăn chặn, nếu có dấu hiệu tiếp tay sẽ xử lý” - ông Hùng, cho biết.

Để làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan, chúng tôi có buổi làm việc với ông Khổng Trung - Phó Giám đốc Sở NNPTNT kiêm Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị. Ông Trung bảo, có biết về tình trạng phá rừng ở huyện Vĩnh Linh, nhưng không ngờ quy mô lại lớn như hình ảnh chúng tôi cung cấp.

Cũng như Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh, ông Khổng Trung đặt câu hỏi: “Vì sao phá rừng thế này mà không ai báo cáo, ở địa bàn mà không biết là không đúng. Có khai thác là có gỗ về, một hai xe không biết chứ như vậy mà không biết là không đúng, hoặc là kiểm lâm không làm nhiệm vụ”.

Về trách nhiệm của ông Bùi Văn Linh (nguyên Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Linh), ông Trung nói rằng vụ việc chưa rõ, nhưng vẫn có trách nhiệm của ông Linh vì để xảy ra tình trạng phá rừng. “Nhiệm vụ của ông Linh là giám sát, giao cho anh em kiểm tra, ngăn chặn để bảo vệ rừng, làm không tốt thì anh phải có trách nhiệm trong đó” - ông Trung, nói.

Trước câu hỏi trách nhiệm lớn nhất thuộc về ai khi rừng tự nhiên bị tàn sát như vậy, ông Trung khẳng định trước hết là chủ rừng, rồi đến kiểm lâm và chính quyền địa phương. “Tôi cam đoan trong vòng một tuần sẽ tổ chức truy quét và làm rõ thông tin này. Bây giờ phải ngăn chặn kịp thời, và làm rõ trách nhiệm của các bên, chứ giao rừng cho họ mà để như thế này là nguy to”.

Ông Khổng Trung dùng từ “nguy to” giống hệt với người dẫn đường đã giúp đỡ chúng tôi suốt hành trình cả tháng trời trong cánh rừng tự nhiên đang bị cày nát. Chỉ từ một tiếng vượn hú giữa rừng và tiếng đập cánh của con đại bàng đất, mà người dẫn đường bỗng rươm rướm nước mắt, thốt lên rằng: “Vượn hú mỗi ngày một xa cánh rừng này, đại bàng rồi cũng dần vắng bóng vì tiếng máy cưa gầm xé suốt ngày. Nguy to như vậy, nếu không ngăn chặn thì ngày mai sẽ còn gì”.

HƯNG THƠ - ĐĂNG KHOA
TIN LIÊN QUAN

Quảng Trị, công khai đốn hạ cây gỗ trong rừng phòng hộ

Phóng sự điều tra của Hưng Thơ – Đăng Khoa |

Bất chấp lệnh đóng cửa rừng tự nhiên vừa được Thủ thướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố hôm 20.6.2016, tại các cánh rừng tự nhiên thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) vẫn đang “chảy máu” ồ ạt từng ngày. Lâm tặc đưa ôtô, xe trâu, cưa máy vào rừng, cây lớn, cây bé bị triệt hạ nằm ngổn ngang khắp các lối đi, trên triền đồi, giữa những vực sâu bạt ngàn, mọi việc diễn ra như thể khu rừng này chưa bao giờ có chủ!

Cô giáo tật nguyền ở mảnh đất nơi Chanchu đi qua

Hữu Long |

Bình Minh - ngôi làng ven biển Quảng Nam nổi tiếng sau cơn bão Chanchu năm 2006 bởi hàng trăm người đàn ông, trai tráng chết và mất tích. Thực ra, nơi đây từ lâu cũng đã được biết đến như một địa danh nghèo. Làng ở sát mép sóng, muốn ra quốc lộ phải qua 2 lần đò, trườn qua nhiều truông cát. Ở làng biển Bãi Ngang (thôn Bình Tịnh, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình) lại càng khốn khó. Nhưng người dân ở đây lại ham học đến lạ kỳ. Và tấm gương của cô giáo tật nguyền Vương Thị Dung là minh chứng đầy xúc động...

Vị Xuyên, một dải quan san biên ải

NGUYỄN HUY MINH |

Tháng 7 này, hàng ngàn hàng vạn người đã hành hương về Vị Xuyên, Hà Giang. Họ là quân nhân, cựu chiến binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ, cả những người được sinh ra và lớn lên trong hòa bình. Để thắp nén nhang thơm trước những người đã vĩnh viễn nằm lại nơi biên giới.

Mẹ nhận lấy cái chết để trao con sự sống

QUANG ĐẠI |

Như một sự sắp đặt của định mệnh, đúng ngày 27.7, thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm trút hơi thở cuối cùng tại quê nhà. Sự ra đi của em để lại nhiều tình cảm xót thương, trân trọng của mọi người về một người mẹ trẻ nhận cái chết để dành sự sống cho sinh linh bé bỏng của mình. Câu chuyện nữ chiến sĩ cảnh sát quê Hà Tĩnh nhận về mình tất cả đớn đau, thiệt thòi để nhường sự sống cho con trai trở thành biểu tượng thiêng liêng của tình mẫu tử.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Quảng Trị, công khai đốn hạ cây gỗ trong rừng phòng hộ

Phóng sự điều tra của Hưng Thơ – Đăng Khoa |

Bất chấp lệnh đóng cửa rừng tự nhiên vừa được Thủ thướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố hôm 20.6.2016, tại các cánh rừng tự nhiên thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) vẫn đang “chảy máu” ồ ạt từng ngày. Lâm tặc đưa ôtô, xe trâu, cưa máy vào rừng, cây lớn, cây bé bị triệt hạ nằm ngổn ngang khắp các lối đi, trên triền đồi, giữa những vực sâu bạt ngàn, mọi việc diễn ra như thể khu rừng này chưa bao giờ có chủ!

Cô giáo tật nguyền ở mảnh đất nơi Chanchu đi qua

Hữu Long |

Bình Minh - ngôi làng ven biển Quảng Nam nổi tiếng sau cơn bão Chanchu năm 2006 bởi hàng trăm người đàn ông, trai tráng chết và mất tích. Thực ra, nơi đây từ lâu cũng đã được biết đến như một địa danh nghèo. Làng ở sát mép sóng, muốn ra quốc lộ phải qua 2 lần đò, trườn qua nhiều truông cát. Ở làng biển Bãi Ngang (thôn Bình Tịnh, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình) lại càng khốn khó. Nhưng người dân ở đây lại ham học đến lạ kỳ. Và tấm gương của cô giáo tật nguyền Vương Thị Dung là minh chứng đầy xúc động...

Vị Xuyên, một dải quan san biên ải

NGUYỄN HUY MINH |

Tháng 7 này, hàng ngàn hàng vạn người đã hành hương về Vị Xuyên, Hà Giang. Họ là quân nhân, cựu chiến binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ, cả những người được sinh ra và lớn lên trong hòa bình. Để thắp nén nhang thơm trước những người đã vĩnh viễn nằm lại nơi biên giới.

Mẹ nhận lấy cái chết để trao con sự sống

QUANG ĐẠI |

Như một sự sắp đặt của định mệnh, đúng ngày 27.7, thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm trút hơi thở cuối cùng tại quê nhà. Sự ra đi của em để lại nhiều tình cảm xót thương, trân trọng của mọi người về một người mẹ trẻ nhận cái chết để dành sự sống cho sinh linh bé bỏng của mình. Câu chuyện nữ chiến sĩ cảnh sát quê Hà Tĩnh nhận về mình tất cả đớn đau, thiệt thòi để nhường sự sống cho con trai trở thành biểu tượng thiêng liêng của tình mẫu tử.