20 NĂM QUỸ TẤM LÒNG VÀNG LAO ĐỘNG:

Sẻ chia cùng những cảnh đời không may mắn

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Kỷ niệm 20 năm thành lập Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động (10.1996 - 10.2016), anh chị em phóng viên các vùng miền Báo Lao Động về đất mỏ Quảng Ninh, gặp gỡ, chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn. Những hoàn cảnh, thân phận, tâm tư của anh chị em công nhân lao động day dứt lòng, thôi thúc chúng tôi cố gắng hơn nữa, để Tấm lòng Vàng Lao Động có sức kết nối, lan tỏa rộng khắp, có hiệu quả hơn nữa.

Vẫn mong được xuống hầm cùng anh em

Chúng tôi ghé thăm nhà anh Tuấn trong con hẻm nhỏ thuộc phường Cẩm Thủy, TP. Cẩm Phả vào một buổi chiều muộn. Tiếp chúng tôi trong căn nhà vắng tiếng cười, anh kể: “Trong ca xuống hầm khai thác than tại phân xưởng đào lò 8 vào ngày 10.5.2016, tôi bị trượt chân. Lúc đó, một tảng đá đè vào chân phải khiến tôi hết sức đau đớn. Phát hiện sự việc, anh em xung quanh dìu tôi ra rồi đưa đến bệnh viện cấp cứu. Sau thời gian điều trị, bác sĩ nói chân trái tôi bị gãy, phải điều trị lâu dài. Tuy nhiên, khả năng phục hồi vẫn đang bỏ ngỏ vì vết thương khá nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng lớn đến sức lao động”.

“Anh Tuấn là lao động chính trong gia đình. Vợ anh Tuấn là lao động tự do, thu nhập rất thấp. Anh Tuấn có 2 con gái, cháu đầu học lớp 7, cháu sau tên là Trần Lê Bảo Ngọc (8 tuổi) bị bệnh teo não bẩm sinh. Sau khi anh bị mất sức lao động do tai nạn, Cty quyết định cho anh hưởng chế độ nghỉ ốm với mức trợ cấp 3 triệu đồng mỗi tháng để anh có thêm thu nhập lo cho gia đình, chữa bệnh cho con gái”, anh Đinh Quang Trưởng - Chủ tịch Công đoàn phân xưởng đào lò 8 - Cty than Quang Hanh nói.

Ôm cô con gái bé bỏng trên tay, anh Tuấn kể: Bé Bảo Ngọc vừa sinh ra đã bị căn bệnh quái ác. Cuộc sống vốn đã khó khăn lại thêm chi phí chạy chữa cho bé, hai vợ chồng anh chị phải lao động cật lực để trang trải. Bé mất khả năng nghe, nói, mắt và chân bị dị tật, không thể đi lại được. “Tôi và vợ vẫn nuôi hy vọng một ngày nào đó Bảo Ngọc sẽ được như chị gái, được vui chơi, học hành…” - anh nói trong dòng nước mắt.

Đại diện Quỹ TLV Lao Động trao quà cho học sinh nghèo. Ảnh Hải Nguyễn 

Khi chúng tôi hỏi, liệu có cách nào để anh Tuấn có thể trở lại lao động, kiếm thu nhập hay không, anh Trưởng cho biết, sau khi vết thương của anh Tuấn được giám định, tùy điều kiện sức khỏe, Cty sẽ bố trí việc làm phù hợp cho anh. “Tinh thần của lãnh đạo cũng như tổ chức Công đoàn Cty than Quang Hanh là chăm lo tối đa, quan tâm tối đa đến quyền và lợi ích của công nhân nói chung, công nhân bị tai nạn lao động nói riêng. Anh Tuấn là công nhân có tay nghề cao, nhiều năm là lao động tiên tiến nên nếu như anh không đủ sức khỏe để xuống hầm thì Cty sẽ bố trí công việc trên mặt bằng để anh có cơ hội làm việc phù hợp” - anh Trưởng chia sẻ.

Nhận món quà động viên từ Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động, anh Tuấn rưng rưng: “Tôi đang chờ giám định thương tích, nếu đủ điều kiện sức khỏe, tôi vẫn sẽ xuống lò cùng anh em. Với tôi, chỉ có lao động mới giúp tôi chăm lo cho gia đình, chữa bệnh cho con”.

Ước có mái nhà cao ráo

“Đã nghèo còn gặp cái eo” là hoàn cảnh của chị Vũ Thị Nguyên (SN 1978), giáo viên Trường Mầm non Quốc tế Hạ Long (Cty CP Thủy Linh, TP. Hạ Long). Năm 2003, chị Nguyên kết hôn với anh Trần Đức Đạo, làm ở Cty xăng dầu Quân đội. Hai con, bé Trần Vũ Đức Anh (SN 2003) và bé Trần Vũ Quỳnh Hương (2008) lần lượt chào đời. Sau khi bé Quỳnh Hương sinh chưa được bao lâu, anh Đạo bị ốm nhập viện; bác sĩ cho biết anh đã bị ung thư máu giai đoạn cuối. Hai tháng vật lộn với trọng bệnh, cả nhà khánh kiệt nhưng anh Đạo cũng đành đầu hàng số phận. Gạt nước mắt, chị Nguyên đưa hai con về nhà bố mẹ đẻ nương nhờ. Do quá khó khăn, chị đành để con trai lớn về sống với bà nội (trú xã Quang Trung, huyện Kinh Môn, Hải Dương - cách nhà hơn 100km), còn hai mẹ con về với ông bà ngoại, tại tổ 34, khu 4, phường Hà Phong (TP. Hạ Long, Quảng Ninh). Lương chị hiện nay, gồm tiền công làm thêm ngày thứ bảy, được 3,3 - 3,6 triệu đồng/tháng. Tưởng vậy là tạm ổn, nào ngờ mẹ chồng (bố chồng đã mất) bị ung thư não, phải phẫu thuật. Bây giờ bà cụ đã qua cơn nguy kịch, nhưng sức khỏe sa sút. Chị Nguyên tằn tiện hằng tháng gửi về cho mẹ chồng khoảng 1 triệu đồng để hai bà cháu rau cháo nuôi nhau.

Không có xe máy đi làm, sáng, chị dậy sớm, đi bộ chừng 1km ra đường chờ xe của trường đưa đón học sinh. Chiều tối, lại đi cùng xe đó về nhà. Gánh nặng mưu sinh dồn lên đôi vai, làm chị như ngày càng gầy nhỏ hơn. Niềm vui, an ủi lớn nhất đối với chị Nguyên là hai con Đức Anh và Quỳnh Hương đều học giỏi, ngoan. Mỗi tháng chị thu xếp cùng con gái lên thăm con trai và mẹ chồng. “Nhớ con lắm, nhưng đành chịu vì xa, khó khăn quá”, chị nói.

 

 Đại diện Quỹ Tấm lòng vàng trao quà cho công nhân Hà Huy Tình. Ảnh: P.V

 

 

Bố mẹ cũng quá khó khăn, nên 4 ông bà con cháu ở cùng trong căn nhà tạm bé xíu, lợp bằng tôn chống nóng, chênh vênh bên suối, thường xuyên bị ngập lụt.

“Bây giờ em ước gì ư? Em ước gì có mái nhà cao ráo, vững chãi hơn để ông bà, mẹ con đỡ khổ mỗi khi mưa lũ. Em mong được khỏe mạnh để nuôi các con ăn học, vì các cháu còn nhỏ quá”, chị Nguyên nghẹn lời. Anh Nguyễn Việt Bắc - Phó Chủ tịch Công đoàn TP. Hạ Long và chị Nguyễn Thị Lữ - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục TP. Hạ Long đều mong muốn các nhà hảo tâm chung tay, tài trợ để xây cho mẹ con chị Nguyên một căn nhà kiên cố hơn, thoát khỏi cảnh ngập lụt triền miên.

Công đoàn luôn có mặt kịp thời

Ngôi nhà của anh Hà Huy Tình (SN 1986), công nhân làm nghề thợ lò của Cty than Hạ Long nằm trong một con hẻm nhỏ ở phường Quang Hanh, TP. Cẩm Phả, Quảng Ninh. Anh Tình là công nhân bị tai nạn lao động phải cưa một chân vào năm 2015, nhưng đến bây giờ vết thương vẫn chưa lành lặn, nên dù biết có khách đến, anh cũng không ra ngõ đón được.

Sau khi kết hôn, anh Tình thường bàn với vợ là chị Trần Thị Thương (SN 1987), sẽ cố gắng tích góp để vài năm tới mua cho được miếng đất dựng nhà. Nhưng tai nạn bất ngờ ập đến, anh Tình bị tai nạn lao động và buộc phải cắt đi chân phải. “Hôm đó, em mới mua được ít hàng, gửi con nhỏ 3 tuổi cho bà hàng xóm rồi chạy chợ kiếm mấy đồng, thì nghe tin anh Tình bị thương rất nặng. Khó khăn ập đến với gia đình em từ đó” - chị Thương, kể.

4 tháng nằm điều trị tại bệnh viện, với anh Tình là chuỗi ngày dài khốn khó. Vợ anh phải mang con về gửi bà nội rồi nghỉ việc buôn bán ở chợ để chăm chồng. Số tiền ít ỏi tích góp được để dành mua đất không cánh mà bay.

Trước kia, anh Tình làm thợ mỏ với mức lương trung bình 10 triệu đồng/tháng, nay theo chế độ Cty trả cho 5 triệu/tháng nên chi tiêu trong gia đình lúc nào cũng thiếu trước hụt sau. Từ khi trở về nhà với vết thương tạm ổn định, sáng nào anh Tình cũng được vợ chở đến bệnh viện để điều trị phục hồi. Vết thương ở chân bị cưa ngày một chai đi, cũng là lúc anh Tình bắt đầu tập tành để quen với việc thiếu một chân. Chỉ vào đôi nạng gỗ để ở góc giường, anh Tình bảo còn hy vọng vào tương lai, bởi bên cạnh anh còn có Cty và tổ chức Công đoàn luôn động viên, giúp đỡ. “Trong cái rủi còn có cái may, từ lúc tôi bị tai nạn đến bây giờ, CĐ của Cty luôn hỗ trợ. Khi tôi điều trị phục hồi xong xuôi, tùy vào sức khỏe sẽ được bố trí công việc phù hợp. CĐ than cùng với CĐ Cty cũng hứa khi tôi có đất, sẽ hỗ trợ 70 triệu đồng để xây dựng nhà Mái ấm công đoàn, nên tôi lấy đó làm hướng phấn đấu” - anh Tình, phấn khởi.

Cũng giống như những hoàn cảnh công nhân bị tai nạn lao động mà chúng tôi đã ghé thăm, khi đón nhận phần quà 3 triệu đồng của Quỹ Tấm lòng vàng, anh Tình rươm rướm nước mắt, anh bảo một miếng khi đói bằng một gói khi no. “Tổ chức Công đoàn lâu nay luôn có mặt đúng lúc gia đình tôi rơi vào cảnh túng thiếu” - anh Tình, nói.

20 năm Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động

Kỷ niệm 20 năm thành lập, Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động đã tài trợ 2 tỉ đồng xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân lao động Khu công nghiệp Cái Lân (TP. Hạ Long, Quảng Ninh), thăm và tặng quà 14 công nhân lao động tại Quảng Ninh có hoàn cảnh khó khăn, gồm mỗi suất quà và 3 triệu đồng/người; tặng HS Trường Phổ thông dân tộc bán trú, Trường Tiểu học và THCS Thanh Lâm (huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh) gồm 2 máy lọc nước, 350 bánh trung thu, 350 hộp sữa Ba Vì, 55 áo phông hiệu NIKE...

NHÓM PHÓNG VIÊN
TIN LIÊN QUAN

Vụ vỡ hầm dẫn dòng Thủy điện Sông Bung 2: Phải đảm bảo an toàn cho vùng hạ du

THANH HẢI |

Đường hầm dẫn dòng ở thủy điện Sông Bung 2, tại xã biên giới La ÊÊ, huyện Nam Giang (Quảng Nam) với đường kính hơn 14m đã bị bục vỡ, khiến 28 triệu mét khối nước trong lòng hồ đổ ập xuống hạ du trong tích tắc. Trận cuồng lũ xuất hiện sau bão số 4 này đã khiến 2 công nhân cùng 10 phương tiện cơ giới thi công tại công trình trôi mất tích; hơn 100 người dân địa phương chạy tan tác, lạc trắng đêm trong rừng giữa mưa bão. Nhưng nghiêm trọng hơn, hàng triệu người dân vùng hạ du của hệ thống 5 thủy điện bậc thang trên sông Bung này đã hốt hoảng, cuống cuồng chạy lũ vì sợ vỡ đập thủy điện dây chuyền. Thêm một lần nữa, sự cố thủy điện tại địa bàn Quảng Nam đã giáng một đòn chí tử vào người dân hạ du...

Mùa này lũ lại không về

NHẬT HỒ |

TS Lương Quang Xê (Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam) chính thức thông báo một tin không vui: Mực nước đầu nguồn ĐBSCL đến thời điểm này thấp hơn năm 2015. Mà năm 2015 là năm mực nước thấp nhất. Vậy là, năm nay mùa nước không về, nhưng những thiệt hại của người dân vùng sông nước ĐBSCL lại về như... lũ.

Tốn gần 200 tỉ đồng cho dự án di dân khỏi rừng phòng hộ ở Bạc Liêu: Hơn 2 năm, hàng trăm hộ dân vẫn chưa di dời

NHẬT HỒ |

Ngày 26.3.2013, báo Lao Động đăng phóng sự: “Sống lang bạt trong rừng phòng hộ”, phản ảnh hiện tượng hàng trăm hộ dân sống du canh theo kiểu “nhảy dù”, gây bất ổn trong các cánh rừng ở Bạc Liêu. Ngay sau khi báo đăng, tỉnh Bạc Liêu gấp rút phê duyệt dự án di dân ra khỏi rừng với số tiền lên đến gần 360 tỉ đồng. Ba năm sau chúng tôi trở lại nơi này, bất ngờ gặp lại, vẫn cảnh cũ người xưa và giật mình biết rằng dự án di dời dân đã ngốn gần 200 tỉ đồng từ năm 2014 đến nay, nhưng hàng trăm hộ dân vẫn chưa di dời ra khỏi khu vực rừng phòng hộ.

Nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya

Trần Quang Quý |

Nhắc về Hà Nội, người từng sống và gắn bó với thành phố này, kể cả những người đã đi xa, dường như đều có những kỷ niệm khó phai mờ, dẫu có những ký ức đã lùi xa, vẫn là một hoài vọng thầm thì trong dòng chảy tâm thức, trong tình yêu miên man Hà Nội. Tàu điện và tiếng chuông leng keng khuya sớm là một trong những niềm tâm cảm còn lay động trong tâm trí nhiều thế hệ người Hà Nội như vậy.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Vụ vỡ hầm dẫn dòng Thủy điện Sông Bung 2: Phải đảm bảo an toàn cho vùng hạ du

THANH HẢI |

Đường hầm dẫn dòng ở thủy điện Sông Bung 2, tại xã biên giới La ÊÊ, huyện Nam Giang (Quảng Nam) với đường kính hơn 14m đã bị bục vỡ, khiến 28 triệu mét khối nước trong lòng hồ đổ ập xuống hạ du trong tích tắc. Trận cuồng lũ xuất hiện sau bão số 4 này đã khiến 2 công nhân cùng 10 phương tiện cơ giới thi công tại công trình trôi mất tích; hơn 100 người dân địa phương chạy tan tác, lạc trắng đêm trong rừng giữa mưa bão. Nhưng nghiêm trọng hơn, hàng triệu người dân vùng hạ du của hệ thống 5 thủy điện bậc thang trên sông Bung này đã hốt hoảng, cuống cuồng chạy lũ vì sợ vỡ đập thủy điện dây chuyền. Thêm một lần nữa, sự cố thủy điện tại địa bàn Quảng Nam đã giáng một đòn chí tử vào người dân hạ du...

Mùa này lũ lại không về

NHẬT HỒ |

TS Lương Quang Xê (Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam) chính thức thông báo một tin không vui: Mực nước đầu nguồn ĐBSCL đến thời điểm này thấp hơn năm 2015. Mà năm 2015 là năm mực nước thấp nhất. Vậy là, năm nay mùa nước không về, nhưng những thiệt hại của người dân vùng sông nước ĐBSCL lại về như... lũ.

Tốn gần 200 tỉ đồng cho dự án di dân khỏi rừng phòng hộ ở Bạc Liêu: Hơn 2 năm, hàng trăm hộ dân vẫn chưa di dời

NHẬT HỒ |

Ngày 26.3.2013, báo Lao Động đăng phóng sự: “Sống lang bạt trong rừng phòng hộ”, phản ảnh hiện tượng hàng trăm hộ dân sống du canh theo kiểu “nhảy dù”, gây bất ổn trong các cánh rừng ở Bạc Liêu. Ngay sau khi báo đăng, tỉnh Bạc Liêu gấp rút phê duyệt dự án di dân ra khỏi rừng với số tiền lên đến gần 360 tỉ đồng. Ba năm sau chúng tôi trở lại nơi này, bất ngờ gặp lại, vẫn cảnh cũ người xưa và giật mình biết rằng dự án di dời dân đã ngốn gần 200 tỉ đồng từ năm 2014 đến nay, nhưng hàng trăm hộ dân vẫn chưa di dời ra khỏi khu vực rừng phòng hộ.

Nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya

Trần Quang Quý |

Nhắc về Hà Nội, người từng sống và gắn bó với thành phố này, kể cả những người đã đi xa, dường như đều có những kỷ niệm khó phai mờ, dẫu có những ký ức đã lùi xa, vẫn là một hoài vọng thầm thì trong dòng chảy tâm thức, trong tình yêu miên man Hà Nội. Tàu điện và tiếng chuông leng keng khuya sớm là một trong những niềm tâm cảm còn lay động trong tâm trí nhiều thế hệ người Hà Nội như vậy.