Tình người Việt – “Cam” quanh cột mốc 203: Bên sinh, bên dưỡng

Kỳ Quan |

Như nhiều cột mốc khác trên vùng Đồng Tháp Mười, cột mốc biên giới 203 nằm giữa cánh đồng lúa mênh mông. Hai bên cột mốc, những người dân Việt – “Cam” hiền hòa bao đời nay đã bên dưỡng bên sinh, cùng gắn bó, hỗ trợ nhau trong cuộc sống…

Bồi hồi… cột mốc

Trên địa bàn xã Bình Hòa Tây (huyện Mộc Hóa, Long An) có 2 cột mốc là 202 và 203, cách nhau khoảng 3km. Nếu vạch một đường thẳng nối 2 cột mốc, thì ấp Bình Bắc nằm cách đường thẳng ấy gần 1km.

Gần như nằm đối xứng với ấp Bình Bắc ở bên kia đường biên là ấp Pray Vo (thuộc xã Tà Nốt, huyện Kompong Ro, tỉnh Svay Rieng, Vương quốc Campuchia). Có một đường mòn xuyên ngang đường biên, cách cột mốc 203 khoảng 400m, nối 2 ấp Bình Bắc và Pray Vo, là con đường người dân hai bên biên giới qua lại thăm viếng, giao thương từ bao đời.

Tôi đi theo con đường mòn nhỏ đó đi ra biên giới, rồi xắn quần lội ruộng, cùng một chiến sĩ biên phòng đến bên cột mốc 203. Những bước chân nhẹ nhàng, bồi hồi, xúc động tiến đến cột mốc!

Không định trước, tôi bất giác đứng tựa vào cột mốc 203 như tựa vào lịch sử đất nước mình và hôn nhẹ lên đó như hôn lên da thịt Tổ quốc mình - đây tấc lòng của tôi - người được sống yên bình sâu trong nội địa, nhờ vào sự kiên định của cột mốc tiền tiêu...

Tác giả bên cột mốc 203 

Tôi gặp một người nông dân canh tác lúa cạnh cột mốc 203. Anh tên Nguyễn Quang Tuấn, ngoài 50 tuổi, nhà trong ấp Bình Bắc, có 6ha ruộng gần cột mốc 203, mỗi năm trồng 2 vụ lúa. Anh Tuấn một mình chạy máy cày ra ruộng, chở theo 4 bao phân đạm và máy xịt thuốc trừ sâu. Anh che bạt trú nắng trên bờ ruộng, buổi trưa không về nhà.

Anh Tuấn cho biết, vụ lúa đông xuân vừa qua ruộng của anh đạt năng suất 8 tấn/ha; còn vụ hè thu này lúa đang ngậm đòng, năng suất có thể thấp hơn chút ít. Anh nghe cha mẹ kể lại, số ruộng này do ông bà khai khẩn từ cả trăm năm trước, khi vùng này còn là “cánh đồng hoang” đầy cỏ tranh, cây tràm, lau sậy.

Cách ruộng anh Tuấn không xa, ở bên kia biên giới, những nông dân nước bạn cũng đang miệt mài trên thửa ruộng của mình. Anh Tuấn kể: “Vì vùng này, ở cả hai bên biên giới, đất rộng người thưa, nên nông dân thường làm “vần công” nhau. Đầu vụ, tôi sang cày ruộng giúp bà con bên ấy. Đáp trả lại, bà con bên ấy giúp tôi gieo sạ, diệt chuột...

Người nông dân hai bên luôn gắn bó, sống hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau. Hổng hiểu sao hôm rồi lại có những người lạ tới kiếm chuyện. Không chỉ chúng tôi, mà bà con bên ấp Pray Vo cũng rất bất bình, họ nói với nhau là không tham gia cùng nhóm người lạ gây rối”. 

Bên sinh, bên dưỡng

Mặc cho nhóm người lạ đến gây rối vùng biên giới hiền hòa này, bà con hai bên vẫn qua lại thăm viếng, giao thương. Người dân ấp Pray Vo thích qua ấp Bình Bắc (hoặc đi sâu hơn, vào chợ Mộc Hóa, Kiến Tường) để mua các loại hàng tiêu dùng mà theo họ là rất phong phú, giá cả phải chăng.

Bà con ấp Bình Bắc thích tìm mua nấm tràm, nấm mối và các loại thổ sản khác ở bên kia biên giới. Các chiến sĩ trực Chốt biên phòng gần cột mốc 203 (của ta và bạn) luôn tạo điều kiện thuận lợi để bà con hai bên qua lại giao thương.

Sáng 25.7, tôi quan sát thấy trên đường mòn qua đường biên có nhiều người đang trao đổi mua bán bò “vỗ béo”. Chị Sáu Em, một người chuyên mua bán bò ở ấp Bình Bắc, cho biết: “Bà con bên Tà Nốt nuôi bò đẻ rất nhiều, bò con luôn đầy đàn, trong khi đồng cỏ thì ít, thức ăn cho bò cũng không phong phú, nên bò lớn lên thường bị còi, bán không có giá. Chúng tôi mua lại, đem bò về “vỗ béo” một vài tháng rồi bán cho thương lái chở vào tiêu thụ trong nội địa”.

Chị Sáu Em cho biết ở ấp Bình Bắc có nhiều gia đình làm nghề “vỗ béo” bò như vợ chồng chị. Nhờ nguồn bò bên Tà Nốt mà nhiều gia đình ấp Bình Bắc có “đồng ra đồng vào”; ngược lại, cũng nhờ “đầu ra” phong phú ở ấp Bình Bắc mà nghề nuôi bò đẻ của bà con ấp Pray Vo phát triển mạnh.

Ghé thăm nhà chị Sáu Em, một ngôi nhà tường mới cất ở cuối ấp Bình Bắc, tôi thật sự bất ngờ trước đàn bò mấy chục con của anh chị đang nhai cỏ trong chuồng. Không chỉ có vậy, còn có một đàn bò khác đang được người chồng dắt đi ăn cỏ ở gần đó. Có một người đàn ông đang cần mẫn chăm sóc đàn bò, dọn dẹp chuồng bò.
 Người dân Việt Nam - Campuchia mua bán bò ở vùng biên

Chị Sáu Em cho biết đó là người bạn làm ăn bên ấp Pray Vo. Ông tên là Som Chol, ngoài 40 tuổi, chuyên giúp vợ chồng chị Sáu Em tìm nguồn bò để mua, rồi giúp chăm sóc, “vỗ béo” bò cho tới khi xuất chuồng. Hàng ngày ông Som Chol đi xe đạp từ Pray Vo qua Bình Bắc giúp việc cho vợ chồng chị Sáu Em, buổi trưa ăn cơm cùng gia đình, chiều tối quay về bên kia biên giới.

Chị Sáu Em nói: “Hầu hết bà con người Khmer đều thật thà, làm việc cần mẫn, hết lòng vì người khác. Ngược lại, chúng tôi luôn tôn trọng họ, trả công xứng đáng, có lợi nhuận cùng san xẻ. Cộng tác nhau đã lâu, giữa chúng tôi chưa xảy ra chuyện gì không hài lòng”. 

Vườn dừa biên giới

Ở khu vực cột mốc 203, giữa đồng lúa mênh mông bát ngát, bỗng “nổi” lên một vườn dừa rộng khoảng 1ha. Đó cũng là khu vườn gần cột mốc 203 nhất bên phía Việt Nam, cách đường biên độ 500m. Chủ khu vườn là ông Huỳnh Văn Đời, 65 tuổi, người quê gốc huyện Củ Chi - TP.HCM, về đây lập nghiệp năm 1975, sau ngày miền Nam giải phóng.

Nhà ông Đời ở trong ấp Bình Bắc, còn vườn dừa ông mới lập trên ruộng trồng lúa của gia đình. Ông Đời cho biết lúc vợ chồng ông đến đây, vùng này còn hoang hóa, đầy cây tràm và cỏ dại. Vợ chồng ông vừa khai hoang vừa canh tác, lấy ngắn nuôi dài, tích lũy mua thêm ruộng, đến nay được tổng cộng 10ha. 

Ông Đời kể: “Làm ruộng cũng được, tuy không giàu có, nhưng cũng không đến nỗi nghèo. Một lần qua chơi nhà người bạn bên xã Tà Nốt, tôi đã nảy sinh ý tưởng làm ăn mới”. Đó là lần ông Đời qua nhà người bạn Som Chan bên Tà Nốt chơi nhân ngày tết Chol Chnam Thmay của bạn.

Ông thấy bên đó người dân rất thích uống nước dừa, dù giá không hề rẻ, do phải chở đường xa từ miền biển về, bên Campuchia cũng không trồng nhiều dừa. Ông tự hỏi, vùng Đồng Tháp Mười có trồng dừa được không? Nếu trồng được, đem “xuất khẩu” qua Campuchia, ắt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa. 

Nghĩ là làm, năm 2012 ông Đời bỏ ra 1ha ruộng để trồng dừa. Ông lặn lội đi tận tỉnh Bến Tre để học kỹ thuật trồng dừa, cách chống đuôn đuôn, cách trừ chuột phá hoại… Cũng như lúa, dừa cần nhiều nước, ông Đời kéo điện, khoan giếng bơm nước cho luôn ngập các mương dừa.

Vườn dừa ông Huỳnh Văn Đời nằm không xa cột mốc 203 

Cuối năm 2014, vườn dừa ông Đời cho “trái chiến”, ông bán được 70 ngàn đồng/chục, hiệu quả cao hơn nhiều so với trồng lúa. “Người mua bên Tà Nốt không mua dừa theo quày, tính theo “chục” như thói quen của dân mình. Họ vặt ra từng trái, bỏ vào bao rồi chở về Tà Nốt tiêu thụ. Dừa tôi trồng bao nhiêu bán cũng hết, bởi thị trường thật rộng lớn”.

Hôm tôi đến thăm, cũng là lúc ông Đời “khởi công” mở rộng vườn dừa thêm 3.000m2. Người giúp ông mở thêm diện tích dừa không ai khác, đó chính là người bạn Som Chan bên xã Tà Nốt.

Nhìn những liếp dừa trồng ngay hàng thẳng lối, cây nào cũng trĩu quả, hứa hẹn một mùa bội thu, tôi nhận ra rằng đó chính là thành quả của mối quan hệ keo sơn, tình hữu nghị lâu đời của người dân sống hai bên cột mốc 203, mà ông Đời chỉ là một trường hợp!

 


Kỳ Quan
TIN LIÊN QUAN

Những câu chuyện về tình người quanh cột mốc 203

Kỳ Quan |

203 - cột mốc biên giới Việt Nam - Campuchia ở Bình Bắc (xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) những ngày này đang "nóng", nhưng chỉ là những cơn “nóng lạnh” bất thường và đỏng đảnh như của thời tiết. Bởi, quanh cột mốc này, có rất nhiều câu chuyện về tình người, tình gắn bó keo sơn, hữu nghị… của người dân hai bên vùng biên được viết nên và chắc chắn sẽ còn được viết mãi cùng với thời gian…

Vẫn chưa thấy... nụ cười

LỆ HÀ - HUYÊN NGUYỄN |

Tại thời điểm ký cam kết “Ðổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” các bệnh viện (BV) khẳng định: Sẽ thực hiện ngay. Thậm chí, có BV còn cho biết họ đã thực hiện việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ trước khi ký cam kết. Thực tế, gần 2 tuần sau ký cam kết, một số BV có cải thiện tình hình, nhưng phần lớn bệnh nhân vẫn chưa thấy... nụ cười trên môi nhân viên y tế. Phóng viên Báo Lao Động đã dạo một vòng qua một vài bệnh viện tại Hà Nội.

Lưu Lệ Hằng - người “hạ bệ” Diêm Vương tinh

Xuân Nhàn |

Giáo sư Lưu Lệ Hằng là người phát hiện vành đai Kuiper, khám phá hơn 30 thiên thạch hay tiểu hành tinh mới, tên bà được đặt cho một tiểu hành tinh là Asteroid 5430 Luu. Năm 2012, bà được trao hai giải thưởng danh giá là Kavli Thiên văn học (được xem như “Nobel thiên văn học”) và giải Shaw (Nobel phương Đông).

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Những câu chuyện về tình người quanh cột mốc 203

Kỳ Quan |

203 - cột mốc biên giới Việt Nam - Campuchia ở Bình Bắc (xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) những ngày này đang "nóng", nhưng chỉ là những cơn “nóng lạnh” bất thường và đỏng đảnh như của thời tiết. Bởi, quanh cột mốc này, có rất nhiều câu chuyện về tình người, tình gắn bó keo sơn, hữu nghị… của người dân hai bên vùng biên được viết nên và chắc chắn sẽ còn được viết mãi cùng với thời gian…

Vẫn chưa thấy... nụ cười

LỆ HÀ - HUYÊN NGUYỄN |

Tại thời điểm ký cam kết “Ðổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” các bệnh viện (BV) khẳng định: Sẽ thực hiện ngay. Thậm chí, có BV còn cho biết họ đã thực hiện việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ trước khi ký cam kết. Thực tế, gần 2 tuần sau ký cam kết, một số BV có cải thiện tình hình, nhưng phần lớn bệnh nhân vẫn chưa thấy... nụ cười trên môi nhân viên y tế. Phóng viên Báo Lao Động đã dạo một vòng qua một vài bệnh viện tại Hà Nội.

Lưu Lệ Hằng - người “hạ bệ” Diêm Vương tinh

Xuân Nhàn |

Giáo sư Lưu Lệ Hằng là người phát hiện vành đai Kuiper, khám phá hơn 30 thiên thạch hay tiểu hành tinh mới, tên bà được đặt cho một tiểu hành tinh là Asteroid 5430 Luu. Năm 2012, bà được trao hai giải thưởng danh giá là Kavli Thiên văn học (được xem như “Nobel thiên văn học”) và giải Shaw (Nobel phương Đông).