Thâm nhập “thiên đường sung sướng” giá rẻ ven biển Nghệ An

NHÓM PV |

Vùng ven biển thuộc xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (Nghệ An) có khoảng từ 80 đến 100 kiốt treo biển nhà hàng bán hải sản tươi sống phục vụ ăn uống nhưng thực ra hầu hết là “bãi đáp” cho khách làng chơi. Điều đáng nói là “trung tâm sung sướng” này chỉ cách trụ sở UBND xã chưa đầy 1.000m.                                   

“Treo đầu dê bán thịt chó”                                                    

Trong vai là khách làng chơi, lượn lờ xung quanh các kiốt toàn đề biển nhà hàng chuyên bán hải sản, chúng tôi phát hiện thực chất là những tụ điểm “tay vẫy mời chào” náo nhiệt. Một má mì đúng chất, mũ cối tay kẹp điếu thuốc phì phèo vẫy gọi tôi với người bạn cùng đi tên T: “Vào đây, đến đúng nơi rồi”. Chưa kịp hỏi câu gì má mì đã lớn tiếng gọi: “Út ơi lên đây”. Một cô gái trạc tuổi khoảng 17 - 18 ăn mặc hở hang đi từ nhà dưới lên đứng xếp hàng ngay ngắn cùng thêm 3 cô nữa (trước đó ngồi ở ngoài để vẫy gọi khách) để chúng tôi chọn lựa.                    

“Đấy, chọn đi hai chú. Hàng chất lượng cao cả đấy”, má mì giục. Chỉ tay vào cô gái tên Út, bà bảo: “Nó là con lai, cha người Ấn Độ, mẹ người Việt Nam. Hôm vừa qua vừa “bán trinh” 22 triệu đấy, không thử thì phí lắm”. T hỏi: “Giá mấy con em này như thế nào mẹ?” - “300 tàu nhanh thôi” - bà đáp. Tôi chê đắt, giả vờ kỳ kèo, bà chủ nói: “Chú cứ nhìn xem tùy vào chất lượng hàng, giá cả phải chăng thôi. Như vậy là quá rẻ rồi”. Tôi hỏi tuổi các cô gái, bà đon đả đáp: “Sinh năm 1999, 2000, 2003 cả đấy. Sao thích chưa?”. T nói: “Thế 250 nghìn được không?”. Bà đắn đo suy nghĩ một hồi rồi cũng gật đầu nhưng có vẻ không bằng lòng. Chúng tôi vờ chê đắt, đi tiếp đến một kiốt cách đó một quãng hỏi. Lần này được báo giá chỉ có 200 nghìn đồng cho một cuốc “tàu nhanh”, vẫn có 3 cô gái xếp hàng cho khách chọn.

T cáo mệt ngồi ngoài, tôi và cô gái tên Thùy Dung bước vào căn phòng như cái ổ chuột xung quanh chỉ che đậy bằng những tấm gỗ cũ kỹ được thiết kế để phục vụ cho một chuyến “tàu nhanh”. Thùy Dung nói: “Xong trận này em được 100 và chủ được 100” có nghĩa là chia tỉ lệ  50/50 nhưng ở một số nơi thì tính lương theo tháng. Mỗi ngày em đi được khoảng tầm 10 khách có lúc thì tại chỗ này, lúc thì có taxi (khách quen gọi đến đón), lúc thì những kiốt thiếu người thì mượn chúng em sang “viện trợ”... Dung cho hay em sinh năm 1999 mới vào “nghề” được 3 tháng, gia đình có 4 anh em nhưng rất khó khăn, quê ở tận Thanh Hóa.

Khu “vui chơi” cách trụ sở ủy ban xã 700m

Tiếp cận thêm một cô gái độ ngoài 20 tuổi đang “vẫy” khách, tôi hỏi: Bây giờ anh có thêm 3 người bạn nữa đang trên đường xuống đây tí nữa ở lại đây nhậu thì có đủ 5 em phục vụ không, và giá qua đêm là bao nhiêu? Cô gái nói: Chúng em đã có 3 người, 2 người phải đi mượn và giá mỗi giờ là 300 nghìn đồng, ngủ lại qua đêm có em út phục vụ tính từ 24h đến 6h là 600 nghìn đồng.                                 

Theo ghi nhận của PV thì ở khu vực này chẳng khác gì một cái chợ chuyên phục vụ khách làng chơi hoạt động công khai, liên tục cả ban ngày và ban đêm. Phía trước các kiốt thường có các cô gái vẫy khách vào thỏa thuận xong xuôi thì hành sự tại chỗ. Thường thì các kiốt sát nhau trung bình mỗi kiốt có 4 đến 5 nhân viên là các cô gái trẻ phục vụ. Một người dân cho biết, tình trạng này đã diễn ra nhiều năm qua.

Điểm đáng chú ý ở đây là trụ sở UBND xã Diễn Thành chỉ cách khu “làng chơi” chưa đầy 700m, thế nhưng những hoạt động này lại diễn ra một cách tích cực, tấp nập như chỗ không người. Chúng tôi có gọi điện thoại hỏi bà Hồ Thị Tâm - Chủ tịch UBND xã Diễn Thành thì bà trả lời: “Cái đó chị không biết. Chị chỉ quản lý về mặt hành chính, cái này thuộc quản lý của công an”(?). Trao đổi qua điện thoại, khi PV hỏi về tình trạng mại dâm ở vùng biển Diễn Thành, một cán bộ Công an huyện Diễn Châu nói: “Cái đó mời anh em đi thực tế để nắm”.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Người ơn của làng chài An Bàng

hoàng văn minh |

Gần 8 năm tôi mới quay trở lại An Bàng (Hội An, Quảng Nam) và gần như không tin vào mắt mình khi làng chài nghèo khó, nhếch nhác năm nào bây giờ đã lột xác thành một làng “Homestay An Bàng” nổi tiếng khắp thế giới.

Cảm hóa lâm tặc về làm bảo vệ rừng

HƯNG THƠ |

Rừng phòng hộ tại tiểu khu 679D và 688 thuộc lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông (viết tắt là BQL, huyện Đakrông, Quảng Trị) gần 2 năm trở lại chưa bao giờ hết “nóng” vì tình trạng phá rừng.

Đôi chân của Đao và “lời nguyền” của Giàng

Hưng Thơ |

Nhà của Hồ Văn Đao (SN 2001) ở tận bản Ngược, nơi xa lắc xa lơ với những con đường đất nhầy nhụa, đá lởm chởm ở xã Ba Nang của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Ngày Đao chào đời cách đây 17 năm, gia đình Đao rớt hai hàng nước mắt, vì đôi chân của em khác người, không được lành lặn. Lúc đó, ở những ngôi nhà sàn của người đồng bào Vân Kiều tại bản Ngược, họ mê tín xì xào rằng, Đao bị Giàng (ông trời) nguyền rủa. Đao lớn lên, chứng kiến những giọt nước mắt của mẹ, và ánh mắt thương hại của bản làng. Từ sự động viên của gia đình và những người thầy, Đao tập lết đi bằng tay, rồi dần đứng lên…

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Người ơn của làng chài An Bàng

hoàng văn minh |

Gần 8 năm tôi mới quay trở lại An Bàng (Hội An, Quảng Nam) và gần như không tin vào mắt mình khi làng chài nghèo khó, nhếch nhác năm nào bây giờ đã lột xác thành một làng “Homestay An Bàng” nổi tiếng khắp thế giới.

Cảm hóa lâm tặc về làm bảo vệ rừng

HƯNG THƠ |

Rừng phòng hộ tại tiểu khu 679D và 688 thuộc lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông (viết tắt là BQL, huyện Đakrông, Quảng Trị) gần 2 năm trở lại chưa bao giờ hết “nóng” vì tình trạng phá rừng.

Đôi chân của Đao và “lời nguyền” của Giàng

Hưng Thơ |

Nhà của Hồ Văn Đao (SN 2001) ở tận bản Ngược, nơi xa lắc xa lơ với những con đường đất nhầy nhụa, đá lởm chởm ở xã Ba Nang của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Ngày Đao chào đời cách đây 17 năm, gia đình Đao rớt hai hàng nước mắt, vì đôi chân của em khác người, không được lành lặn. Lúc đó, ở những ngôi nhà sàn của người đồng bào Vân Kiều tại bản Ngược, họ mê tín xì xào rằng, Đao bị Giàng (ông trời) nguyền rủa. Đao lớn lên, chứng kiến những giọt nước mắt của mẹ, và ánh mắt thương hại của bản làng. Từ sự động viên của gia đình và những người thầy, Đao tập lết đi bằng tay, rồi dần đứng lên…