Kỳ 5 loạt phóng sự "Trụ trì uống rượu tây, nhắm tiết canh"!

Trụ trì uống rượu tây, nhắm tiết canh “là phóng dật, buông thả, không phải tu”…

Nhóm phóng viên |

Liên quan đến loạt phóng sự về sư trụ trì uống rượu tây, nhắm tiết canh gây chấn động dư luận trên báo Lao Động, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Đức Pháp chủ Đệ tam của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

-Thưa Đại lão Hòa thượng, quý thầy nghĩ thế nào về các nhà sư  tự tin nói rằng, mình đã “làm đúng” khi ăn tiết canh, uống rượu tây và làm nhiều điều bị xã hội lên án - như báo Lao Động đã phản ánh?

-Tôi thấy đấy là loại phóng dật, buông thả, sống buông thả theo thế gian chứ không phải tu. Tu là gì? Là sửa chữa những tai hại, sai lầm cho mình và cho người. Những điều ấy (ăn tiết canh, uống rượu tây, sống xa hoa) trong đạo Phật dạy là không nên. Theo chân lý của đạo Phật, làm như thế thì sai. Theo đạo Phật, tức là phải từ bi, không làm những chuyện hại người, lợi mình.

Đường lối của Đức Phật vẫn là đường lối riêng, không xa xỉ,  vì xa xỉ sẽ làm tổn hại. Phóng dật, buông thả là không nên. Nhà chùa chúng tôi ăn chay là như thế này: Quan niệm thịt các loài vật với thịt mình thì cũng là thịt thôi. Trong sách có câu: “Ngã nhục chúng sinh nhục. Danh thù thể bất thù” (thịt tôi, thịt chúng sinh, tên khác nhưng cùng thể).

 Ăn chay, nói đến chuyện bắt buộc hay không thì đức Phật không bắt. Nhưng chỉ đánh dấu hỏi rằng: Thịt mình mà người khác ăn thì có cho không? Thái thịt mình ra cho người khác ăn, mình có đồng ý không?

Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Đức Pháp chủ Đệ tam của Giáo hội Phật giáo Việt Nam 

-Là một người tu hành dù là thời xưa hay thời mới thì có được ăn thịt không ạ?

-Chuyện ăn thịt là tu về phái Tiểu thừa, mà khi rơi vào hoàn cảnh miễn cưỡng, không có gì ăn khác, thì mới ăn. Ví như, vào cái xứ người ta chỉ ăn thịt thôi, vào đấy hóa độ, người ta ăn thịt, và, cũng không vì mình mà người ta giết các con vật, người ta thấy ai ăn được thì người ta cũng thết như thế - thì được. 

Nhưng với cá nhân mình, nếu có tâm từ bi rộng lượng hơn, thì thịt nó với thịt mình cũng là thịt, chỉ khác cái hình thể thôi. Khổ não người ta cắt tiết nó, vặt lông nó, thái nó, băm nó rồi cho mình ăn. Thì nó khổ đau như thế nào, còn mình thì sướng mồm như thế nào. Thế thì, cái việc ăn thịt lúc đó là cái bất đắc dĩ mà thôi. Mình không muốn cho ai ăn thịt mình, sao mình lại ăn thịt nó! Họ đã làm sai với giáo lý nhà Phật, người ta đang tự “tạo nghiệp”

-Thưa, quý thầy  có thể cho biết, quý thầy nghĩ thế nào khi chúng tôi phỏng vấn một số vị sư trụ trì ở miền Bắc nói rằng, họ có thể ăn tiết canh, một ngày có thể uống hết một lít rượu? Họ làm thế là đúng hay  sai với giáo lý nhà Phật?

-Sai với giáo lý. Sai ở chỗ này: Lòng từ bi của đức Phật. Từ là đem lại cho người ta những sự vui vẻ, bi là giúp cho người ta tránh những khổ não. Thế mà mình cắt tiết gà, rồi mình mổ cá thì thế là đúng hay sai, có từ bi không? Khi họ cho họ cái quyền sống buông thả thì họ làm thế nào cũng được. Đã bước vào một hoàn cảnh của một giáo chủ đã viết ra một pho sách mà đã có tên là một tôn giáo thì phải - như tôi nghĩ – phải tuân thủ. Ở đây là, theo đạo Phật, phải theo tôn chỉ của đạo Phật.

-Vậy, bây giờ ai là người sẽ đứng ra nắn chỉnh điều đó, thưa quý thầy?

-Kinh sách của nhà Phật.

-Vâng, kinh sách nhà Phật đã dạy như vậy, nhưng lại có những người không tuân theo - như chúng ta đều thấy, phải làm sao ạ?

-Thì sai phạm, thì họ sai trái với kinh sách nhà Phật. Hiện tại không ai bắt được họ, nhưng sau này thì quả báo. Đã có tất cả những giáo lý Phật dạy cho rồi, chống lại, sẽ có những báo chướng. Hiện tại không có, sau khi nhắm mắt sẽ có, tin hay không tin - tự họ thôi. Chấn chỉnh -  thực tế không gì bằng luật nhân - quả Phật dạy. Nhưng mà người ta cứ làm, đấy là người ta tạo nghiệp.

-Dạ thưa, chúng tôi và nhiều độc giả đã và đang gửi phản hồi đến báo, có lẽ, nếu không gặp quý thầy mà chỉ gặp, chỉ nghe những vị sư nói về “ăn tiết canh, uống rượu tây”, chúng tôi e rằng ai đó sẽ tin sư ăn tiết canh uống rượu là hợp lẽ thời mới? 

-Đấy là họ chỉ mượn chùa làm nơi để sống thôi, chứ còn đạo Phật có kinh, có luật, lại có những bài luận để tìm ra chân lý. Kinh, luật để kiểm thúc con người, giáo dục con người đi vào khuôn khổ. Kinh dạy đường lối tu theo, luật để con người sống có quy luật, luận - giáo lý bàn ra lẽ phải, lẽ đúng, mà không phải chỉ đúng với mình, còn là phải đúng với chân lý của cả thế gian. Cho nên, người ta mới ca ngợi rằng luật thì nghiêm, luận thì sáng suốt, kinh thì thẳng thắn để đưa người tiến hóa.

-Xin cảm ơn những chia sẻ Đức pháp chủ!

Cuộc trò chuyện với Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Đức Pháp chủ Đệ tam của Giáo hội Phật giáo Việt Nam



Sư Thích Thanh Mão 

Cũng trong các cuộc trao đổi cùng nhiều cơ quan chức năng liên quan khác, chúng tôi  đã nghe  họ tiết lộ thêm nhiều thông tin gây sốc về hai sư trụ trì, đặc biệt là trụ trì Thích Thanh Mão

Ông Nguyễn Đông Bình, Chủ tịch UBND xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên: HĐND xã đã chất vấn sư Thích Thanh Mão về nhiều chuyện “nóng”

“Cách ứng xử của ông Mão đã không đúng với một nhà tu hành. Sư gì mà đi ăn sáng, uống rượu còn hơn cả thanh niên. Nhiều lúc chúng tôi tôn trọng ông ấy, mời ra họp, nhưng ông ấy có ra đâu. Khi chưa làm Chủ tịch xã, tôi là Phó Chủ tịch HĐND xã, chúng tôi  cũng chất vấn ông ấy rồi. 

Ví dụ, khi ấy còn có một  tiểu là người  nữ ở trong chùa (với dư luận ầm ĩ về quan hệ nam nữ), thì tôi hỏi: Xin hỏi nhà chùa về Phật pháp, trụ trì ở chùa Phú Thị mình là nam giới, nếu là sư nam thì tiểu cũng phải là nam, phải không ạ? Như tình trạng chùa hiện nay, thế có được không ạ ? Sư Thích Thanh Mão bảo "cái này cái kia...",  rồi lảng đi không trả lời tôi.

Ông T. - cán bộ văn hóa xã Mễ Sở trả lời phóng viên tại trụ sở ủy ban - cho biết: “Ông này (sư trụ trì Thích Thanh Mão) rượu chè ghê lắm. Nói chuyện đàn bà thì không còn từ nào… Cứ văng "con này, con nọ". Có một năm, đêm 30 Tết, cán bộ xã chúng tôi ra các chùa chúc Tết, tôi ra chùa Phú Thị, ra đến nơi thấy 4 nồi lẩu, thanh niên đầy chùa. Vừa ra, ông ấy đã cầm luôn ca rượu bảo, chúc sức khỏe các bác... 

Khi họp cấp ủy hội đồng thôn, tôi còn chất vấn ông ấy tại sao: Một là, đưa người về địa phương không báo cáo thôn, hai nữa, bà ấy là nữ mà ông lại ngủ chung? Ông ấy nói, ngủ 1 phòng nhưng… chia làm 2 gian. Đến khi, ông trưởng thôn mới lên gây áp lực nhiều, sư nữ kia (tên là H.) mới về chùa của mình”.

 Bệ thờ trong chùa được sư Thích Thanh Mão dùng để phơi phóng

Nhà sư Thích Thanh Hiện, Ủy viên HĐTS TƯ GHPG Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hưng Yên:

“Chúng tôi cần bằng chứng cụ thể”

Liên quan nhà sư Thích Thanh Mão, trụ trì chùa Phú Thị ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên thừa nhận mình ăn tiết canh, uống rượu rồi làm nhiều điều gây bức xúc dư luận, chúng tôi đã liên lạc qua điện thoại với nhà sư Thích Thanh Hiện, Ủy viên HĐTS TƯ GHPG Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hưng Yên. Sư Thích Thanh Hiện cho biết: “Tôi chưa nghe thấy gì cả. Nhưng các sư có luật của Phật, có nội quy của Giáo hội, cái gì vi phạm thì sẽ xử lý. Ai vi phạm điều gì thì xử lý cái đó. 

Các vi phạm đó của nhà sư (nếu có như nhà báo nói) thì không được, nhưng chúng tôi cần bằng chứng cụ thể. Về việc vi phạm giới luật, người ta kêu ca - có thể nó có thật hoặc không có thật, do người ta không thích vị sư ấy, người ta kêu ca. Buộc tội người ta phải có bằng chứng. Và nếu có ai (người tu hành nào) vi phạm giới luật của Phật, tội nhẹ là cảnh cáo, tội nặng thì kỷ luật...”.

Ban quản lý di tích Hưng Yên từng không vào chùa được

Trước đó, trả lời nhóm PV báo Lao Động, Trưởng Ban Quản lý di tích tỉnh Hưng Yên, bà Lương Thị Khánh Hiền, cho biết: Ban có nhận được thông tin về “vấn đề nóng” của các vị sư trên xã Mễ Sở và họ đã từng về kiểm tra. Chuyện mất tượng Phật họ cũng có nghe và muốn xác minh thêm. Nhưng về đến nơi, chùa đóng cửa, không vào được. Việc xây cất “như lô cốt” ở Di tích Quốc gia chùa Nhạn Tháp là không có giấy phép theo đúng quy định của Luật Di sản, họ sẽ kiểm tra các thông tin Lao Động phản ánh và có hồi âm sớm.

 


Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Lý luận kiểu “hàng tôm hàng cá” của sư trụ trì “ngày nào cũng say“

Nhóm phóng viên |

Cuộc đối thoại không thể tin của nhóm phóng viên báo Lao Động với sư Thích Minh Thịnh, trụ trì chùa Nhạn Tháp, một trong hai nhân vật chính của loạt phóng sự "Trụ trì uống rượu tây, nhắm tiết canh!" đăng trên Lao Động... (Xem Video)

Trụ trì uống rượu Tây, nhắm tiết canh! (kỳ 3): “Kỳ phùng địch thủ” của sư Thích Thanh Mão

Nhóm phóng viên |

Chúng tôi hoàn toàn tình cờ được người dân đưa đến chùa Phú Thị thuộc xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên để bắt gặp “bức chân dung” rượu chè, tiết canh và nhiều "sửng sốt" khác của sư trụ trì Thích Thanh Mão. Tình cờ hơn, “kỳ phùng địch thủ” từng mang tiếng “dao kiếm đối đầu” với ông Mão, lại là nhà sư trụ trì ở di tích quốc gia cũng nằm trong xã Mễ Sở kể trên. Chúng tôi muốn kể một cách trung thực về nhà sư Thích Minh Thịnh, người đang trụ trì chùa Nhạn Tháp kế bên. “Mật độ” nhà sư tự dựng nên chân dung gây nhiều bức xúc như thế, đủ để chúng ta thấy một sự thật không cần phải bàn cãi… (Xem video)

Cuộc trò chuyện “khó tin” với sư trụ trì chùa ăn tiết canh, uống rượu Tây...

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Theo những gì cụ Miễn rồi cán bộ cơ sở, cả bà con trong khu vực nói, quả thật chúng tôi cũng chỉ coi đó là “dư luận bà con”, chứ chưa dễ gì quy kết được. Chúng tôi cũng không muốn bàn luận thêm. Nhưng bất ngờ thay, khi có mặt ở chùa Phú Thị, trực tiếp gặp sư trụ trì Thích Thanh Mão, chúng tôi đặt những câu hỏi thẳng thắn, thì sư cũng trả lời toạc móng heo.

Trụ trì uống rượu Tây, nhắm tiết canh! (kỳ 1): Khi người làng buồn lòng vì nhà sư...

Nhóm phóng viên |

Với lòng tôn kính Đức Phật, tôn kính cửa chùa trang nghiêm, thanh tịnh, chúng tôi đi nhẹ, nói khẽ, dạo qua một số ngôi chùa nổi tiếng ở miền Bắc, tiếp xúc với các vị tu hành thời mới. Bất ngờ thay, không ít chuyện buồn ngoài sức tưởng tượng đã hiện ra. Có khi tận mắt chứng kiến, có khi nghe chính sư trụ trì tiết lộ, có khi nghe bà con kêu cầu bức xúc, có khi chính quyền cơ sở thẳng thắn kiến nghị buồn rầu.

Khánh thành trụ sở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc

THEO TTXVN |

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, trưa 17.1, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo đã cắt băng khánh thành trụ sở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc, một biểu tượng cho quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Lý luận kiểu “hàng tôm hàng cá” của sư trụ trì “ngày nào cũng say“

Nhóm phóng viên |

Cuộc đối thoại không thể tin của nhóm phóng viên báo Lao Động với sư Thích Minh Thịnh, trụ trì chùa Nhạn Tháp, một trong hai nhân vật chính của loạt phóng sự "Trụ trì uống rượu tây, nhắm tiết canh!" đăng trên Lao Động... (Xem Video)

Trụ trì uống rượu Tây, nhắm tiết canh! (kỳ 3): “Kỳ phùng địch thủ” của sư Thích Thanh Mão

Nhóm phóng viên |

Chúng tôi hoàn toàn tình cờ được người dân đưa đến chùa Phú Thị thuộc xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên để bắt gặp “bức chân dung” rượu chè, tiết canh và nhiều "sửng sốt" khác của sư trụ trì Thích Thanh Mão. Tình cờ hơn, “kỳ phùng địch thủ” từng mang tiếng “dao kiếm đối đầu” với ông Mão, lại là nhà sư trụ trì ở di tích quốc gia cũng nằm trong xã Mễ Sở kể trên. Chúng tôi muốn kể một cách trung thực về nhà sư Thích Minh Thịnh, người đang trụ trì chùa Nhạn Tháp kế bên. “Mật độ” nhà sư tự dựng nên chân dung gây nhiều bức xúc như thế, đủ để chúng ta thấy một sự thật không cần phải bàn cãi… (Xem video)

Cuộc trò chuyện “khó tin” với sư trụ trì chùa ăn tiết canh, uống rượu Tây...

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Theo những gì cụ Miễn rồi cán bộ cơ sở, cả bà con trong khu vực nói, quả thật chúng tôi cũng chỉ coi đó là “dư luận bà con”, chứ chưa dễ gì quy kết được. Chúng tôi cũng không muốn bàn luận thêm. Nhưng bất ngờ thay, khi có mặt ở chùa Phú Thị, trực tiếp gặp sư trụ trì Thích Thanh Mão, chúng tôi đặt những câu hỏi thẳng thắn, thì sư cũng trả lời toạc móng heo.

Trụ trì uống rượu Tây, nhắm tiết canh! (kỳ 1): Khi người làng buồn lòng vì nhà sư...

Nhóm phóng viên |

Với lòng tôn kính Đức Phật, tôn kính cửa chùa trang nghiêm, thanh tịnh, chúng tôi đi nhẹ, nói khẽ, dạo qua một số ngôi chùa nổi tiếng ở miền Bắc, tiếp xúc với các vị tu hành thời mới. Bất ngờ thay, không ít chuyện buồn ngoài sức tưởng tượng đã hiện ra. Có khi tận mắt chứng kiến, có khi nghe chính sư trụ trì tiết lộ, có khi nghe bà con kêu cầu bức xúc, có khi chính quyền cơ sở thẳng thắn kiến nghị buồn rầu.