Trung thu đi tìm bí mật của gia đình “giữ lửa” 40 năm làm trống

Thạch Thảo - Duy Hiệu |

Gia đình ông Vũ Văn Hởi, Làng Hảo, Liêu Xá, Hưng Yên là một trong số những hộ ít ỏi trong làng còn giữ được nghề làm trống. Tâm sự về nghề ông không giấu được sự trăn trở "món nghề này giống như “năm ăn- năm thua”, làm một vụ rồi bù cho cả năm".

Bà Nguyễn Thị Lành - vợ của ông Hởi vốn được sinh ra trong một gia đình có nghề làm da thuộc truyền thống. Sau khi lấy chồng thì chuyển hẳn sang nghề làm trống. Nay đã gần 60 tuổi, làm trống cũng được hơn bốn chục năm, bà đã nhuần nhuyễn với mọi công đoạn. Cứ nghề nối nghề, người nối người qua hết năm này tháng nọ, bà Lành và chồng được cha mẹ truyền dạy và giờ ông bà lại để lại nghề cho người con trai út trong nhà.
Bà Nguyễn Thị Lành - vợ của ông Hởi vốn được sinh ra trong một gia đình có nghề làm da thuộc truyền thống. Sau khi lấy chồng thì chuyển hẳn sang nghề làm trống. Nay đã gần 60 tuổi, làm trống cũng được hơn bốn chục năm, bà đã nhuần nhuyễn với mọi công đoạn. Cứ nghề nối nghề, người nối người qua hết năm này tháng nọ, bà Lành và chồng được cha mẹ truyền dạy và giờ ông bà lại để lại nghề cho người con trai út trong nhà.
Anh Vũ Văn Hơn con trai ông Hởi và cũng là thế hệ tiếp nối của nghề làm trống trong gia đình. Lớn lên bên chiếc trống trung thu với tiếng loong toong của những thớ tang gỗ, anh đã sớm thấy yêu lấy cái nghề của quê hương. Sự vất vả chẳng biết từ bao giờ đã hiện hằn lên trên gương mặt của chàng trai mới 26 tuổi, thế nhưng khi chia sẻ về những quãng thời gian làm việc, gương mặt ấy lại thoải mái đến lạ: “Trong làng giờ chỉ có nhà tôi với nhà chú Linh là tiện tang gỗ. Tiện hết cho mấy nhà còn lại, thế nên đến mùa là cứ ngồi ôm mấy thớ gỗ này mệt nghỉ. Lắm khi đi đâu vài hôm, không được ngửi thấy cái mùi gỗ bồ đề còn thấy nhớ”.
Anh Vũ Văn Hơn con trai ông Hởi và cũng là thế hệ tiếp nối của nghề làm trống trong gia đình. Lớn lên bên chiếc trống trung thu với tiếng loong toong của những thớ tang gỗ, anh đã sớm thấy yêu lấy cái nghề của quê hương. Sự vất vả chẳng biết từ bao giờ đã hiện hằn lên trên gương mặt của chàng trai mới 26 tuổi, thế nhưng khi chia sẻ về những quãng thời gian làm việc, gương mặt ấy lại thoải mái đến lạ: “Trong làng giờ chỉ có nhà tôi với nhà chú Linh là tiện tang gỗ. Tiện hết cho mấy nhà còn lại, thế nên đến mùa là cứ ngồi ôm mấy thớ gỗ này mệt nghỉ. Lắm khi đi đâu vài hôm, không được ngửi thấy cái mùi gỗ bồ đề còn thấy nhớ”.
Trong khoảng sân nhỏ chất đầy những thớ tang gỗ, ông Linh- người chú họ của anh Hơn vừa tất bật với công việc, vừa kể lại những khó khăn, nhọc nhằn đã gắn với 62 năm tuổi đời. Bỗng chốc người đàn ông dừng lại và thở dài: “Nhưng giờ khác rồi, thanh niên đi làm công ti hết cả. Thế là tôi cứ gọt tang, đẽo tang cho cả mấy hộ làm trống. Dòng họ Vũ Văn nay cũng chỉ còn tôi với nhà anh Hởi là theo nghề. Cũng hiếm hoi lắm mới có một, hai nhà làm gói gọn được cả cái trống như thế”.
Trong khoảng sân nhỏ chất đầy những thớ tang gỗ, ông Linh- người chú họ của anh Hơn vừa tất bật với công việc, vừa kể lại những khó khăn, nhọc nhằn đã gắn với 62 năm tuổi đời. Bỗng chốc người đàn ông dừng lại và thở dài: “Nhưng giờ khác rồi, thanh niên đi làm công ty hết cả. Thế là tôi cứ gọt tang, đẽo tang cho cả mấy hộ làm trống. Dòng họ Vũ Văn nay cũng chỉ còn tôi với nhà anh Hởi là theo nghề. Cũng hiếm hoi lắm mới có một, hai nhà làm gói gọn được cả cái trống như thế”.
Công đoạn làm ra một chiếc trống trung thu gần như được khép kín trong hộ gia đình
Công đoạn làm ra một chiếc trống trung thu gần như được khép kín trong hộ gia đình
Món đồ chơi cổ truyền được làm thủ công hoàn toàn và tỉ mỉ trong từng công đoạn
Món đồ chơi cổ truyền được làm thủ công hoàn toàn và tỉ mỉ trong từng công đoạn
Không ít người đã đến tận nơi sản xuất tại gia đình ông Hởi bà Lành để được quan sát quá trình làm trống, cũng như mua trực tiếp các món đồ chơi trung thu tại đây.
Không ít người đã đến tận nơi sản xuất tại gia đình ông Hởi bà Lành để được quan sát quá trình làm trống, cũng như mua trực tiếp các món đồ chơi trung thu tại đây.
Một chiếc trống trung thu được ông bà bán với giá 15.000 đồng – 25.000 đồng tùy kích cỡ. Nếu muốn thậm chí khách hàng có thể tự mình tham gia vào một số công đoạn đơn giản để làm ra sản phẩm: quét sơn, đóng quai…
Một chiếc trống trung thu được ông bà bán với giá 15.000 đồng – 25.000 đồng tùy kích cỡ. Nếu muốn thậm chí khách hàng có thể tự mình tham gia vào một số công đoạn đơn giản để làm ra sản phẩm: quét sơn, đóng quai…
Tết Trung thu cổ truyền của dân tộc, cũng là ngày “Tết” với những người thợ thủ công làm trống. Ông Hởi trăn trở, món nghề này giống như “năm ăn- năm thua”, làm một vụ rồi bù cho cả năm. “Lo lắng lắm chứ, giờ nguyên liệu thì khó nhập, mấy món đồ chơi hiện đại ngày càng nhiều. Dù bây giờ trống đã được cải tiến hơn xưa nhiều lắm, nhưng nào mấy ai còn chơi cái trống loong toong này nữa. Trước kia trong làng dọc ngang mấy trục đường người người làm trống. Giờ họ bỏ hết, khó khăn quá! Nhưng biết sao giờ nhỉ, thế không làm thì bỏ nghề chắc?” Đó là nỗi lo của một người đàn ông đã gắn bó hơn nửa cuộc đời mình với cái nghề truyền thống. Nhưng từ ánh nhìn của ông vẫn ánh lên niềm hi vọng. Hi vọng vào những thế hệ như anh Hơn- con trai út của ông,và cả những thế hệ còn xa hơn thế nữa, sẽ mãi giữ được ngọn lửa nghề tuy đã không còn cháy lên rực sáng nhưng cũng chưa bao giờ nguội lạnh.
Tết Trung thu cổ truyền của dân tộc, cũng là ngày “Tết” với những người thợ thủ công làm trống. Ông Hởi trăn trở, món nghề này giống như “năm ăn- năm thua”, làm một vụ rồi bù cho cả năm. “Lo lắng lắm chứ, giờ nguyên liệu thì khó nhập, mấy món đồ chơi hiện đại ngày càng nhiều. Dù bây giờ trống đã được cải tiến hơn xưa nhiều lắm, nhưng nào mấy ai còn chơi cái trống loong toong này nữa. Trước kia trong làng dọc ngang mấy trục đường người người làm trống. Giờ họ bỏ hết, khó khăn quá! Nhưng biết sao giờ nhỉ, thế không làm thì bỏ nghề chắc?” Đó là nỗi lo của một người đàn ông đã gắn bó hơn nửa cuộc đời mình với cái nghề truyền thống. Nhưng từ ánh nhìn của ông vẫn ánh lên niềm hi vọng. Hi vọng vào những thế hệ như anh Hơn- con trai út của ông, và cả những thế hệ còn xa hơn thế nữa, sẽ mãi giữ được ngọn lửa nghề tuy đã không còn cháy lên rực sáng nhưng cũng chưa bao giờ nguội lạnh.
Thạch Thảo - Duy Hiệu
TIN LIÊN QUAN

Độc đáo nghi lễ Tế nữ quan trong ngày khai hội Đền Mẫu Âu Cơ

Tô Công |

Sáng 28.1 (mùng 7 tháng Giêng), tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ dâng hương theo nghi thức truyền thống, tưởng nhớ và tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ, tại đền Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa).

Tết trên bản Lô Lô Chải dưới chân cột cờ Lũng Cú

Kim Anh - Trần Vương |

Khi rừng già đã trút lá, những chồi non điểm xuyết bởi sắc hồng của hoa đào, sắc tím hoa tam giác mạch dưới chân cột cờ Lũng Cú, đồng bào Lô Lô ở bản Lô Lô Chải (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) lại rộn ràng cùng nhau đón Tết. Tết ở bản nay đã khác, khang trang và đầm ấm hơn.

Cafe chiều thứ 7: Kinh doanh, trục lợi tâm linh tại các lễ hội

Nhóm PV |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" của báo Lao Động, PGS.TS Đinh Hồng Hải đã có những trao đổi xung quanh hiện trạng kinh doanh tâm linh, mua thần bán thánh ở các lễ hội hiện nay.

Cách giúp học sinh hào hứng đi học lại sau Tết Nguyên đán 2023

Tường Vân |

Không còn tâm lí chán nản, mệt mỏi hay sợ hãi, nhiều học sinh tỏ ra hào hứng trong ngày đầu đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Mặc cả lãi suất, xuất hiện ngân hàng chào mời mức lãi tới gần 13%

Lan Hương |

Lãi suất cao nhất lên tới gần 13%. “Mặc cả” là thói quen tưởng chỉ áp dụng khi mua đồ ở chợ nhưng hiện tượng khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng phải biết “mặc cả” để được lãi suất cao ngày càng phổ biến. Lãi suất thực tế tại một ngân hàng tại quầy giao dịch chênh lệch tới 3% so với lãi suất công khai niêm yết trên website.

Tuyển sinh năm 2023: Nhiều kỳ thi riêng sẽ được tổ chức

Vân Trang |

Mùa tuyển sinh năm 2023, thí sinh có thể đăng kí tham dự nhiều kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy, tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học.

Kịch bản bất ổn của thị trường dần lộ rõ khi lùi lịch điều chỉnh giá xăng

Cường Ngô |

Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, từ đầu năm 2022 đến nay, chiết khấu từ đầu mối nhập khẩu cho thương nhân phân phối xăng dầu, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu rất thấp, thời điểm này xuống 0 đồng/lít tại kho đầu nguồn.

Lạc trôi giữa mùa hoa phượng vàng tại tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng

Chí Long |

Tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồngnằm cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 17km về hướng thác Đambri. Đây là chốn cửa Phật bình yên, được đông đảo người dân, du khách đến đây tham quan, bái lễ, đặc biệt vào dịp đầu năm.